Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 20: đại việt thời lê sơ (1428 – 1527)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: đại việt thời lê sơ (1428 – 1527). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 20: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Vị vua đầu tiên của Vương triều Lê sơ là:

A. Lê Thái Tổ. 

B. Lê Thái Tông.

C. Lê Thánh Tông.

D. Lê Nhân Tông. 

Câu 2: Bộ luật nào được ban hành dưới triều Lê sợ?

A. Hình thư.               

B. Hình luật.                

C. Quốc triều hình luật.               

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 3: Một số cửa khẩu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh), Tam Kỳ (Quảng Nam) là nơi:

A. Giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài.

B. Xây dựng các hệ thống phòng ngự ở biên giới.

C. Sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủ công.

D. Đầu mối các mạng lưới giao thương

Câu 4: Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi là

A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập.

B. Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục.

C. Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế.

D. Đại thành toán pháp, Bình Ngô đại cáo

Câu 5: Chính sách trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo của nhà Lê sơ là:

A. Đề cao Nho giáo và Phật giáo.

B. Đề cao Phật giáo, hạn chế Nho giáo.

C. Đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo.

D. Đề cao Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.

Câu 6: Văn thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông được tập hợp lại trong tác phẩm:

A. Bình Ngô đại cáo.

B. Quốc âm thi tập.

C. Lam Sơn thực lục.

D. Hồng Đức quốc âm thi tập.

Câu 7: Nền giáo dục, khoa cử đặc biệt phát triển, trở thành nguồn đào tạo, tuyển chọn quan lại dưới triều đại nào?

A. Triều Lý.                             

B. Triều Trần.                   

C. Triều Hồ.                           

D. Triều Lê sơ. 

Câu 8: Ai là người đã cho lập bia để ghi danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)?

A. Lê Thái Tổ. 

B. Nguyễn Trãi.

C. Lê Nhân Tông. 

D. Lê Thánh Tông.

Câu 9: Đâu là cách hiểu đúng của “Thời Lê Sơ”?

A. Nhà Tiền Lê

B. Thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê.

C. Nhà Hậu Lê

D. Thời Lê Trung Hưng

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây nói đúng về Phan Phu Tiên?

A. Là tác giả của Hồng Đức quốc âm thi tập

B. Là người biên soạn sách “Đại Việt sử ký”.

C. Là đồng tác giả của bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây nói đúng về Ngô Sĩ Liên?

A. Là người biên soạn sách “Đại Việt sử ký toàn thư”.

B. Là một nhà văn lỗi lạc.

C. Là Lễ bộ thượng thư ở triều vua Lê Thánh Tông

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Câu nào sau đây nói đúng về Thân Nhân Trung?

A. Là tác giả của Văn bia Tiến sĩ đầu tiên.

B. Ông giữ chức Hàn lâm viện Thừa chỉ đứng đầu ở Viện Hàn lâm dưới thời vua Lê Thánh Tông, kiêm chức Đông các đại học sĩ và Tế tửu Quốc Tử Giám.

C. Ông là tác giả của câu văn nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ai là người biên soạn cuốn “Đại thành toán pháp”?

A. Archimedes

B. Pythagoras

C. Lương Thế Vinh

D. Tổ Xung Chi

Câu 5: Ai là tác giả của “Chí Linh sơn phú”?

A. Nguyễn Trãi

B. Lê Thánh Tông

C. Lý Tử Tấn

D. Đỗ Nhuận

Câu 6: Đâu là một đạo thừa tuyên ở nước ta dưới thời Lê Thánh Tông?

A. Điện Biên

B. Hà Giang

C. Hải Dương

D. Hải Phòng

Câu 7: Đây là lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông với các đại thần: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.

Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông thể hiện điều gì?

A. Quyết tâm làm giàu để khiến các nước xung quanh phải thần phục.

B. Niềm kiêu hãnh của một nước tuy nhỏ nhưng chưa bao giờ là nhỏ.

C. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia của nhà Lê sơ.

D. Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn: luôn luôn mạnh mẽ và cháy bỏng.

Câu 8: Câu thơ nào thể hiện sự phát triển về nông nghiệp thời Lê Sơ?

A. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

B. Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.

C. Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương

D. Cô Tô thành ngoại Hàn San tự / Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng?

A. Chính quyền trung ương thời Lê sơ được tổ chức quy củ, chặt chẽ hơn so với các triều đại trước.

B. Thời Lê sơ, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được nhà nước đề cao và coi trọng.

C. Thời Lê sơ, do chính sách hạn điền nên giữa quý tộc và bình dân đã không còn sự phân biệt như trước.

D. Hội Tao đàn là hội thơ ca do Nguyễn Trãi đứng đầu.

Câu 2: Cho hình sau:

Điền các từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.

A. (1) Cơ quan trung ương, (2) Tri, (3) Châu, (4) Huyện

B. (1) Cơ quan trung ương, (2) Đạo/Thừa tuyên, (3) Huyện/châu, (4) Xã/sách động.

C. (1) Lục bộ, (2) Thành phố/Tỉnh, (3) Quận/Huyện, (4) Xã/sách động

D. (1) Lục bộ, (2) Ban ngành, (3) Quận/Huyện, (4) Phường/xã

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

A. Năm 1428, Vương triều Lê sơ thành lập. 

B. Năm 1471, vua cho mở rộng biên giới Đại Việt đến Phú Yên.

C. Năm 1473, Lê Thánh Tông căn dặn đại thần khi đàm phán về vấn đề biên giới Đại Việt – Đại Minh. 

D. Năm 1484, Bia Tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám được lập.

Câu 4: Điểm giống nhau về kinh tế ở thời Trần và thời Lê Sơ là gì?

A. Đều coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển.

C. Ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, sản xuất gỗ, vật liệu kim loại phát triển mạnh.

D. Cả A và B.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp thời Lê sơ?

A. Triều đình đặt ra các quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,…

B. Triều đình cho phép để ruộng hoang nhằm phát triển kinh tế du mục.

C. Triều đình đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.

D. Triều đình cho khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nhận xét nào đúng nhất về tổ chức nhà nước thời Lê sơ?

A. Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, quyền hành tập trung trong tay nhà vua.

B. Bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, với hai cấp chính quyền: trung ương và địa phương.

C. Đã bãi bỏ các chức quan trung gian để tập trung quyền lực vào tay nhà vua.

D.Đã hình thành sáu bộ, phụ trách các mảng công việc, giúp việc cho nhà vua. 

Câu 2: Đâu là một điểm khác nhau về thủ công nghiệp giữa thời Trần và thời Lê Sơ?

A. Ở thời Trần thì sản phẩm chỉ bán trong nước còn ở thời Lê thì còn để xuất khẩu.

B. Ở thời Trần thì kém phát triển còn ở thời Lê thì phát triển mạnh.

C. Ở thời Trần thì phải nhập khẩu mới đủ nguồn cung trong nước còn thời Lê thì đã đảm bảo đủ số lượng.

D. Ở thời Trần thì các sản phẩm tập trung vào thể hiện tình tín ngưỡng còn ở thời Lê thì tập trung vào thể hiện tính con người, nhân văn.

=> Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428 -1527) (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay