Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 21: vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ x đến đầu thế kỉ xvi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ x đến đầu thế kỉ xvi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 21: VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Vương triều Vi-giay-a được thành lập năm nào?

A. Năm 989.                                                     

B. Năm 988.                                                     

C. Năm 999

D. Đầu thế kỉ X

Câu 2: Kinh đô Vi-giay-a thuộc địa danh nào ngày nay?

A. Thăng Bình (Quảng Nam).                         

B. Tuy Hoà (Phú Yên).                                     

C. Tuy Phước (Bình Định)

D. An Nhơn (Bình Định)

Câu 3: Thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a cũng như của Vương quốc Chăm-pa là:

A. Từ năm 988 đến 1220.

B. Từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471.

C. Từ năm 1220 đến năm 1353.

D. Từ năm 1471 đến đầu thế kỉ XVI.

Câu 4: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?

A. Phù Nam.     

B. Chăm-pa.                                                       

C. Chân Lạp.

D. Lục Chân Lạp.

Câu 5: Các ngành kinh tế chính của cư dân vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là:

A. Thương mại đường biển. 

B. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

C. Trồng lúa kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.

D. Thương mại đường biển và trồng lúa.

Câu 6: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân vùng đất Nam Bộ chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hoá

A. Trung Quốc.                   

B. Ấn Độ.                           

C. Đại Việt                         

D. Đông Nam Á.

Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ năm 988 – 1220?

A. Tình hình Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía Bắc.

B. Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Đại Lý và Ma Linh cho Đại Việt.

C. “Cuộc chiến tranh Một trăm năm” khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây nói đúng về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ năm 1220 - 1353?

A. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,…

B. Chăm-pa không còn phải chịu đựng nhiều sự đô hộ của Chân Lạp, có cơ hội phát triển kinh tế, giao thương,…

C. Chăm-pa vẫn tiếp tục phải chịu ách đô hộ của Chân Lạp, tuy nhiên đã có nhiều cuộc khởi nghĩa vùng lên,…

D. Chăm-pa lúc này không chỉ bị Chân Lạp xâm chiếm mà còn bị Phù Nam chiếm đóng.

Câu 2: Câu nào sau đây nói đúng về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ cuối thế kỉ XIV – năm 1471?

A. Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ.

B. Vương triều Vi-giay-a hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp.

C. Vương triều Vi-giay-a về cơ bản đã thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp nên đã có thể phát triển kinh tế, thương mại, …

D. Vương triều Vi-giay-a đạt đến thời kì thịnh thế, giao hảo với Đại Việt.

Câu 3: Câu nào sau đây nói đúng về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ năm 1471 – đầu thế kỉ XVI?

A. Kinh tế của Chăm-pa trở nên kém phát triển do phải chịu hậu quả của chiến tranh.

B. Vương triều Vi-giay-a cố gắng chống cự trước giặc ngoại xâm nhưng không thể giữ vững.

C. Lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Từ sau thế kỉ X, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên. Vấn đề đó là gì?

A. Gió mùa Đông Nam thổi liên tục.

B. Một phần đất đai bị ngấm mặn.

C. Ô nhiễm môi trường

D. Lũ lụt thường xuyên xảy ra

Câu 5: Đâu không phải một thành tựu văn hoá còn bảo tồn đến ngày nay của người Chăm?

A. Chữ Chăm

B. Tượng thần A-la-trô

C. Cụm đền tháp Dương Long

D. Chùa Pô-na-ga

Câu 6: Kinh tế chủ đạo của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là gì?

A. Đánh bắt hải sản kết hợp với xuất khẩu ra nước ngoài.

B. Đánh bắt hải sản kết hợp với tìm kiếm sản vật như ngọc trai,…

C. Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thuỷ hải sản.

D. Canh tác lúa nước kết hợp với giao lưu, buôn bán với Đại Việt.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Một số thành tựu nổi bật về kinh tế mà người Chăm đạt được trong thời kì từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là:

A. Xây dựng hải cảng mới như Đại Chiêm (Quảng Nam), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương.

B. Xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương, long não, sừng tê giác,...

C. Xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), mở rộng nhiều lò gốm mới tiếng như Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định).

D. Mở rộng hải cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định),... 

Câu 2: Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa thời kì này là:

A. Phật giáo.                                                         

B. Hin-đu giáo.                                                       

C. Nho giáo.

D. Đạo giáo.

Câu 3: Câu nào sau đây là đúng?

A. Thương mại đường biển giữ vai trò chính trong hoạt động kinh tế của người Chăm thời kì này.

B. Từ giữa thế kỉ XIII, Vương triều Vi-giay-a sụp đổ đã dẫn đến lãnh thổ Chăm-pa thu hẹp và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

C. Tháp Pô-Klong Ga-rai ở Ninh Thuận, cụm đền tháp Dương Long ở Bình Định, tháp Pô-na-ga ở Khánh Hoà là những thành tựu về kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa tiêu biểu nhất được xây dựng trong thời kì này.

D. Nền văn minh Ăng-co có ảnh hưởng sâu sắc và chi phối đến đời sống văn hoá của cư dân vùng đất Nam Bộ trong thời kì này.

Câu 4: Đoạn dưới đây nói về tình hình chính trị của vùng đất Nam Bộ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI:

“(1) Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ (khoảng đầu thế kỉ VII), vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia). (2) Triều đình Ăng-co có nhiều thuận lợi nên dễ dàng quản lí được vùng đất này. (3) Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam. (4) Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm, do đó càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.”

Câu nào trong đoạn trên không đúng?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (4)

Câu 5: Hình 3, 4, 5 (tr.92 – 93 SGK) là những hiện vật liên quan đến Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc này?

A. Thủ công nghiệp, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm thời kì này rất phát triển.

B. Người Chăm giai đoạn này có sự tôn thờ thần thánh mạnh mẽ.

C. Người Chăm có năng lực và tầm nhìn về kinh tế.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Là một học sinh, em cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn hoá của người xưa?

A. Tìm hiểu giá trị cũng như thực trạng của những thành tựu đó.

B. Tham gia các hoạt động để tuyên truyền, phổ biến về việc bảo vệ di sản cho những người xung quanh.

C. Tham quan bảo tàng và chụp ảnh câu view.

D. Cả A và B.

Câu 2: Vì sao trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ?

A. Với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khơ-me khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc – Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.

B. Vì ở vùng đất Thuỷ Chân Lạp thời kì đó có một lời nguyền rừng sâu rằng: nếu ngoại bang xâm chiếm đến đây thì sẽ phải chịu cảnh khổ sở.

C. Tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm-pa: Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Công và mở rộng ảnh hưởng sang phía tây.

D. Cả A và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay