Trắc nghiệm mĩ thuật 7 kết nối tri thức Bài 6: thiết kế logo
Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: thiết kế logo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 3: YẾU TỐ DÂN TỘC TRONG MĨ THUẬTBÀI 6: THIẾT KẾ LOGOA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Yếu tố dân tộc có đặc điểm nào sau đây?
A. Những yếu tố độc đáo, đặc sắc của một nền văn hóa
B. Yếu tố dân tộc được thể hiện bằng đường nét, màu sắc, diễn tả đậm nét hình ảnh con người, quê hương và đất nước một cách thân thuộc
C. Yếu tố mang đặc trưng ở mỗi thời kì lịch sử
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Yếu tố dân tộc trong thiết kế logo thể hiện ở
A. cách lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ tạo hình
B. cách tiếp cận bản sắc văn hóa, kinh tế, xã hội của sản phẩm, tổ chức,...
C. Cả A, B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 3: Những sản phẩm thiết kế logo có những đặc điểm nào sau đây?
A. Đơn giản, giúp cho logo trở nên dễ nhận biết và ghi nhớ
B. Các yếu tố trong thiết kế mang đến cho người xem ý tưởng cụ thể
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 4: Các yếu tố trong thiết kế logo bao gồm
A. Chữ
B. Nét
C. Hình, mảng màu
D. Cả A, B, C
Câu 5: Biểu trưng hoặc logo thương hiệu có thể được tạo ra từ
A. Chữ cách điệu với nét đặc trưng chung
B. Chữ cách điệu với nét đặc trưng riêng
C. Chữ cách điệu mang tính chất trang trí
D. Tất các các phương án trên
Câu 6: Chữ sử dụng trong logo nên
A. Cách điệu đơn giản, dễ đọc
B. Cách điệu một cách trừu tượng, sâu sắc
C. Cách điệu cầu kì, phức tạp
D. Cách điệu nhiều họa tiết bắt mắt
Câu 7: Yếu tố nét, mảng trong thiết kế logo được thể hiện như thế nào trong Logo của Tổng cục Du lịch?
A. Yếu tố nét cách điều hình hai hòn Trống Mái, một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn tại vịnh Hạ Long
B. Yếu tố mảng thể hiện trời và biển, được sắp xếp cân đối, chặt chẽ.
C. Màu sắc của logo hài hòa, kết hợp giữa màu xanh nhẹ nhàng và trắng tinh khiết, biểu trưng cho một nền du lịch văn minh, không ô nhiễm.
D. Cả A, B, C
Câu 8: Yếu tố nét, mảng trong thiết kế logo được thể hiện như thế nào trong Logo của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam?
A. Logo có đường nét đơn giản
B. Là thiết kế có tính gợi mở khi sử dụng các đường cong chữ S biểu tượng cho đất nước và ngôi sao thể hiện cho lí tưởng, mục đích của tổ chức
C. Sự kết hợp giữa mảng màu xanh lam với mảng màu trắng cũng tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, sự thanh bình, chất chứa khát vọng của tuổi trẻ
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Biểu trưng hoặc logo thương hiệu có thể được tạo ra từ chữ cách điệu với nét đặc trưng chung
B. Biểu trưng hoặc logo thương hiệu có thể được tạo ra từ chữ cách điệu với nét đặc trưng riêng
C. Biểu trưng hoặc logo thương hiệu có thể được tạo ra từ chữ cách điệu mang tính chất trang trí
D. Tất các các phương án trên
Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của logo?
A. Logo được thiết kế đơn giản, cô đọng, dễ nhớ để đáp ứng việc nhận diện thương hiệu hoặc đối tượng cần thể hiện
B. Logo được thể hiện với các hình thức khác nhau như dạng chữ, dạng chữ kết hợp với hình, dạng hình
C. Cả hai phương án trên đều sai
D. Cả hai phương án trên đều đúng.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về các kiểu chữ, hình, màu trong logo?
A. Kiểu chữ, hình, màu trong logo cần phù hợp với nội dung cần truyền đạt
B. Kiểu chữ, hình, màu trong logo cần phù hợp với thị hiếu của khách hàng
C. Kiểu chữ, hình, màu trong logo cần phù hợp với chi phí sáng tạo
D. Kiểu chữ, hình, màu trong logo cần sáng tạo độc đáo, đặc biệt
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tác phẩm “Sau giờ trực chiến” (1966) – Nguyễn Phan Chánh thuộc đề tài khai thác vẻ đẹp trong sinh hoạt ở nông thôn
B.Tác phẩm “Sau giờ trực chiến” (1966) – Nguyễn Phan Chánh thuộc đề tài con người, thiên nhiên
C. Tác phẩm “Sau giờ trực chiến” (1966) – Nguyễn Phan Chánh thuộc đề tài chiến tranh cách mạng
D. Tác phẩm “Sau giờ trực chiến” (1966) – Nguyễn Phan Chánh thuộc đề tài khai thác hình tượng người phụ nữ trong sản xuất và chiến đấu
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chất liệu được sử dụng chủ yếu trong tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” (1939) - Nguyễn Gia Trí là tranh lụa
B. Chất liệu được sử dụng chủ yếu trong tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” (1939) - Nguyễn Gia Trí là sơn mài
C. Chất liệu được sử dụng chủ yếu trong tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” (1939) - Nguyễn Gia Trí là tranh khắc gỗ
D. Đáp án khác
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Quan sát logo dưới đây và cho biết đây là logo của cơ quan, đơn vị, tổ chức nào?
A. Logo Liên hợp quốc
B. Logo Hội Sinh viên Việt Nam
C. Logo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
D. Logo Olympic
D. Đáp án khác
Câu 2: Quan sát hình dưới đây là cho biết đây là logo của đơn vị nào?
A. Tổng cục Hải Quan
B. Tổng cục Du lịch
C. Cục Cảnh sát biển
D. Cục Sở hữu trí tuệ
Câu 3: Quan sát hình dưới đây là cho biết đây là logo của đơn vị nào?
A. Tổng cục Hải Quan
B. Tổng cục Du lịch
C. Cục Cảnh sát biển
D. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Câu 4: Em hãy quan sát và phân tích ý nghĩa của logo dưới đây?
A. Ý nghĩa logo mỗi thời kỳ có điểm khác nhau nhưng điểm tương đồng là vẫn có 5 vòng tròn thể hiện sự liên tục, toàn vẹn của thế giới.
B. Màu xanh lam cùng với hình ảnh vòng lá bên ngoài thể hiện mục đích nhân văn của tổ chức này, đó là giải quyết nạn đói, viện trợ lương thực, thực phẩm (không hoàn lại) cho các nước đang phát triển để giúp các nước này thực hiện thành công các dự án phát triển kinh tế và xã hội, hoặc cứu trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm nhằm cứu trợ nạn nhân các quốc gia đang phát triển gặp thiên tai địch họa.
C. Gồm nền logo của Liên Hợp Quốc, bị một cây gậy và một con rắn quấn quanh nó đè lên. Cây gậy và con rắn từ lâu đã là biểu tượng của ngành y, xuất phát từ câu chuyện về Asclepius (hay Esculape), con trai thần Apollo và nữ thần Coronis, nhân vật được người Hy Lạp cổ đại tôn sùng nhờ khả năng chữa bệnh tài tình.
D. Đáp án khác
Câu 5: Biểu tượng trong những thiết kế logo được kết hợp từ hình và chữ như thế nào?
A. Gồm yếu tố nét cách điệu hình hai hòn trống mái, một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn tại vịnh hạ long.
B. Hình tượng chính là chim bồ câu ngậm cành nguyệt quế đang tung cánh, thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ việt nam mang khát vọng tự do, yêu chuộng hòa bình.
C. Sử dụng kết hợp với nhiều biểu tượng như lá cờ đỏ sao vàng, cánh đồng lúa, bông lúa, bánh răng cưa thể hiện tính quốc gia và cơ giới hóa nông nghiệp.
D. Đáp án khác
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Em hãy sắp xếp các bước sau để khai thác yếu tố dân tộc trong sáng tạo một sản phẩm mĩ thuật
(1) Hoàn thiện chi tiết
(2) Hoàn thiện phác thảo sơ bộ bằng chì
(3) Lựa chọn màu sắc thể hiện
(4) Ý tưởng thiết kế được cụ thể hóa thành một phác thảo sơ bộ
A. (1) - (2) – (4) – (3)
B. (2) - (1) – (4) – (3)
C. (1) - (2) – (3) – (4)
D. (4) - (2) – (3) – (1)
Câu 2: Em hãy nêu một số ý tưởng thiết kế logo tên lớp em. Có thể trang trí thêm logo tên lớp bằng những chi tiết nào?
A. Em sẽ thiết kế logo tên lớp là sự kết hợp giữa logo hình và chữ. Các chữ cái sẽ được thiết kế cầu kì, phức tạp hơn để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người xem
B. Em sẽ thiết kế logo tên lớp là sự kết hợp giữa logo hình và chữ. Các chữ cái sẽ được cách điệu với nét đặc trưng riêng của lớp.
C. Em sẽ thiết kế logo tên lớp là logo chữ. Các chữ cái sẽ được cách điệu với nét đặc trưng riêng của lớp và phải thật dài, chi tiết và đầy đủ nhằm thể hiện toàn bộ nội dung muốn truyền tải.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 3: : Em hãy quan sát và phân tích ý nghĩa của logo dưới đây?
A. Ý nghĩa logo mỗi thời kỳ có điểm khác nhau nhưng điểm tương đồng là vẫn có 5 vòng tròn thể hiện sự liên tục, toàn vẹn của thế giới. Vòng tròn màu xanh da trời, đen, vàng, đỏ và xanh lá cây, tạo nên một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất trên thế giới, vốn đại diện cho 5 khu vực của thế giới tham gia các kỳ Olympic (trong đó Bắc Mỹ và Nam Mỹ được coi là một khu vực, cùng với Châu Phi, Châu Úc, Châu Á và Châu Âu).
B. Màu xanh lam cùng với hình ảnh vòng lá bên ngoài thể hiện mục đích nhân văn của tổ chức này, đó là giải quyết nạn đói, viện trợ lương thực, thực phẩm (không hoàn lại) cho các nước đang phát triển để giúp các nước này thực hiện thành công các dự án phát triển kinh tế và xã hội, hoặc cứu trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm nhằm cứu trợ nạn nhân các quốc gia đang phát triển gặp thiên tai địch họa.
C. Gồm nền logo của Liên Hợp Quốc, bị một cây gậy và một con rắn quấn quanh nó đè lên. Cây gậy và con rắn từ lâu đã là biểu tượng của ngành y, xuất phát từ câu chuyện về Asclepius (hay Esculape), con trai thần Apollo và nữ thần Coronis, nhân vật được người Hy Lạp cổ đại tôn sùng nhờ khả năng chữa bệnh tài tình.
D. Đáp án khác
=> Giáo án mĩ thuật 7 kết nối bài 6: Thiết kế logo (2 tiết)