Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 8_thực hành đọc_tính cách của cây

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_thực hành đọc_tính cách của cây. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN

THỰC HÀNH ĐỌC: TÍNH CÁCH CỦA CÂY

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Tác giả cho rằng cây nào là cây khôn?

A. Cây bên trái

B. Cây ở giữa

C. Cây bên phải

D. Cả B và C.

Câu 2: Nhà khoa học nào sau đây từng nghiên cứu về thực vật?

A. Newton

B. Einstein

C. Carl Linnaeus

D. Platon

Câu 3: Ai là tác giả của văn bản “Tính cách của cây”?

A. Luther Burbank

B. Peter Wohlleben

C. Santa Rosa

D. Lev Toystol

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của tác giả có tuổi đời là bao nhiêu?

A. Một trăm năm tuổi

B. Một nghìn năm tuổi

C. Mới nhú lên

D. Mới chỉ là hạt

Câu 5: Ba cây sồi cách nhau bao nhiêu?

A. 10 mét

B. 1 kilomet

C. Vài inch

D. Vài cm

Câu 6: Ba cây sồi như thế nào khi vào mùa đông?

A. Trụi hết lá

B. 1 cây còn, 2 cây không còn lá

C. 2 cây còn lá, 1 cây không

D. Đều còn lá

Câu 7: “Như chúng ta đã biết trong những chương trước, một cây rụng lá phải rơi đi những chiếc lá của mình”. Ta biết điều gì qua câu này?

A. Tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu trước

B. Lúc nào cây cũng cần rụng lá

C. Rụng lá là biểu tượng của cây cối

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Vì sao tác giả cho rằng cây có tính cách?

A. Vì tác giả khám phá ra rằng nếu chúng ta có những cách tác động hợp lí vào cây thì cây sẽ phản ứng lại.

B. Vì ba cây sồi mà tác giả quan sát có sự tương đồng về cách thích nghi với môi trường sống.

C. Vì tác giả thấy rằng sinh trưởng trong những điều kiện giống hệt nhau, nhưng ba cây sồi lại có những hành vi khác nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Yếu tố miêu tả không được thể hiện qua chi tiết nào dưới đây?

A. “hoàn toàn xanh mướt”

B. “cao và nhẵn nhụi”

C. “những tầng bên dưới sẽ tối om”

D. “lần kế tiếp bạn dạo bước trong rừng”.

Câu 3: Yếu tố miêu tả trong văn bản có tác dụng gì?

A. Giúp người đọc có thể hình dung ra một cách sống động hình dáng, hành động của cây, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đầy sức sống.

B. Giúp cho các câu văn được chau chuốt về mặt hình ảnh, ngôn ngữ và tính xác thực về khoa học.

C. Giúp văn bản tạo ra sự cân đối giữa các yếu tố làm nên một văn bản thông tin.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn truyền tải trong văn bản này là gì?

A. Phải hiểu được rõ tính cách của cây thì mới có thể tận dụng hết khả năng kinh tế của nó.

B. Cây cối không phải là những vật vô tri mà cũng có cảm xúc, suy nghĩ, tính cách, và do đó cần được ứng xử theo một cách khác

C. Cây là lá phổi xanh của Trái Đất, nếu thiếu cây hành tinh của chúng ta sẽ lụi tàn. Chúng ta cần phải bảo vệ rừng, tích cực trồng cây.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Các thông tin, dữ liệu tác giả trình bày trong văn bản được lấy từ đâu?

A. Từ lý thuyết của một cuốn sách khoa học về cây.

B. Từ buổi hội thảo khoa học về cây trồng.

C. Từ những trải nghiệm và quan sát của tác giả.

D. Cả A và B.

Câu 6: Giới khoa học có đánh giá thế nào về kết quả nghiên cứu của tác giả?

A. Có ý kiến cho rằng những thông tin mà tác giả cung cấp thiếu tính khoa học, vì nó chỉ đơn thuần dựa trên sự quan sát của cá nhân, với rất nhiều suy đoán thiếu căn cứ.

B. Có ý kiến lại cho rằng cuốn sách đã cho thấy một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ và thuyết phục về đời sống xã hội của cây cối.

C. Hoàn toàn phản đối vì cho rằng tác giả chỉ đang nói xuông. Quy mô nghiên cứu của tác giả quá nhỏ hẹp nên cũng có khả năng rằng ba cây sồi chỉ là trường hợp ngoại lệ.

D. Cả A và B.

Câu 7: Văn bản gợi cho ta suy nghĩ gì về cách ứng xử cần có của con người với cây cối?

A. Cần ứng xử với cây cối như cách chúng ta nuôi các con vật thân thuộc như chó, mèo.

B. Cần phải thay đổi cách ứng xử, phải có một cái nhìn hoàn hảo về cây cối.

C. Cần ứng xử với cây cối một cách bình đẳng như với tất cả các loài sinh vật khác, trên tinh thần tôn trọng sự sống

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu không phải là một thông tin chính được trình bày trong văn bản?

A. Tính cách của cây thể hiện ở những hành vi khác nhau với môi trường sống.

B. Tính cách của cây thể hiện qua tình huống cây phải rụng lá vào mùa thu.

C. Tính cách của cây thể hiện ở những phản ứng của cây lại các tác động của tác giả.

D. Tính cách của cây thể hiện qua tình huống cây phải rụng hoặc mọc thêm cành mới trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Câu 2: Đâu là trình tự sắp xếp các thông tin chính của văn bản?

A. Từ cụ thể đến khái quát.

B. Từ khái quát đến cụ thể.

C. Từ đơn giản đến phức tạp

D. Từ phức tạp đến đơn giản.

Câu 3: Câu nào trong đoạn phân tích sau là đúng?

“(1) Tính cách của cây được biểu hiện trong tình huống rụng lá khi mùa thu đến. (2) Trong tình huống đó, mỗi cây sồi lại có những hành vi khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau: cây bên phải thích ứng nhanh, đã sẵn sàng chuyển màu, trong khi hai cây còn lại thì chậm chạp hơn. (3) Đằng sau mỗi hành vi đó là những quyết định khác nhau về thời điểm rụng lá, cây bên phải căng thẳng hơn, khôn ngoan hơn, quyết định rụng ngay lập tức, trong khi đó hai cây còn lại bạo gan hơn, giữ lại màu xanh lâu hơn.”

A. (1)

B. (2), (3)

C. (3)

D. Tất cả các câu.

Câu 4: Câu nào trong đoạn phân tích sau là sai?

“(1) Tính cách của cây được biểu hiện trong tình huống khi cây phải gặp được thời tiết thuận lợi, ví dụ như khi sinh trưởng trong điều kiện nhiều ánh sáng hay được nấm hỗ trợ. (2) Có cây sẽ dũng cảm hi sinh một phần cành của mình, chủ động tấn công và giết chết nấm, nhưng cũng có cây sẽ không chịu rụng cành, thân sẽ mục dần và trở nên ít vững chắc. (3) Có cây tham lam ánh sáng sẽ tận dụng cơ hội khi những cây khác chết đi để mọc ra những cành to và cuối cùng phải trả giá cho sự tham lam ngu ngốc của mình.”

A. (1)

B. (2), (3)

C. (3)

D. Tất cả các câu.

Câu 5: Câu nào trong đoạn phân tích sau là sai?

“(1) Theo tác giả, tính cách của cây là những quyết định, lựa chọn và phản ứng khác nhau của cây trước những kích thích từ môi trường bên ngoài. (2) Đằng sau các hành vi của cây như rụng lá, mọc cành hay rụng cành thực ra là những lựa chọn, tính toán, quyết định khác nhau của cây, thể hiện những tính cách khác nhau của cây: nhanh nhẹn hay chậm chạp, hi sinh hay tham lam, khôn ngoan hay ngu ngốc,... (3) Những tính cách khác nhau đó làm nên sự đa dạng về giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của cây cối, mặc dù chúng sống trong điều kiện giống hệt nhau.”

A. (1), (2)

B. (2)

C. (2), (3)

D. (3)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tác giả đã quan sát và phân tích tính cách của cây từ điểm nhìn nào?

A. Bên ngoài của cây.

B. Bên trong của cây.

C. Từ đằng xa

D. Qua lời kể của một nhà khoa học

Câu 2: Dựa vào câu trả lời ở câu 1 phần Vận dụng cao. Việc sử dụng điểm nhìn này có tác dụng gì?

A. Cho thấy những băn khoăn, tính toán, do dự., giúp cảm nhận được cây cũng là một chủ thể có suy nghĩ, có tính cách như con người.

B. Cho thấy những diễn biến tâm lý, cảm xúc khác nhau của cây trước các kích thích từ môi trường bên ngoài

C. Giúp cảm nhận được cây cũng là một chủ thể có suy nghĩ, có tính cách như con người.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay