Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 8_văn bản 3_phục hồi tầng ozone - thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 5_Đọc_Huyện đường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN
VĂN BẢN 3: PHỤC HỒI TẦNG OZONE: THÀNH CÔNG HIẾM HOI CỦA NỖ LỰC TOÀN CẦU
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin?
A. Giàu từ ngữ chuyên môn, có sự chuẩn xác cao
B. Giàu hình ảnh, cảm xúc, ý nghĩa.
C. Có tính chất thiên về thủ tục, mệnh lệnh
D. Có tính chất chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, đơn giản
Câu 2: Đâu là vấn đề trên thế giới hiện nay mà cần đến những nỗ lực toàn cầu?
A. Ô nhiễm môi trường
B. Bệnh dịch
C. Mất cân bằng sinh thái
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Tình trạng hiện giờ của tầng ozone là:
A. Đang bắt đầu thủng
B. Đang thủng to
C. Đang gây nguy hại cho con người
D. Đang phục hồi.
Câu 4: Năm 1985 có sự kiện gì xẩy ra?
A. Các nhà khoa học khí quyển ở Nam Cực phát hiện một điều đáng lo ngại: tầng ozone đang trên đà biến mất trong vòng mấy mươi năm tới.
B. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone được thông qua.
C. Lỗ thủng của tầng ozone ở Nam Cực đã được vá.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tác nhân chính khiến cho tầng ozone bị thủng là gì?
A. Khí CO2 từ khí thải của nhà máy, xe cộ.
B. Hợp chất CFC.
C. Sự nghiên cứu thái quá của các nhà khoa học
D. Sự chậm chễ của chính phủ các nước.
Câu 6: Nguyên nhân nào khiến khí ozone chỉ còn là khí oxygen?
A. Khí CO2 đã đẩy đi mất một nguyên tử O.
B. Một nguyên tử O bị bào mòn do tia UV.
C. Nguyên tử Cl đã lấy đi một nguyên tử O.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Nghiên cứu của Mario Molino và Sherry Rowland về nguyên nhân gây ra thủng tầng ozone được đăng trên tạp chí nào vào năm 1974?
A. Nature
B. Pour la Science
C. BBC Science Focus
D. Popular Science
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Thông tin chính của văn bản là gì?
A. Sự thành công của việc giảm thiểu tình trạng thủng của tầng ozone.
B. Sự thành công trong việc yêu cầu chính phủ các nước chung tay bảo vệ tầng ozone.
C. Những nỗ lực hiếm hoi của chính phủ các nước trong việc ngăn chặn tầng ozone thủng thêm.
D. Cuộc chiến của các nhà khoa học về tình trạng của tầng ozone.
Câu 2: Thông tin trong văn bản là thông tin …………….
A. Khoa học vì văn bản cung cấp rất nhiều thông tin khoa học, bằng chứng khoa học và sử dụng cách chứng minh trong nghiên cứu.
B. Thời sự chính trị vì văn bản bàn đến việc chính phủ các nước phải ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề toàn cầu.
C. Vừa là về khoa học, vừa là về thời sự chính trị vì văn bản cung cấp rất nhiều thông tin khoa họ, đồng thời lại đưa ra thông điệp về vấn đề hợp tác toàn cầu (một vấn đề thời sự chính trị)
D. Môi trường, vì văn bản nói về những thứ liên quan đến tầng ozone.
Câu 3: Cách triển khai nội dung của văn bản giống với việc gì?
A. Kể một câu chuyện
B. Liệt kê các sự kiện
C. Trình bày quan điểm cá nhân và khoa học.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Từ văn bản này và văn bản “Sự sống và cái chết”, bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?
A. Sư tồn vong của nhân loại và Trái Đất phụ thuộc vào cách thức chúng ta sống và kết nối với nhau.
B. Vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân là rất quan trọng đối với sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất.
C. Nhân loại và Trái Đất sẽ chỉ bị tàn phá khi ngày tận thế đến.
D. Cả A và B.
Câu 5: Nhóm của bà Susan Solomon đã khám phá ra điều gì?
A. ClO – hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O3 – sau đó bị sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng ozone.
B. CFO – hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O3 – sau đó bị sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng ozone.
C. ClO – hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O3 và chất xúc tác UV – sau đó bị sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng ozone.
D. CFO – hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O3 và chất xúc tác UV – sau đó bị sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng ozone.
Câu 6: Stephen Andersen được vinh danh trong giải thưởng Tương lai Sự sống năm 2021 với công lao gì?
A. Người xác nhận lỗ thủng ozone
B. Người lí giải tốc độ phá hoại của CFC
C. Người thúc đẩy Nghị định thư Montreal.
D. Người bảo vệ thế giới.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề của văn bản.
A. Nhan đề sử dụng những từ khoá, khiến cho nó trở nên cô đọng, xúc tích, gắn liền với thông điệp của văn bản.
B. Nhan đề có sử dụng dấu hai chấm và từ đặc tả “hiếm hoi”, những điều này khiến cho nhan đề trở nên ngắn gon, chính xác, gây ấn tượng với người đọc.
C. Nhan đề có tính hàm súc, làm nổi bật tình trạng của đối tượng được nhắc đến trong văn bản.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Nội dung được triển khai như thế nào trong văn bản?
A. Bằng các tiểu mục được in đậm
B. Bằng cách liệt kê các thông tin về ngày tháng
C. Bằng các từ “câu chuyện” xuất hiện ở phần đầu và phần cuối bản tin
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.
A. Giúp cho người đọc hình dung được về thực trạng vấn đề được nói đến.
B. Khiến cho người đọc thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề.
C. Giúp cho người đọc rút ra được thông điệp được gửi đi qua lỗ thủng của tầng ozone.
D. Cả A và B.
Câu 4: Quan điểm chính của tác giả bài viết là gì?
A. Thủng tầng ozone là một vấn đề có tính sống còn với nhân loại vì thế các nước phải hợp tác với nhau để chống lại sự diệt vong.
B. Các vấn đề toàn cầu chỉ có thể được giải quyết khi có sự đồng thuận và hợp lực ở cấp độ toàn cầu giữa công chúng, khoa học và chính trị.
C. Thủng tầng ozone nếu không được các nhà khoa học phát hiện ra thì tất cả nhân loại sẽ chết mà không biết tại sao.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đâu là cách hiểu đúng của “lỗ thủng tầng ozone”?
A. Tầng ozone bị thủng một lỗ như một mảnh vải bị thủng.
B. Chỗ lỗ thủng của tầng ozone vẫn tồn tại khí ozone nhưng nồng độ đã bị suy giảm đáng kể.
C. Tại lỗ thủng của tầng ozone, mọi thứ có thể đi xuyên qua trừ khí carbon.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ”, và nỗ lực phục hồi tầng ozone là “cuộc chiến”?
A. Không vì nó sẽ làm mất đi tính chuẩn xác, đơn nghĩa của thông tin trong văn bản mà đây lại là thông tin quan trọng.
B. Không vì nó không gây được sự chú ý của dư luận.
C. Có vì biện pháp tu từ được sử dụng ở đây có thể thu hút được sự chú ý và gây ấn tượng mạnh với người đọc; nó cũng không làm mất đi tính chuẩn xác của thông tin.
D. Có vì cách gọi như vậy tương đối phổ biến hiện nay.
Câu 2: “Nghị định thư Montreal có hiệu lực từ năm 1989 và đến tận năm 2008 là hiệp định môi trường đầu tiên và duy nhất của Liên hợp quốc được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn!”.
Hàm ý của câu này là gì?
A. Khẳng định tầm ảnh hưởng của Liên hợp quốc trong vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là tầng ozone.
B. Mỉa mai, châm biếm việc các quốc gia rất ít khi chung tay để bảo vệ môi trường, một vấn đề cấp bách hiện nay, do phải bỏ tiền ra mà không được lợi nhuận gì.
C. Chỉ trích các quốc gia đã gây ra lỗ thủng tầng ozone nhưng lại không chịu bỏ tiền ra để vá.
D. Tất cả các đáp án trên.