Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 9_văn bản 1_cây tre Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9_văn bản 1_cây tre Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: TUỲ BÚT VÀ TẢN VĂN

VĂN BẢN 1: CÂY TRE VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Cây tre Việt Nam”?

A. Thép Hiện Đại

B. Thép Mới

C. Thép Han Gỉ

D. Sắt Thép

Câu 2: Nội dung của phần số 1 là gì?

A. Giới thiệu về cây tre Việt Nam, những nơi có tre, đặc điểm của tre.

B. Khao khát trở thành người bạn thân thiết với người nông dân của tre.

C. Tre nứa được đưa vào sử dụng ở khắp mọi miền.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nội dung của phần số 2 là gì?

A. Tre trong sản xuất kinh doanh.

B. Tre trong cuộc sống với con người.

C. Tre trong lĩnh vực y học.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nội dung của phần số 3 là gì?

A. Tre trong chiến đấu với kẻ thù

B. Tre là vũ khí tác chiến chủ đạo của quân dân ta.

C. Tre làm tăng tính đoàn kết, dân chủ giữa các dân tộc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nội dung của phần số 4 là gì?

A. Nêu ra mối lo sợ một ngày nào đó tre sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi sắt thép.

B. Tình cảm của nhà văn với cây tre.

C. Khẳng định sự trường tồn của tre.

D. Tre có nhiều đức tính tốt.

Câu 6: Tác giả coi cây tre là gì của người nông dân Việt Nam?

A. Người cha

B. Người mẹ

C. Tổ tiên

D. Người bạn

Câu 7: Đối với trẻ em, tre là gì?

A. Nguồn vui duy nhất vì trẻ em chỉ có đồ chơi bằng tre.

B. Vũ khí chiến đấu để giải trí

C. Công cụ lao động

D. Niềm mong mỏi đến tương lai.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ nổi bật nhất trong bài là gì?

A. Nhân hoá

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Điệp ngữ.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản này là gì?

A. Tạo nên nhịp điệu bay bổng, lên xuống uyển chuyển, mềm mại không chỉ của âm thanh mà còn là hình ảnh bay lượn của những con diều sáo những trưa hè.

B. Tạo nên sự liên kết, mạch lạc giữ các câu trong cùng một đoạn văn và giữa các đoạn văn với nhau.

C. Thể hiện cấu trúc điển hình của tuỳ bút.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đoạn nào say đây thể hiện rõ đặc điểm “Ngôn ngữ của tuỳ bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc”?

A. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

B. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi,… Đâu đâu ta cũng có nứa, tre làm bạn.

C. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, như cùng một mầm non mọc thẳng. Vào đâu, tre cũng sống. Ở đâu, tre cũng xanh tốt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam?

A. Kiên định, sắt đá, bền gan, bền chí

B. Anh dũng, cần cù, bền bỉ, thuỷ chung, sống có tình có nghĩa,…

C. Sợ sệt, hèn nhát, không yêu nước

D. Độc ác, tàn bạo, hung dữ.

Câu 5: Nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

A. Nó tác động đến tiềm thức của những kẻ xấu xa, độc ác, làm họ thay đổi nhân cách để sống tốt hơn.

B. Cho con người ta hiểu biết rõ hơn về cách khai thác tre sao cho không làm ô nhiễm môi trường.

C. Rất sâu sắc, chỉ qua hình ảnh cây tre mà nói lên được chính xác và sinh động về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu văn “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn” cần được hiểu như thế nào?

A. Tre có thể âu yếm bản làng.

B. Tre mọc ở cao, nhiều ở khắp quanh làng.

C. Làng xóm cần phải được bảo vệ bởi tre.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tuỳ bút này là gì?

A. Tác giả mượn hình ảnh “cây tre Việt Nam” để nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình về con người Việt Nam.

B. Tác giả muốn ca ngợi những phẩm chất cao đẹp: anh dũng, cần cù, bền bỉ, thuỷ chung, sống có tình có nghĩa của con người Việt Nam.

C. Tác giả muốn thông qua hình ảnh “cây tre Việt Nam” phản ánh thực trạng văn hoá, đạo đức của người Việt đang suy đồi theo năm tháng.

D. Cả A và B.

Câu 2: Đoạn nào sau đây thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?

A. Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sống Hồng bất khuất có cái chông tre.

B. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu!

C. Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc hát tâm tình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng ở phần nào của bài đọc?

A. Phần 1, 2

B. Phần 3

C. Phần 4

D. Toàn bài

Câu 4: Câu văn nào sau đây không sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá?

A. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

B. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

C. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

D. Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.

Câu 5: “Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhớ buổi nào, nồm na cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời… Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…”

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này là gì?

A. Nhân hoá

B. Điệp ngữ

C. So sánh

D. Liệt kê

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong văn bản này là gì?

A. Làm gia tăng tính hồn nhiên, ngây thơ cho bức tranh về cây tre Việt Nam.

B. Giúp ích lớn trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản: cách cây tre làm giàu cho đất nước.

C. Biểu đạt sự thân thiết, tre với người như một; tre là người và người như tre, cùng chung những hành động và phẩm chất cao đẹp như nhau,…

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải là một bằng chứng cho thấy tre, nứa vần gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam?

A. Măng tre được sử dụng làm thực phẩm, tre làm vật liệu xây dựng, sử dụng trong y học.

B. Trong 15 năm qua, các chuyên gia tre đã thử nghiệm với nhiều công dụng của tre và vẫn phát hiện ra các dứng dụng mới hằng ngày, sợi tre cho ngành may mặc và ô tô, ván sàn,…

C. Tấm tre, đặc biệt là nhà sàn, ngày càng có nhiều nhu cầu trên toàn thế giới, bởi vì chúng có kết cấu rắn chắc như đá cẩm thạch và sự sang trọng của gỗ.

D. Hàng ngày, có hàng loạt cây tre trên khắp đất nước của chúng ta bị đốn hạ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay