Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 41: một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 41: một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬTBÀI 41: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU HÒA, ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Cho các dữ liệu sau:
Cột A | Cột B |
1. Yếu tố bên ngoài | a. Ánh sáng |
b. Đặc điểm của loài | |
c. Nhiệt độ | |
2. Yếu tố bên trong | d. Hormone sinh sản |
e. Chất dinh dưỡng | |
f. Nước |
Hãy ghép cột A với cột B sao cho hợp lý nhất.
A. 1-b,d và 2-a,c,e,f.
B. 1-a,c,e,f và 2-b,d.
C. 1-b,d,e và 2-a,c,f.
D. 1-a,c,e và 2-b,d,f.
Câu 2: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là
A. để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
B. để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
C. để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long.
D. để kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
Câu 3: Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là
A. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, hormone
B. di truyền, độ ẩm, độ tuổi, hormone
C. di truyền, độ ẩm, nhiệt độ, độ tuổi
D. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng
Câu 4: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là
A. hormone, di truyền, nhiệt độ
B. hormone, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng
C. di truyền, độ tuổi, hormone
D. di truyền, độ ẩm, độ tuổi
Câu 5: Quá trình sinh sản của sinh vật diễn ra bình thường là nhờ
A. các cơ chế điều hòa
B. hormone
C. hormone và nhiệt độ
D. nhiệt độ
Câu 6: Ở thực vật, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm
A. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép
B. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép
C. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép
D. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép
Câu 7: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái
B. Điều chỉnh về số con
C. Điều chỉnh khoảng cách sinh con
D. Điều chỉnh thời điểm sinh con
Câu 8: Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là
A. làm giảm số lượng con cái
B. làm giảm số lượng con đực
C. phù hợp với nhu cầu sản xuất
D. làm cân bằng tỷ lệ đực cái
Câu 9: Để điều khiển làm tăng tốc độ sinh sản ở động vật, biện pháp nào sau đây không được sử dụng?
A. Nuôi cấy phôi
B. Gây đột biến
C. Tiêm hormone
D. Thụ tinh nhân tạo
Câu 10: Ở người, cấm xác định giới tính thai nhi vì
A. định kiến trọng nam khinh nữ dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam nữ.
B. sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ
C. tâm lý của người thân muốn biết trước con trai hay con gái
D. sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chin và rụng? th
A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
Câu 2: Các loại hormone nào phối hợp kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng?
A. kích thích nang trứng (FSH), progesterone và estrogen
B. progesterone, hormone thể vàng (LH) và estrogen
C. kích thích nang trứng, hormone tạo thể vàng và estrogen
D. kích thích nang trứng, hormone tạo thể vàng và progesterone
Câu 3: trong cơ chế điều hòa sinh tinh, LH kích thích
A. Ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
B. tế bào kẽ sản sinh ra Testosterone
C. phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
D. tuyến yên tiết FSH
Câu 4: Một số loài thực vật chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông. Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những loài thực vật có đặc điểm trên?
A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.
B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.
C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.
D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.
Câu 5: Cho các thông tin sau: Các yếu tố môi trường bao gồm: ……………………. ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như: ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả,… ở thực vật; mức sinh sản, tỉ lệ giới tính con sinh ra,… ở động vật.
Các yếu tố môi trường ở đây bao gồm
A. nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nước và chất dinh dưỡng.
B. nhiệt độ, ánh sáng, tuổi của loài, nước, độ ẩm.
C. nhiệt độ, ánh sáng, giới tính, nước, độ ẩm.
D. nhiệt độ, ánh sáng, giới tính, nước và chất dinh dưỡng.
Câu 6: Khi nói đến ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh sản ở thực vật, hiện tượng gì thường sẽ xảy ra đối với cây lúa khi nhiệt độ quá thấp?
A. Cây lúa sẽ không sinh sản.
B. Cây lúa sinh sản nhưng hạt lúa bị lép.
C. Cây lúa sinh sản nhưng số lượng hạt ít.
D. Cây lúa sẽ sinh sản muộn hơn.
Câu 7: Tại sao cứ gần đến tết người ta lại thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc?
A. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài. Do vậy, người ta thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
B. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
C. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
D. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
Câu 8: Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?
A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.
B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ lạnh.
C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.
D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
Câu 9: Trong quá trình nuôi gà, để điều chỉnh quá trình sinh sản của gà làm tăng số lượng trứng. Người ta đã dùng biện pháp nào sau đây?
A. Tăng thời gian chiếu sáng.
B. Giảm thời gian chiếu sáng.
C. Tăng nhiệt độ.
D. Giảm nhiệt độ
Câu 10: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là
A. để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
B. để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
C. để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long.
D. để kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Ở nam giới, hormone nào sau đây sẽ kích thích quá trình sản sinh tinh trùng
A. GnRH, FSH, LH, Testosterone
B. GnRH, FSH, LH, tỉoxin
C. GnRH, FSH, LH, progesterone
D. GnRH, FSH, LH, progesterone
Câu 2: Testosterone kích thích
A. tuyến yên sản sinh LH
B. tế bào kẽ sản sinh ra FSH
C. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
D. sinh ra tế bào trứng
Câu 3: Tuyến yên tiết ra chất nào?
(1) FSH
(2) Testosterone
(3) LH
(4) GnRH
(5) Estrogen
Phương án đúng là
A. (1) và (4)
B. (3) và (4)
C. (1) và (2)
D. (1) và (3)
Câu 4: Hormone florigen có vai trò gì
A. kích thích sự ra hoa
B. kích thích tạo quả
C. kích thích hạt nảy mầm
D. kích thích cây ra rễ
Câu 5: Cây thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè, muốn cây ra hoa vào mùa đông người nông dân dung phương pháp là
A. trồng cây thanh long trong nhà kính
B. người ta dung rươm khô ủ quanh gốc cây
C. người ta đốt thanh dưới gốc cây thanh long vào ban đêm
D. người ta đã thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm
Câu 6: Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, FSH kích thích
A. Ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
B. Tế bào kẽ sản sinh ra Testosterone
C. Phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng
D. tuyến yên sản sinh LH
Câu 7: Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là
A. làm cân bằng tỷ lệ đực cái
B. làm giảm số lượng con đực
C. làm giảm số lượng con cái
D. phù hợp với nhu cầu sản xuất
Câu 8: Để điều khiển làm tăng tốc độ sinh sản ở động vật, biện pháp nào sau đây không được sử dụng?
A. Tiêm hormone
B. Gây đột biến
C. Nuôi cấy phôi
D. Thụ tinh nhân tạo
Câu 9: Muốn tăng sản lượng thịt ở gia cầm, người ta áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Tăng nhiều con đực trong đàn
B. Tăng nhiều con cái trong đàn
C. Bố trí số con đực và con cái như nhau trong đàn
D. Chọn các con non có các kích thước bé để nuôi
Câu 10: Người ta áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo đối với cá mè, cá trắm có trong ao nuôi. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Việc làm này có nhằm mục đích lai tạo 2 giống cá mè và cá trắm cỏ với nhau
B. Việc làm này nhằm mục đích tăng tỉ lệ sống sót của cá con sau khi nở
C. Việc làm này nhằm mcuj đích tăng hiệu suất quá trình thụ tinh
D. Do cá mè, cá trắm không đẻ trong ao nuôi
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Cho những biện pháp dưới đây
(1) nuôi cấy phôi
(2) thụ tinh nhân tạo
(3) sử dụng hormone
(4) thay đổi yếu tố môi trường
(5) sử dụng chất kích thích tổng hợp
Những biện pháp thúc đẩy trứng chín nhanh và rụng hàng loạt là
A. (2), (4) và (5)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (3) và (5)
Câu 2: Muốn tăng tỉ lệ thụ phấn thành công và đậu quả của các cây thuộc họ bầu bí, người nông dân sử dụng phương pháp nào?
A. cần trực tiếp thụ phấn cho cây
B. người ta cần ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm cây ra hoa
C. dung khói để hun cho cây kích thích ra nhiều hoa
D. sử dụng hormone kích thích để bầu nhụy phát triển
Câu 3: Con người đã tạo ra các laoij quả không hạt như chanh, nho, dưa hấu,… bằng cách?
A. ngăn không cho hoa quả thụ phấn và kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.
B. ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm ra hoa
C. tăng thụ phấn cho hoa và kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả
D. sủ dụng hormone kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả không hạt
Câu 4: Cho một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: Cây hoa cúc không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
Ví dụ 2: Một số loài rùa ấp trứng có tỉ lệ con đực và con cái gần bằng nhau ở nhiệt độ 28,5oC, đa số là con đực nếu thấp hơn 25oC, đa số là con cái nếu trên 30oC.
Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở sinh vật?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ ẩm.
D. Chất dinh dưỡng.
Câu 5: Cho ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,…
Ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật.
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ tuổi sinh sản.
D. Hormone sinh dục.