Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 42: cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 42: cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬTBÀI 42: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật:
A. Cảm ứng
B. Dinh dưỡng
C. Sinh trưởng và sinh sản
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Quá trình sinh trưởng của sinh vật là?
A. Quá trình tạo ra con non
B. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
C. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
D. Quá trình loại bỏ các chất thải
Câu 3: Quá trình bài tiết của sinh vật là?
A. Quá trình tạo ra con non
B. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
C. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
D. Quá trình loại bỏ các chất thải
Câu 4: Sinh vật là những
A. Vật sống
B. Vật không sống
C. Vừa là vật sống, vừa là vật không sống
D. Vật chất
Câu 5: Có thể quan sát trùng roi và vi khuẩn bằng gì?
A. Mắt thường
B. Kính hiển vi
C. Kính lúp
D. Kính viễn vọng
Câu 6: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:
A. Một tế bào
B. Hai tế bào
C. Hàng trăm tế bào
D. Hàng nghìn tế bào
Câu 7: Đặc điểm cơ thể trùng roi
A. Đơn bào, nhân thực
B. Đơn bào, nhân sơ
C. Đa bào, nhân thực
D. Đa bào, nhân sơ
Câu 8: Cơ thể đa bào:
A. Cấu tạo từ nhiều tế bào
B. cấu tạo từ 1 tế bào
C. Chủ yếu cấu tạo từ các tế bào nhân sơ
D. Cấu tạo từ 1 tế bào nhân thực
Câu 9: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Tế bào
B. Cơ thể
C. Mô
D. Cơ quan
Câu 10: Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Con chó
B. Con dao
C. Cây chổi
D. Cây bút
Câu 11: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?
A. Tảo lục
B. Trùng roi
C. Vi khuẩn lam
D. Tảo bong bóng
Câu 12. Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:
A. Một tế bào.
B. Hai tế bào.
C. Hàng trăm tế bào.
D. Hàng nghìn tế bào.
Câu 13: Các sinh vật có kích thước khác nhau là do:
A. Thức ăn.
B. Môi trường sống.
C. Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể giống nhau.
D. Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể khác nhau.
Câu 14: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
A. Con chó.
B. Trùng biến hình.
C. Con ốc sên.
D. Con cua.
Câu 15: Câu 5: Quá trình tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường do tế bào nào thực hiện?
A. Tế bào tóc.
B. Tế bào chết.
C. Tế bào thần kinh.
D. Tế bào biểu mô.
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Cơ thể trùng roi khác với vi khuẩn ở:
A. Trùng roi là tế bào nhân thực, vi khuẩn là tế bào nhân sơ
B. Trùng roi có lục lạp, vi khuẩn không có
C. Trùng roi có hạt dự trữ, vi khuẩn không có
D. Cả ba đáp án trên đều đúng?
Câu 2: Các sinh vật có kích thước khác nhau là do
A. Số lượng tế bào cấu tạo lên cơ thể khác nhau
B. Số lượng tế bào cấu tạo lên cơ thể giống nhau
C. Môi trường sống
D. Thức ăn
Câu 3: Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?
A. Một tế bào
B. Hai tế bào
C. Ba tế bào
D. Bốn tế bào
Câu 4: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Màu sắc.
B. Kích thước.
C. Số lượng tế bào tạo thành.
D. Hình dạng.
Câu 5: Các cơ thể sinh vật dưới đây, nhóm nào là cơ thể đa bào:
A. Tảo silic, rêu, ếch, vi khuẩn
B. Rêu, ếch, chim sâu
C. Vi khuẩn, giun đất, ếch
D. Trùng roi, cây ổi, bắp cải
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
A. Có thể sinh sản.
B. Có thể di chuyển.
C. Có thể cảm ứng.
D. Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.
Câu 7: Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các tế bào
A. Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào cơ
B. Tế bào biểu bì, tế bào thần kinh…
C. Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn…
D. Tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào hồng cầu….
Câu 8: Đặc điểm giống nhau ở cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là:
A. Đều là vật sống
B. Cấu trúc tế bào gồm những phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vật chất di truyền (nhân tế bào hoặc vụng nhân).
C. Đều được cấu tạo từ tế bào
D. Các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật sống?
A. Quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng điện ở pin mặt trời.
B. Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người.
C. Quá trình thu nhỏ kích thước của hòn đá cuội bên dòng suối.
D. Quá trình mài sắt thành kim.
Câu 10: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?
A. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy.
B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa.
C. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp.
D. Quá trình dài ra ở móng tay người.
Câu 11: Trong những cơ thể sinh vật dưới đây, đâu là cơ thể đơn bào?
A. Vi khuẩn E.coli.
B. Con voi.
C. Giun đất.
D. Cây hoa hồng.
Câu 12: Đâu là đặc điểm cơ thể trùng roi?
A. Đơn bào, nhân thực.
B. Đơn bào, nhân sơ.
C. Đa bào, nhân thực.
D. Đa bào, nhân sơ.
Câu 13: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở các cấp độ nào?
A. Tế bào và cơ thể
B. Mô và cơ quan
C. Mô và cơ thể
D. Tế bào và mô
Câu 14: Môi trường cung cấp những gì cho tế bào?
A. Chất dinh dưỡng, O2, nước
B. Năng lượng, O2, nước
C. Năng lượng, O2, muối khoáng
D. Chất dinh dưỡng, O2, nước, muối khoáng
Câu 15: Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện những quá trình nào?
A. Sinh trưởng, phân chia, cảm ứng
B. Sinh trưởng, lớn lên, phân chia
C. Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, phân chia, cảm ứng
D. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Tế bào không có hoạt động nào dưới đây?
A. Trao đổi chất
B. Thay đổi hình dạng, cấu tạo
C. Cảm ứng
D. Phân chia
Câu 2: Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sống của cơ thể?
A. Phân chia
B. Sinh sản
C. Cảm ứng
D. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?
A. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng
B. Cơ thể thu nhận nhiều năng lượng và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng
C. Hệ vận động ngừng hoạt động
D. Ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể
Câu 4: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?
A. Sinh sản
B. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
C. Cảm ứng
D. Sinh trưởng và phát triển
Câu 5: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?
(1) Cảm ứng và vận động
(2) Sinh trưởng
(3) Dinh dưỡng
(4) Hô hấp
(5) Bài tiết
(6) Sinh sản
A. (2), (3), (4), (6)
B. (1), (3), (5), (6)
C. (2), (3), (4), (5), (6)
D. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
Câu 6: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
A. Lục lạp.
B. Nhân tế bào.
C. Không bào.
D. Thức ăn.
Câu 7: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
A. Con chó.
B. Trùng biến hình.
C. Con ốc sên.
D. Con cua.
Câu 8: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A. Hoa hồng.
B. Hoa mai.
C. Hoa hướng dương.
D. Tảo lục.
Câu 9: Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục
(2) Vi khuẩn lam
(3) Con bướm
(4) Tảo vòng
(5) Cây thông
Các sinh vật đơn bào là?
A. (1), (2)
B. (5), (3)
C. (1), (4)
D. (2), (4)
Câu 10: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?
(1) Cảm ứng và vận động (4) Hô hấp
(2) Sinh trưởng (5) Bài tiết
(3) Dinh dưỡng (6) Sinh sản
A. (2), (3), (4), (6).
B. (1), (3), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (5), (6).
D. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nối các vế ở cột A với cột B để hoàn thành định nghĩa của các quá trình sống cơ bản.
a) Cảm ứng và vận động | 1) Quá trình tạo ra con non. |
b) Sinh trưởng | 2) Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào thở ra. |
c) Bài tiết | 3) Quá trình lấy thức ăn, nước uống. |
d) Dinh dưỡng | 4) Quá trình loại bỏ các chất thải. |
e) Hô hấp | 5) Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. |
f) Sinh sản | 6) Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. |
A. a – 4, b – 1, c – 2, d – 3, e – 6, f – 5.
B. a – 5, b – 6, c – 4, d – 3, e – 2, f – 1.
C. a – 5, b – 6, c – 2, d – 3, e – 1, f – 2.
D. a – 6, b – 5, c – 3, d –1, e – 2, f – 4.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
I. Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân.
II. Béo phì do thói quen ăn nhiều rau, củ quả.
III. Để phòng tránh bệnh béo phì nên ăn ngày hai bữa: bữa sáng, bữa trưa.
IV. Để phòng tránh bệnh béo phì nên hạn chế đồ ăn ngọt, các món ăn chiên dầu mỡ.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
=> Giáo án KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất