Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (P3)

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG  (PHẦN 3)

Câu 1. Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật không có hoa

  • A. Cây chuối
  • B. Cây mía
  • C. Lá lốt
  • D. Hoàng đàn

 

Câu 2. Thực vật hạt kín có đặc điểm nào ?

  • A. Có hạt không có hoa
  • B. Không có hạt
  • C. Không có mạch dẫn
  • D. Có hoa và quả

Câu 3. Công cụ nào hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khóa lưỡng phân

  • A. Thước dây
  • B. Kính hiển vi
  • C. Kính viễn vọng
  • D. Kính cận

Câu 4. Bệnh nào dưới đây không phải do virus gây ra ?

  • A. Hoa quả thối rữa
  • B. Bệnh viêm gan B
  • C. Bệnh lao ở người
  • D. HIV

 

Câu 5. Đặc điêm nào dưới đây là của nấm

  • A. Tế bào nấm chứa lục lạp
  • B. Nấm có bộ rễ hoàn chỉnh
  • C. Là sinh vật nhân thực
  • D. Nấm không có lối sống hoại sinh

Câu 6.  Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây ?

  • A. Số lượng các loài
  • B. Số lượng các cá thể trong mỗi loài
  • C. Môi trường sống của mỗi loài
  • D. Tất cả các phương án đưa ra

 

Câu 7. Biện pháp nào dưới đây không được sử dụng để phòng bệnh nấm da?

  • A. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • B. Thăm khám thú ý, diệt nấm định kì cho vật nuôi
  • C. Không tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh nấm da
  • D. Dùng chung đồ dùng với người bị bệnh nấm da

Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

  • A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.
  • B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
  • C. Có khả năng quang hợp.
  • D. Di chuyển nhờ lông bơi.

Câu 9. Virus ở ngoài tế bào chủ được gọi là?

  • A. Virut trần
  • B. Nucleocapsit
  • C. Virion
  • D. Cả A, B và C.

Câu 10. Khóa phân loại được xây dựng nhằm mục đích gì?

  • A. Xác định tên của các loài.
  • B. Xác định tầm quan trọng của loài trong tự nhiên.
  • C. Xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi.
  • D. Xác định đặc điểm giống và khác nhau của mỗi loài.

Câu 11. Nấm nhầy là đại diện của giới nào?

  • A. giới thực vật
  • B. giới nguyên sinh
  • C. giới khởi sinh
  • D. giới nấm

Câu 12.  Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?

  • A. Sinh sản bằng hạt.
  • B. Có hoa và quả.
  • C. Thân có mạch dẫn.
  • D. Sống chủ yếu ở cạn.

Câu 13. Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

  • A. Lên men bánh, bia, rượu…
  • B. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
  • C. Dùng làm thuốc
  • D. Cung cấp thức ăn

Câu 14.  Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

  • A. Đường tiêu hóa                   
  • B. Đường hô hấp
  • C. Đường máu                 
  • D. Đường tiếp xúc

Câu 15. Bệnh nào dưới đây không phải do virus gây ra?

  • A. Bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá cây.
  • B. Bệnh thối rữa ở quả ớt, dâu tây và bí ngô.
  • C. Bệnh quai bị ở người.
  • D. Bệnh lao ở người.

Câu 16. Đặc điểm đối lập giữa mèo với chim bồ câu là :

  • A. Sống trên cạn và không sống trên cạn
  • B. Sống dưới nước và không sống dưới nước
  • C. Biết bay và không biết bay
  • D. Không có điểm đối lập

Câu 17. Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc?

  • A. Sen, đậu ván, cà rốt.
  • B. Rau muối, cà chua, dưa chuột.
  • C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà.
  • D. Mâm xôi, cà phê, đào.

 

Câu 18. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

  • A. Trao đổi chất và năng lượng
  • B. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
  • C. Sinh trưởng và phát triển
  • D. Sinh sản

Câu 19.  Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?

  • A. Do hoạt động khai thác quá mức của con người
  • B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt
  • C. Do tác động của bão từ
  • D. Tất cả các phương án đưa ra

 

Câu 20. Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng khóa lưỡng phân là:

  • A. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới
  • B. Dựa vào một đôi đặc điểm đối lập phân chia sinh vật thành hai nhóm
  • C. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật
  • D. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân

Câu 21. Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?

  • A. cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển
  • B. dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh
  • C. sinh sản vô tính với tốc độ nhanh
  • D. cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 22. Nấm hoại sinh (sống trên rơm rạ, thân cây gỗ mục, xác động vật,...) có vai trò nào trong tự nhiên?

  • A. phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
  • B. cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ mới.
  • C. dọn sạch các xác chết trên mặt đất
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 23. Cho các loại nấm sau, đâu là nấm có lợi:

(1) nấm sò         (2) nấm ngọc cẩu       (3) nấm linh chi

(4) nấm von       (5) nấm than ngô       (6) nấm lim

  • A. (1); (2); (4); (6)
  • B. (1); (2); (5)
  • C. (1); (2); (3)
  • D. (1); (3); (5); (6)

 

Câu 24. Miền Bắc nước ta gọi là cá quả, miền Nam gọi là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

  • A. Tên dân gian             
  • B. Tên địa phương
  • C. Tên khoa học        
  • D. Tên phổ thông

 

Câu 25. Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

  • A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc
  • B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây
  • C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng
  • D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay