Trắc nghiệm Tiếng việt 4 KNTT bài 10: Đọc - Tiếng nói của cỏ cây
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Đọc - Tiếng nói của cỏ cây. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁBÀI 10: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂYĐỌC: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY
ĐỌC: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từng “bứng” (cây) trong bài có nghĩa là gì?
- Nhổ cây lên.
- Đào cây cùng bầu đất xung quanh rễ để chuyển đi trồng ở nơi khác.
- Chặt đứt rễ.
- Tưới nhiều nước cho cây.
Câu 2: Nhân vật chính được nhắc đến trong bài là ai?
- Hoa hồng và hoa huệ.
- Ma-ni-ta.
- Ta-nhi-a.
- Hàng xóm.
Câu 3: Những đêm hè thường có mưa gì làm cho đất dịu mát?
- Mưa rào.
- Mưa rông.
- Mưa phùn.
- Mưa bóng mây.
Câu 4: Bụi hoa hồng được Ta-nhi-a chuyển chỗ trông như nào?
- Bông trắng dịu.
- Cánh hoa trong suốt lung linh.
- Hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi trông như phủ tuyết trắng.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Cây hoa huệ dưới cửa sổ giờ đây trông như nào?
- Héo tàn.
- Không nở hoa.
- Bông huệ trắng muốt.
- Xấu hơn những cây mà nó sống cạnh trước kia.
Câu 6: Nguyên nhân biến đổi của cây mà Ta-nhi-a nghĩ tới là gì?
- Do chỗ ở mới bí bách.
- Do chỗ ở mới thoáng hơn.
- Do trồng nhiều cây bên cạnh nên bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất.
- Do Ta-nhi-a không biết chăm sóc cây.
Câu 7: Cây hoa huệ cảm ơn bụi hoa hồng vì điều gì?
- Nhờ có bụi hoa hồng mà cây hoa huệ trở nên tươi tắn hơn.
- Bụi hoa hồng đã chắn nắng cho cây hoa huệ.
- Bụi hoa hồng đã nhường chỗ ở của mình cho cây hoa huệ.
- Nhờ có bụi hoa hồng mà cây hoa huệ nhận được nhiều ánh sáng hơn.
Câu 8: Câu nào trong bài cho thấy Ta-ni-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?
- Những ngày hè ở nhà ông bà, Ta-nhi-a được thỏa thích chạy nhảy trong vườn.
- Những đêm hè thường có mưa rào làm cho đất dịu mát.
- Muôn hoa vui sướng chào đón ánh dương, cùng nhau tưng bừng nở rộ.
- Bụi hoa hồng được chuyển chỗ mới đẹp làm sao!
Câu 9: Trong câu “Hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng”, từ so sánh mà tác giả sử dụng ở đây là gì?
- Là.
- Đến nỗi.
- Hơn nữa.
- Như.
Câu 10: Đâu là câu hỏi xuất hiện trong câu chuyện trên?
- Đây là giống hoa mới à?
- Cái này có phải là giống hoa mới không?
- Đây là giống hoa mới phải không?
- Giống hoa mới đây à?
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Nhờ việc làm của Ta-ni-a, cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp như thế nào?
- Cây hoa hồng nở hoa màu hồng nhạt, cánh hoa trong suốt lung linh.
- Cây hoa hồng nở hoa màu trắng dịu, cây huệ nở hoa trắng muốt.
- Cây huệ nở hoa màu trắng nhạt, đẹp như nàng tiên trong truyện cổ tích
- Cây hoa hồng nở hoa màu đỏ thắm, cây huệ nở hoa màu trắng muốt.
Câu 2: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Trồng cây ở những chỗ thoáng thì cây sẽ tươi tốt hơn.
- Cây nhận đủ ánh sáng sẽ phát triển mạnh mẽ.
- Trồng quá nhiều cây cùng một chỗ rễ của cây sẽ tranh chất màu dưới đất với nhau.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Buổi sáng trong bài được miêu tả như thế nào?
- Mặt trời lên muộn, muôn hoa đón chịu cơn mưa rào gắt gỏng.
- Mặt trời hiền hòa ló rạng, muôn hoa vui sướng chào đón ánh dương.
- Mặt trời chìm trong sương mù.
- Mặt trời lấp sau những đám mây.
Câu 4: Cuộc nói chuyện giữa hai loài hoa biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
- Nhân hóa.
- So sánh.
- Ẩn dụ.
- Lặp từ.
Câu 5: Bài đọc muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?
- Muốn cây được tươi tốt thì ta phải biết cách chăm sóc.
- Đổi chỗ trồng cây là cây sẽ tươi tốt.
- Hàng xóm sẽ khen khi thấy ta trồng cây đẹp
- Trời mưa rào nhiều cây có thể bị ngập úng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Muốn cây được tươi tốt thì cần làm gì?
- Trồng cây ở chỗ thiếu ánh sáng.
- Không làm cỏ vườn thường xuyên.
- Trồng nhiều cây vào cùng một chỗ.
- Trồng cây ở nơi thoáng mát, đảm bảo cây nhận đủ nước.
Câu 2: Các từ “Vườn, cây, đất, hoa, bạn” thuộc từ loại gì?
- Danh từ.
- Động từ.
- Tính từ.
- Hư từ.
Câu 3: Cho câu sau và chọn câu trả lời đúng?
Thấy khóm hoa hồng bạch có vẻ chật chỗ, cô bé liền bứng một cây nhỏ nhất trồng vào chỗ đất trống dưới cửa sổ.
- “Trồng” là danh từ.
- “Bứng” là động từ.
- Câu trên không có động từ.
- Câu trên không có danh từ.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Kiến thức về việc trồng cây mà em tiếp thu được qua bài học trên là gì?
- Nếu không tưới đủ nước cho cây thì năng suất cây sẽ không cao.
- Trồng cây với mật độ quá dày cây sẽ nhận được ít ánh sáng hơn.
- Muốn cây có năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ dày.
- Cần phải đảm bảo cây nhận đủ nước khi trồng cây.
Câu 2: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm gì trong mùa hè?
- Hiểu thêm về cách chăm sóc cây trồng.
- Được chạy nhảy thỏa thích trong khu vườn của ông bà.
- Được ở bên cạnh ông bà của mình trong hè.
- A, B đều đúng.