Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều CĐAcs - Bài 4 - Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐAcs - Bài 4 - Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ ACS: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC. CS – BIỂU DIỄN THÔNG TIN

BÀI 4. SỐ HÓA HÌNH ẢNH VÀ SỐ HÓA ÂM THANH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Pixel là

A. Là phần tử nhỏ nhất của mỗi bức ảnh.

B. Là phần tử lớn nhất của mỗi bức ảnh.

C. Là một mảnh ghép của bức ảnh.

D. Là một bức ảnh.

Câu 2: Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng

A. Chiều ngang của ảnh.

B. Chiều cao của ảnh.

C. Cặp hai số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc.

D. Tích chiều ngang và chiều cao của ảnh.

Câu 3: Một bức ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị  “vỡ” ảnh là do

A. Ảnh có độ phân giải thấp.

B. Ảnh có độ phân giải cao.

C. Ảnh có nhiều điểm ảnh.

D. Ảnh có nhiều pixel.

Câu 4: Hệ màu RGB có số lượng màu là

A. 255

B. 256

C. 257

D. 16 777 216

Câu 5: Trong hệ màu RGB giá trị cường độ của mỗi màu biến thiên từ

A. 0 đến 256

B. 0 đến 255

C. 0 đến 257

D. 0 đến 258

Câu 6: Đồ thị biểu diễn sóng âm thanh có dạng

A. Là một đường cong không liên tục, lên xuống nhấp nhô.

B. Là một đường thẳng.

C. Là một đường cong liên tục, lên xuống nhấp nhô.

D. Là một đường tròn.

Câu 7: Tốc độ lấy mẫu là

A. Số mẫu lấy được trong một phút

B. Số mẫu lấy được trong một giờ.

C. Số mẫu lấy được trong một giây.

D. Số mẫu lấy được trong một khoảng thời gian bất kì.

Câu 8: Dữ liệu âm thanh số là

A. Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian.

B. Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc.

C. Số mẫu lấy được trong một giây.

D. Biên độ sóng âm.

Câu 9:  Lượng tử hóa là

A. Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian.

B. Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc.

C. Số mẫu lấy được trong một giây.

D. Biên độ sóng âm.

Câu 10: Hệ màu RGB biểu diễn tổ hợp ba màu cơ bản nào?

A. Đỏ, Lục, Lam

B. Đỏ, Cam, Lam

C. Cam, Lục, Lam

D. Cam, Lục, Tím

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Màu khác nhau thì mã nhị phân khác nhau.

B. Hệ màu RGB dành 1 byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp.

C. Số điểm ảnh thấp thì ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị  “vỡ” ảnh.

D. Pixel là phần tử lớn nhất của mỗi bức hình.

Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về biên độ sóng âm?

A. Biên độ sóng âm không đổi, là một đoạn thẳng nằm ngang trên đồ thị.

B. Biên độ sóng âm thay đổi

C. Biên độ sóng âm là một đường cong trên đồ thị.

D. Biên độ sóng âm là một đường lên xuống nhấp nhô.

Câu 3: Chọn khẳng định sai?

A. Độ sâu màu là độ dài dãy bit để rời rạc hóa màu.

B. Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng cặp hai số đếm điểm ảnh theo chiều ngang và theo chiều cao.

C. Số mẫu lấy được trong một giây gọi là tốc độ lấy mẫu.

D. Hệ màu RGB dành 8 byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp.

Câu 4: Độ sâu bit trong số hoá âm thanh là độ dài dãy bit biểu diễn các giá trị biên độ sau khi rời rạc hoá. Em hãy chọn câu sai trong các câu sau đây

A. Độ sâu bit càng lớn thì càng có nhiều mức biên độ.

B. Độ sâu bit càng lớn thì âm thanh càng to.

C. Độ sâu bit càng lớn thì càng xấp xỉ với đồ thị hình sóng ban đầu.

D. Độ sâu bit càng lớn thì càng xa với đồ thị hình sóng ban đầu.

Câu 5: Hãy chọn câu đúng khi nói về hình ảnh số hoá.

A. Độ phân giải điểm ảnh đo bằng số điểm ảnh trên đường chéo chính.

B. Độ phân giải điểm ảnh đo bằng số hàng và số cột của lưới chia để rời rạc hoá hình ảnh.

C. Độ phân giải điểm ảnh đo bằng số “chấm” của máy ảnh đã chụp nó.

D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Một bức ảnh có thông tin kích thước “Dimensions: 1600 ×1200”, vậy bức ảnh có số điểm ảnh là

A. 1600

B. 1 920 000

C. 1200

D. 2800

Câu 2: RGB là tên viết tắt của ba màu

A. Red, green, blue.

B. Red, green, black.

C. Red, white, blue.

D. Red, green, yelow.

Câu 3: Khi trộn màu Đỏ với màu Lam, ta có màu

A. Tím

B. Vàn

C. Lục

D. Lam

Câu 4: Một bức ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị  “vỡ” ảnh là do:

A. Ảnh có độ phân giải thấp.

B. Ảnh có độ phân giải cao.

C. Ảnh có nhiều điểm ảnh.

D. Ảnh có nhiều pixel.

Câu 5: Trong hệ màu RGB giá trị cường độ của mỗi màu biến thiên từ

A. 0 đến 256

B. 0 đến 255

C. 0 đến 257

D. 0 đến 258

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Cùng một kích thước, nếu độ phân giải điểm ảnh thấp hơn thì ảnh sẽ

A. mịn hơn.                  

B. sáng hơn.                 

C. nhiều màu hơn.

D. thô hơn.                

  

Câu 2: Tốc độ lấy mẫu để số hoá âm thanh càng cao thì

A. Âm thanh càng to.

B. Âm thanh càng bé.

C. Âm thanh càng trung thực.

D. Âm thanh càng vang xa.

Câu 3: Máy tính có thể tiếp nhận dữ liệu âm thanh, hình ảnh không?

A. Có.

B. Không.

C. Chỉ nhận biết dữ liệu âm thanh

D. Không có dữ liệu âm thanh, hình ảnh.

Câu 4: Hệ màu RGB dùng mấy byte để biểu diễn màu?

A. 1 byte

B. 3 byte

C. 8 byte

D. 16 byte

Câu 5: Để số hoá âm thanh có độ trung thực cao (Hi-Fi), ta cần

A. Tăng tốc độ lấy mẫu và giảm độ sâu bit.

B. Giảm tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.

C. Đồng thời tăng tốc độ lấy mẫu và tăng độ sâu bit.

D. Đồng thời giảm tốc độ lây mẫu và giảm độ sâu bit.

=> Giáo án tin học 10 cánh diều bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay