Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức

BÀI 8: SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

(15 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Có những phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi nào?

Trả lời:

Hiện nay trong chăn nuôi đang áp dụng một số phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi sau:

+ Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống.

+ Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh.

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống.  

Trả lời:

Khái niệm:

Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống: thức ăn chăn nuôi truyền thống được sản xuất bằng cách thu nhận các sản phẩm và phụ phẩm trồng trọt (thóc, ngô, khoai, sắn, cám, cỏ, rơm rạ, …) và các loại sản phẩm tương tự khác. Chúng có thể được sử dụng trực tiếp cho vật nuôi ăn, hoặc phơi khô, nghiền nhỏ cho phù hợp với mục đích sử dụng và đối tượng vật nuôi.

Câu 3: Nêu quy trình  sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vật nuôi.

Trả lời:

Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vật nuôi:

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, không bị mọt, mốc

Bước 2. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu

Nguyên liệu được làm sạch, sấy khô, nghiền ở các kích thức khác nhau tùy vào loại thức ăn.

Bước 3. Phối trộn nguyên liệu

Các nguyên liệu được phối trộn theo tỉ lệ nhất định. Tùy thuộc vào đối tượng, giai đoạn phát triển của vật nuôi mà có thể có các công thức phối trộn thức ăn phù hợp.

Bước 4. Đóng bảo, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Tiến hành đóng bao sản phẩm, dán nhãn, khâu liền mép bao, kiểm tra ngẫu nhiên độ ẩm 1 lần/ tháng.

Câu 4: Nêu một số phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi.

Trả lời:

Một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi:

Phương pháp vật lí: cắt ngắn, nấu chín, nghiền nhỏ

Phương pháp hóa học: đường hóa, xử lí kiềm.

Phương pháp sử dụng vi sinh vật: ủ chua,..

Câu 5: Có những ứng dụng công nghệ cao nào được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi.     

Trả lời:

Những ứng dụng công nghệ được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi:

Chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh: chế biến thức ăn nghèo protein thành giàu protein.

Chế bến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động: tạo ra được sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chất lượng tốt, đảm bảo được an toàn cho công nhân lao động trong quá trình làm việc.

 

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Hãy mô tả các bước sản xuất thức ăn hoàn chỉnh dạng viên cho vật nuôi.

Trả lời:

Các bước sản xuất thức ăn hoàn chỉnh dạng viên cho vật nuôi:

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu đạt chuẩn, không bị mốc, mọt

Bước 2. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu

Nguyên liệu được làm sạch, sấy khô nghiền ở các kích thước khác nhau tùy vào loại nguyên liệu và loại thức ăn.

Bước 3. Phối trộn nguyên liệu

Các nguyên liệu được phối trộn theo tỉ lệ nhất định. Tùy thuộc vào đối tượng, giai đoạn phát triển của vật nuôi mà có các công thức phối trộn nguyên liệu thức ăn phù hợp.

Bước 4. Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên

Hỗn hợp dạng bột sẽ được trộn với phụ gia (rỉ đường, dầu mỡ), sau đó phun hơi nước nóng để đồ hóa thành tinh bột, tạo độ ẩm đế nén viên.

Bước 5. Hạ nhiệt độ, làm khô

Làm nguội và làm khô viên thức ăn để có thể đảm bảo chất lượng và bảo quản

Bước 6. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Tiến hành đóng bao sản phẩm, dán nhãn, khâu liền mép bao, kiểm tra ngẫu nhiên độ ẩm 1 lần/tháng.

Câu 2: Em hãy so sánh các bước sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột và thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên.

Trả lời:

So sánh các bước sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột và thức ăn chăn nuôi hỗn hợp dạng viên:

Giống nhau:

  • Lựa chọn nguyên liệu.
  • Làm sạch, nghiền nhỏ, sấy khô.
  • Phối trộn nguyên liệu.
  • Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Khác nhau

Dạng bột

Dạng viên

Sau khi đóng bao và bảo quản, quá trình sản xuất của dạng viên đã hoàn tất.

Có thêm hai bước:

+ Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên.

+Hạ nhiệt độ, làm khô.

 

Câu 3: Theo em, việc cắt ngắn thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có những thức ăn nào thường được chế biến với hình thức cắt ngắn này?

Trả lời:

+ Việc cắt ngắn thức ăn nhằm mục đích: Các loại cỏ tự nhiên, các loại phế phụ phẩm của cây trồng được thu và cắt ngắn để phù hợp với các loại vật nuôi khác nhau.

Ví dụ: Thức ăn của trâu, bò, ngựa được cắt ngắn khoảng 3 – 5 cm; của cừu là 1.5 – 2 cm.

+ Một số thức ăn cho vật nuôi được cắt ngắn ở địa phương: thân cây chuối, rau bèo, phế phụ phẩm nông nghiệp như lá bẹ cây cải bắp, cây su hào, cây củ cải,…

Câu 4: Em hãy nêu các bước để ủ chua thức ăn chăn nuôi.  

Trả lời:

Các bước để ủ chua thức ăn chăn nuôi:

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Nguyên liệu có thể là cây ngô, ngọn lá sắn, ngọn lá mía, cây họ Đậu, một số loại cỏ ở giai đoạn phát triển phù hợp (không quá non, quá già), không chưa các chất có hại cho vật nuôi.

Bước 2. Phơi héo, cắt ngắn

Phơi để làm giảm độ ẩm nguyên liệu. Đối với loại thân cây, cỏ có kích thước dài cần được cắt ngắn để dễ dàng nén trong khi ủ.

Bước 3. Ủ

Nguyên liệu được nén chặt, đậy kín để quá trình lên men yếm khí xảy ra.

Bước 4. Đánh giá chất lượng, sử dụng

Tùy vào nguyên liệu, nhiệt độ mà thời gian ủ chua khác nhau. Ví dụ: đối với cây ngô có thể ủ từ 3 đến 7 ngày, cây họ Đậu có từ 7 dến 14 ngày ở nhiệt độ 25 – 30 0C

Câu 5: Em hãy mô tả các bước để chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh.

Trả lời:

Các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh:

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Nguyên liệu giàu tinh bột, nghèo protein (ngô, sắn, dong riềng, khoai,…)

Bước 2. Nghiền nhỏ

Nghiền nhỏ nguyên liệu bằng phương pháp phù hợp làm tăng hiệu quả lên men

Bước 3. Trộn với chế phẩm vi sinh vật

Tưới dung dịch chế phẩm vi sinh vật đã chuẩn bị lên bột nguyên liệu, trộn đều để tăng hiệu quả lên men

Bước 4. Ủ

Cho nguyên liệu vào dụng cụ ủ, đậy kín, để ở nơi có nhiệt độ khoảng 20 – 30 độ 0C

Bước 5. Thu và đánh giá chất lượng sản phẩm

Sản phẩm có mùi đặc trưng, hàm lượng protein tăng lên.

 

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ nguyên lí chế biến thức ăn cho vật nuôi bằng công nghệ vi sinh vật.

Trả lời:

 

Sơ đồ nguyên lí chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh vật

 

Câu 2: Em hãy nêu nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh và trình bày quy trình công nghệ chế biến bột sắn nghèo protein thành bột sắn giàu protein.

Trả lời:

- Nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh: dùng một chủng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn) có lợi nhất định, cho chúng phát triển thuận lợi trong thức ăn giàu tinh bột để tăng nhanh số lượng. Khi dùng thức ăn này ngoài chất dinh dưỡng thức ăn cộng thêm dinh dưỡng vi sinh vật tạo ra và protein của vi sinh vật. Đây là nguồn cung cấp protein vi sinh vật quan trọng cho vật nuôi.

- Cần ủ để bột sắn lên men vì:

+ Trong môi trường nhiều tinh bột nấm men phát triển và sinh sản sinh rất mạnh chóng làm cho số lượng nấm, men tăng lên rất nhanh. Thành phần cấu tạo chủ yếu của vi sinh vật là protein, ngoài ra vi sinh vật còn sản sinh ra các axit amin, vitamin và enzim có hoạt tính hóa học cao.

+Khi vật nuôi ăn thức ăn lên men, đã tiêu hóa thức ăn cộng vói một số lượng vi sinh vật khổng lồ bổ sung thêm nguồn protein hoàn hảo từ vi sinh vật và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vậy thức ăn tinh bột được chế biến thành thức ăn giàu pritein, chất lượng biến đổi rõ rệt.

Câu 3: Em hãy nêu một số cách sản xuất thức ăn cho vật nuôi bằng phương pháp hóa học.    

Trả lời:

Một số biện pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi bằng phương thức hóa học:

+ Đường hóa: Là quá trình biến đổi tinh bột, đường đa thành đường đơn, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn. Trong quá trình này, tinh bột được thủy phân nhờ các enzyme có sẵn trong nguyên liệu hoạt động ở nhiệt độ thích hợp.

+ Xử lí kiềm: Các loại thức ăn thô, phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng nitrogen thấp, chứa nhiều chất xơ (gồm cellulose, hemicellulose, lignin). Xử lí các chất xơ này với kiềm (NaOH, Ca(OH), urea) giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn.   

Câu 4: Theo em, việc nghiền nhỏ thức ăn nhằm mục đích gì? Ở địa phương của em loại thức ăn chăn nuôi nào thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ.      

Trả lời:

+ Mục đích của việc nghiền nhỏ thức ăn: các loại hạt, nguyên liệu thô cứng được nghiền nhỏ với kích thước thích hợp cho hệ tiêu hóa của từng loại vật nuôi, từng giai đoạn phát triển. Nghiền nhỏ giúp cho dịch hệ tiêu hóa được thấm đều làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

+ Một số thức ăn thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ: các loại hạt ngô, đậu tương, mảnh sắn khô, các nguyên liệu khô cứng.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Để phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam, về yếu tố thức ăn cho vật nuôi, chúng ta cần phải thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Để phát triển được ngành chăn nuôi của Việt Nam cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, xét về yếu tố thức ăn cho vật nuôi:

- Tình hình chung:

+ Nguồn thức ăn dành cho chăn nuôi của chúng ta đang bị phụ thuộc vào nhập khẩu mặc dù nước ta là một nước nông nghiệp.

+ Giá bán ra của các sản phẩm từ chăn nuôi đang có xu hướng giảm trong khi giá nguồn thức ăn cho vật nuôi lại có xu hướng tăng lên.

+ Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất ngũ cốc trong chăn nuôi, một số các sản phẩm nông sản khác được sản xuất ra chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho việc xuất khẩu, chưa đủ đáp ứng với nhu cầu cho thức ăn chăn nuôi.

è Nếu kéo dài tình trạng như vậy, việc chăn nuôi có thể đối mặt với các khó khăn thách thức nghiêm trọng.

- Để tháo gỡ các khó khăn:

+  Các địa phương cần chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt hiệu quả thấp sang trồng cây thức ăn chăn nuôi như ngô, sắn...

+ Phát triển sản xuất protein từ côn trùng như ruồi lính đen... để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm nhập khẩu.

+ Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng, khoáng vi lượng...

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay