Bài tập file word Sinh học 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 10: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 10: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
(PHẦN 2 – 20 CÂU)
Câu 1: Mô phân sinh là gì?
Trả lời:
Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng (tăng chiều cao, đường kính của thân, tăng chiều dài của rễ,... ).
Câu 2: Hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
Trả lời:
- Đưa ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch,...
- Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,… nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả,…
- Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh.
- Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất.
Câu 3: Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở đâu? Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm mấy giai đoạn chính?
Trả lời:
- Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và hậu phôi.
Câu 4: Giai đoạn hậu phôi diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra. Giai đoạn này khác nhau giữa các loài động vật.
Câu 5: Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển:
- Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
- Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển.
- Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
Câu 6: Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào các nhân tố nào?
Trả lời:
Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm của loài, nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng,…
Câu 7: Cây Hai lá mầm có các loại mô phân sinh nào?
Trả lời:
Cây Hai lá mầm có các loại mô phân sinh như mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên.
Câu 8: Hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
Trả lời:
- Đưa ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch,...
- Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,… nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả,…
- Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh.
- Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất.
Câu 9: Làm thế nào để đo lường tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
- Đo lường kích thước: Theo dõi sự thay đổi về kích thước của sinh vật theo thời gian, bao gồm đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao hoặc đo kích thước cụ thể của các cơ quan quan trọng.
- Đo lường trọng lượng: Theo dõi sự thay đổi về trọng lượng của sinh vật theo thời gian.
- Đo lường số lượng: Đếm số lượng sinh vật trong một quần thể hoặc khu vực nhất định theo thời gian, thường áp dụng cho thảm thực vật hoặc động vật nhỏ.
- Đo lường năng suất sinh trưởng: Đo lượng tăng trưởng của sinh vật trong một đơn vị thời gian, bao gồm khối lượng khô, khối lượng tươi, thể tích,...
- Đo lường chỉ số sinh trưởng: Sử dụng các chỉ số và biểu đồ để theo dõi sự phát triển và tăng trưởng của sinh vật trong khi so sánh với các tham số khác nhau như tuổi, môi trường, điều kiện thức ăn,...
- Sử dụng phép thử: Áp dụng các phép thử đặc biệt để đo lường các yếu tố như tốc độ trưởng thành, tuổi thọ, khả năng sinh sản,... Các phép thử có thể liên quan đến phân tích học, sinh học phân tử, quan sát hành vi,...
Câu 10: Lấy một số ví dụ cụ thể về ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn.
Trả lời:
- Cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân đạm vào giai đoạn lúa chín, thu hoạch quả khi vừa chín, các loại cây đậu, đỗ khi bấm ngọn sẽ cho ra nhiều cành và nhiều quả,...
- Chiếu sáng trên 16 giờ cho hoa lay ơn để có búp to hơn và hoa bền hơn.
- Trồng cây đúng vụ, luân canh: Cây vụ xuân hè chọn trồng cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu; vụ thu đông chọn trồng các cây như súp lơ xanh, su hào, bắp cải, rau cải, xà lách,…
- Sử dụng vitamin B1, vitamin B12 hoặc thuốc kích rễ làm cây ra rễ nhanh, phun chất kích thích sinh trưởng cho cây đay làm cây tăng chiều cao gấp đôi.
Câu 11: Giải thích hiện tượng sâu bướm và châu chấu, cào cào phá hoại cây xanh rất mạnh và gây ra tổn thất cho nông nghiệp.
Trả lời:
Ở giai đoạn này, chúng cần nhiều năng lượng để sinh trưởng và phát triển, thức ăn chủ yếu của chúng là lá, thân và ăn liên tục, khiến cây trồng suy yếu và giảm năng suất sinh học. Chúng còn là vật trung gian lây truyền bệnh, gây thiệt hại cho nông nghiệp.
Câu 12: Có những yếu tố nào có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh trưởng của thực vật?
Trả lời:
- Điều kiện ánh sáng: Thiếu ánh sáng có thể làm giảm quá trình quang hợp và làm suy yếu quá trình sinh trưởng.
- Điều kiện nhiệt độ: Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể khiến cây ngừng phát triển hoặc chết.
- Độ ẩm: Quá ít hoặc quá nhiều nước có thể làm cây mất nước và không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất.
- Độ pH đất: Đất có pH quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây.
- Chất độc: Một số chất độc có thể gây ảnh hưởng đến cây, làm hủy hoại các tế bào và giảm hiệu suất sinh trưởng.
- Sâu bệnh: Sâu bệnh như vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng ăn lá có thể tấn công và gây hủy hoại cây.
- Cạnh tranh từ cây khác: Những cây sống gần nhau có thể cạnh tranh với nhau về nguồn nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng, gây suy giảm tốc độ sinh trưởng.
- Các yếu tố địa lý: Vị trí địa lý và môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, chẳng hạn như đất đai, độ cao, độ dốc,...
Câu 13: Mô tả sự sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Trả lời:
- Sự sinh trưởng:
+ Cây tăng số lá, lá nhỏ thành lá to
+ Rễ dài ra và tăng các rễ con
+ Cây cao lên và to ra
- Sự phát triển: Hạt nảy mầm, cây mầm ra rễ, cây mọc cành, cây ra hoa,…
Câu 14: Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng thì hậu quả sẽ thế nào? Giải thích.
Trả lời:
- Thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.
- Không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì không đủ năng lượng và các chất cần thiết để hấp thụ và phát triển bình thường → trẻ còi cọc và suy dinh dưỡng.
Câu 15: Khi sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
- Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng: là mức sâu ở mật độ đó làm sụt giảm năng suất cây trồng.
- Thời điểm trừ sâu, sâu dễ chết nhất: Đó là lúc sâu non tuổi còn nhỏ (sâu mới nở) nên không có khả năng kháng thuốc.
- Để phát huy hiệu lực của thuốc và làm sâu không kháng thuốc (nhờn thuốc), nông dân cần phun vào chiều mát (ngày có nắng) hoặc vào lúc tạnh ráo (ngày có mưa). Đồng thời, cần hòa thuốc đúng theo nhãn mác hướng dẫn ghi trên bao bì. Không nên tăng nồng độ, liều lượng sẽ làm cho thuốc dần dần mất hiệu lực (sâu kháng thuốc).
- Một số loài sâu có tính kháng thuốc cao (sâu tơ, bọ nhảy, rầy, rệp, nhện đỏ...) cần phun kép 2 lần cách nhau 3 - 4 ngày mới có hiệu quả trừ sâu.
- Một số loài sâu thì pha gây hại lại nằm sâu trong thân, lá cây (sâu đục thân, dòi đục lá, sâu đục quả...) cần lựa chọn các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và lưu dẫn mới nhằm diệt được sâu triệt để.
- Không nên phun thuốc trừ sâu khi đã phát hiện ra cây bị sâu hại nhưng quá muộn.
Câu 16: Nêu một số biện pháp giúp trồng cây trái vụ mà vẫn đạt năng suất cao.
Trả lời:
Muốn trồng cây trái vụ vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp như:
- Thắp đèn (cây thanh long): thắp sáng liên tục từ 15 - 20 đêm tùy theo mùa và điều kiện thời tiết, thời gian thắp đèn từ 7 - 10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3 - 5 ngày thì cây ra hoa.
- Sử dụng phân bón, nước, chất kích thích sinh trưởng hợp lý để cây ra hoa, tạo quả,…
Câu 17: Tại sao tốc độ sinh trưởng của động vật sẽ giảm dần khi tiến tới tuổi trưởng thành?
Trả lời:
Tốc độ sinh trưởng của động vật giảm dần khi tiến tới tuổi trưởng thành do:
- Cơ thể động vật đạt đến mức phát triển hoàn chỉnh và có thể hoạt động hiệu quả.
- Từ tuổi trưởng thành, cơ thể động vật bắt đầu trải qua quá trình lão hóa tự nhiên. Quá trình này đi kèm với giảm đi sức mạnh và khả năng hoạt động, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng.
- Từ tuổi trưởng thành, động vật cũng thường phải đối mặt với nhiều áp lực và căng thẳng từ môi trường xung quanh, bao gồm việc tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lãnh thổ và sinh sản. Những yếu tố này có thể làm giảm tốc độ sinh trưởng.
- Hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể của động vật đã hoạt động ổn định và không cần phát triển thêm, dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng.
Câu 18: Để tăng tuổi thọ, con người có thể thực hiện những biện pháp nào?
Trả lời:
Để tăng tuổi thọ, con người cần thực hiện nhiều biện pháp như:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Luyện tập thể dục phù hợp.
- Tập các bài tập thư giãn, tránh căng thẳng.
- Vệ sinh cơ thể, răng miệng thường xuyên.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Bảo vệ môi trưởng sống trong sạch.
Câu 19: Để cải thiện chất lượng dân số Việt Nam, chúng ta cần làm gì?
Trả lời:
Để cải thiện chất lượng dân số Việt Nam như tăng chiều cao, giảm thiểu các dị tật,… cần:
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao phù hợp.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Không sử dụng ma túy, chống nghiện thuốc lá, chống lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.
- Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước khi sinh.
Câu 20: Hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Trả lời:
Thiết kế một thí nghiệm chứng minh vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật:
- Bước 1: Thiết kế hai chậu đất và trồng vào đó hai cây đậu như nhau nhưng một chậu tưới đầy đủ nước hằng ngày còn một chậu chỉ tưới nước một lần trong tuần.
- Bước 2: Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của hai cây đậu sau 2 tuần, 3 tuần,…
- Bước 3: Rút ra kết luận về vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.