Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều

Xem: => Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ VIII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 17 - VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trao đổi chất là gì?

Trả lời:

Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

Câu 2: Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật ra thành mấy nhóm?

Trả lời:

Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật ra thành 2 nhóm: nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.

  • Nhóm sinh vật tự dưỡng: Là nhóm sinh vật tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể mình. Ví dụ: Thực vật.
  • Nhóm sinh vật dị dưỡng: Là nhóm sinh vật không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể mình mà phải thu nhận từ thức ăn. Ví dụ: Động vật và con người.

 

Câu 3: Nêu vai trò của trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.

Trả lời:

Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể, là đặc tính cơ bản của sự sống.

 

Câu 4: Chuyển hóa năng lượng là gì? Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ ở đâu?

Trả lời:

  • Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ (hóa năng).

 

Câu 5: Nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

Trả lời:

  • Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể
  • Xây dựng cơ thể
  • Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể

 

II. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về nhóm sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Nhóm sinh vật tự dưỡng: Thực vật.
  • Nhóm sinh vật dị dưỡng: Động vật và con người.

Câu 2: Nêu ví dụ về sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường.

Trả lời:

Ví dụ: Ở người, cơ thể lấy từ môi trường khí oxygen, thức ăn,… và thải ra môi trường khí carbon dioxide, các chất dư thừa hoặc cặn bã.

Câu 3: Nêu ví dụ về chuyển hóa năng lượng.

Trả lời:

Ví dụ: Chuyển hóa năng lượng ánh sáng (quang năng) thành năng lượng hóa học (hóa năng) trong quang hợp ở thực vật.

 

Câu 4: Nêu ví dụ minh họa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ: Khi chạy bộ, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh chóng để tạo ra năng lượng cho các cơ bắp thực hiện hoạt động chạy.

 

Câu 5: Nêu ví dụ minh họa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng xây dựng cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ: Con người lấy thức ăn, nước uống để biến đổi tạo thành các chất cần thiết như protein, lipid,… để xây dựng nên các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao gọi động vật là sinh vật dị dưỡng?

Trả lời:

Động vật là sinh vật dị dưỡng vì động vật chỉ có thể lấy chất hữu cơ từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua quá trình tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa để xây dựng cơ thể.

 

Câu 2: Sinh vật tự dưỡng có vai trò gì trong sinh giới?

Trả lời:

Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới: Cung cấp O2; thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật; điều hòa khí hậu.

Câu 3: Sinh vật lấy vào và thải ra chất gì trong quá trình trao đổi chất?

Trả lời:

  • Lấy vào , chất khoáng, C, , thức ăn
  • Thải ra môi trường , , , (thực vật); phân, nước tiểu, C(động vật).

Câu 4: Nếu quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Đề xuất biện pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng đó.

Trả lời:

  • Quá trình trao đổi chất giữa môi trường và cơ thể bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể, khiến cơ thể chúng ta gặp phải những triệu chứng bất thường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi, chúng ta cần tạo cho mình một lối sống lành mạnh:
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Uống nhiều nước
  • Có chế độ ăn uống hợp lí
  • Ngủ đủ giấc
  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao việc ngủ đủ quan trọng đối với trao đổi chất?

Trả lời:

Ngủ đủ giờ và chất lượng là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và đặc biệt là quan trọng đối với quá trình trao đổi chất:

  • Phục hồi năng lượng: Khi ngủ, cơ thể tiêu tốn ít năng lượng hơn so với khi tỉnh táo. Điều này giúp cơ thể có thời gian và năng lượng cần thiết để phục hồi và tái tạo tế bào, đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng của não.
  • Tăng cường sản xuất hormone: Việc ngủ đủ giờ giúp cân bằng hormone trong cơ thể.
  • Tái tạo tế bào: Trong quá trình ngủ, cơ thể tiến hành quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào. Điều này rất quan trọng để duy trì sức khỏe của các cơ quan và mô, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
  • Kiểm soát cân nặng: Thiếu ngủ có thể gây ra thay đổi trong cân nặng và tăng nguy cơ béo phì. Ngủ đủ giờ giúp duy trì sự cân bằng giữa hormone ghrelin (kích thích đói) và hormone leptin (kích thích no), giúp kiểm soát ăn uống và cân nặng.
  • Kiểm soát đường huyết: Ngủ đủ giờ cũng quan trọng để duy trì sự cân bằng đường huyết và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường huyết, bao gồm cả tiểu đường.
  • Hỗ trợ chức năng của gan: Gan tham gia vào quá trình trao đổi chất và lọc các chất độc hại khỏi cơ thể. Khi ngủ, gan có thể hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ các chất cặn và chất độc hại.

Câu 2: Tác động của stress lên quá trình trao đổi chất là gì và làm thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng đó?

Trả lời:

  • Tác động của stress:
  • Tăng sản xuất cortisol: gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất, đặc biệt là trong việc kiểm soát đường huyết và cân nặng.
  • Thay đổi ăn uống: Nhiều người có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc chọn lựa thức ăn không lành mạnh khi họ đang trong tình trạng stress gây ra tăng cân và các vấn đề khác liên quan đến chuyển hóa năng lượng.
  • Giảm động lực vận động: Stress dẫn đến mức độ mệt mỏi và mất hứng thú với hoạt động vận động, làm giảm khả năng tiêu thụ năng lượng và ảnh hưởng đến sự cân bằng chuyển hóa.
  • Tăng cảm giác đói và no: Một số người có thể phản ứng với stress bằng cách ăn nhiều hơn hoặc ít hơn gây ra sự thay đổi trong sự cân bằng giữa hormone ghrelin và leptin, ảnh hưởng đến cảm giác đói và no.
  • Để giảm thiểu ảnh hưởng của stress lên quá trình trao đổi chất, có thể thực hiện các biện pháp sau:
  • Thực hành kỹ thuật giảm stress: Điều này có thể bao gồm thiền, yoga, hoặc các phương pháp thư giãn khác.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân đối: Hạn chế ăn quá mức và chọn lựa thức ăn giàu chất xơ, đạm, và vitamin.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động vận động có thể giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ giấc có thể giúp kiểm soát mức stress và hỗ trợ quá trình tái tạo cơ bắp và tế bào.

=> Giáo án sinh học 7 cánh diều bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay