Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều Bài 26: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 26: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều
Xem: => Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)
CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬTBÀI 26 - TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬTI. NHẬN BIẾT (5 câu)
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày nhu cầu nước của cơ thể động vật và người.
Trả lời:
- Nhu cầu nước của động vật phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường.
- Nhu cầu nước của người: Trung bình, mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước. Trẻ em nặng 11 – 20 kg cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày.
Câu 2: Trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người.
Trả lời:
Con đường trao đổi nước ở động vật và người bao gồm các giai đoạn: lấy vào, sử dụng và thải ra.
- Lấy vào: chủ yếu thông qua thức ăn và nước uống.
- Sử dụng: nước được sử dụng trong trao đổi chất chất và các hoạt động sống.
- Thải ra: chủ yếu thông qua hơi thở, bốc hơi qua da, mồ hôi, nước tiểu, nước trong phân.
Trong điều kiện bình thường, trao đổi nước được điều hoà chặt chẽ, lượng nước đưa vào hằng ngày cân bằng với số lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể.
Câu 3: Nhu cầu dinh dưỡng là gì và phụ thuộc và điều gì?
Trả lời:
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loài, lứa tuổi, giai đoạn phát triển của cơ thể và cường độ hoạt động của cơ thể.
Câu 4: Trình bày con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người.
Trả lời:
- Khi ta ăn, thức ăn đi vào ống tiêu hoá. Ống tiêu hoá gồm các cơ quan tạo thành một ống dẫn từ miệng đến hậu môn. Ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
- Thức ăn di chuyển trong ống tiêu hoá và được biến đổi thành chất dinh dưỡng và chất thải. Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu, chất thải được đẩy ra khỏi cơ thể qua hậu môn.
Câu 5: Trình bày con đường vận chuyển các chất ở động vật.
Trả lời:
- Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,...) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể còn động vật đa bào thì có hệ vận chuyển các chất.
- Ở động vật đa bào có cấu trúc cơ thể phức tạp thì hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn.
- Ở người, con đường vận chuyển các chất thông qua hai vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn lớn: vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nước được cung cấp cho cơ thể qua con đường nào?
Trả lời:
Nguồn cung cấp nước cho cơ thể: Cơ thể được cung cấp nước chủ yếu qua thức ăn và đồ uống. Một số trường hợp đặc biệt (sốt cao, tiêu chảy, nôn ói,…) có thể bổ sung nước qua đường truyền.
Câu 2: Động vật thu nhận chất dinh dưỡng bằng cách nào?
Trả lời:
Phương thức thu nhận chất dinh dưỡng của động vật: Động vật dinh dưỡng kiểu dị dưỡng. Để có được các chất dinh dưỡng cần thiết, động vật ăn các sinh vật khác. Động vật có thể ăn thực vật (động vật ăn cỏ), ăn động vật (động vật ăn thịt) hoặc ăn cả thực vật và động vật (động vật ăn tạp).
Câu 3: Lấy ví dụ về công thức hóa học của hợp chất.
Trả lời:
Ví dụ: Công thức hóa học của khí methane là CH4, của muối ăn là NaCl …
Câu 4: Chế độ dinh dưỡng đủ chất cần đảm bảo điều gì?
Trả lời:
Chế độ dinh dưỡng đủ chất đảm bảo cân bằng giữa 3 nguồn (carbohydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng trong chế độ ăn.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Vì sao cần uống đủ nước mỗi ngày?
Trả lời:
Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh: tiêu hoá tốt, tuần hoàn tốt, tăng cường trao đổi chất, phòng chống bệnh tật → Chúng ta cần uống đủ nước mỗi ngày.
Câu 2: Kể tên một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lý.
Trả lời:
Một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ, ví dụ như suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp,...
Câu 3: Đề xuất cách phòng, tránh bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí.
Trả lời:
Để phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí, chúng ta cần:
- Ăn đủ, cân đối các chất và đa dạng các loại thức ăn kết hợp với tham gia các hoạt động thể dục thể thao hợp lí.
- Thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng, tránh một số bệnh đường tiêu hóa: cần rửa sạch rau quả tươi trước khi ăn, ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; cần tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch.
Câu 4: Tại sao cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp?
Trả lời:
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phát triển thể chất, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch…và kéo dài tuổi thọ. Suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì dưới mọi hình thức, đều đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cá voi sau khi chết đi có ý nghĩa gì đối với hệ sinh thái biển?
Trả lời:
- Ngay cả khi chết, cá voi cung cấp sự sống cho hàng trăm động vật biển trong tối đa 50 năm. Vì vậy, cá voi nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong vòng đời các đại dương của Trái đất.
- Sự phân hủy bắt đầu ngay sau khi cá voi qua đời. Xác cá voi nở ra bằng khí và nổi lên mặt nước, bị cá mập và chim biển ăn xác. Sau đó chìm xuống đáy biển.
- Khi xác cá voi đáp xuống đáy biển, cá mù, cá mập ngủ, cua, tôm hùm và một loạt các động vật ăn xác thối khác sẽ ăn thịt mỡ và cơ cho đến tận xương ® cung cấp thức ăn cho cả hệ sinh thái động vật trong vùng tối đa hai năm.
- Giun nhiều tơ, ốc biển, giun lông và tôm ăn các mô của cá voi đã chết, cho đến xác cá voi chết chỉ còn trơ xương.
- Giun xương ăn xương về mặt hóa học, phá vỡ các thành phần như collagen và chất béo. Ngoài ra, chúng còn đẩy oxy vào xương làm tăng tốc độ phân hủy. Giai đoạn này kéo dài tới 10 năm.
- Ngoài ra, xương cá voi chết còn bị chiếm giữ bởi vi khuẩn tạo ra hydro sunfua, một loại khí có mùi trứng thối. Các loài động vật thân mềm và giun ống ăn các chất hóa học tiết ra từ xương.
Câu 2: Nêu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống ung thư dạ dày .
Trả lời:
- Nuyên nhân:
+ Nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori.
+ Polyp dạ dày (sự phát triển bất thường của mô hình thành trên niêm mạc dạ dày).
+ Bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại, hoặc có tiền căn phẫu thuật các bệnh lý lành tính ở dạ dày.
+ Đàn ông có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ.
+ Hút thuốc lá, uống rượu bia.
+ Chế độ ăn có nhiều thực phẩm có chứa chất bảo quản, ăn nhiều thức ăn nướng hoặc xông khói/ ngâm muối, ăn ít rau củ quả như đồ ăn lên men, thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói.
+ Béo phì.
+ Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chảy máu dạ dày, sụt cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi quá mức,...
- Biện pháp phòng chống:
+ Duy trì chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi khoa học.
+ Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ.
+ Hạn chế ăn các thực phẩm giàu nitric và amin thứ cấp như dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng. Bởi vì khi đi vào dạ dày, các chất này sẽ kết hợp thành độc tố gây nguy cơ ung thư.
+ Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích.
+ Hạn chế đồ ăn công nghiệp và nước ngọt đóng chai.
+ Chủ động tầm soát ung thư dạ dày sớm đối với các trường hợp có yếu tố nguy cơ.
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật