Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều Bài 28: Cảm ứng ở động vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 28: Cảm ứng ở động vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều
Xem: => Giáo án sinh học 7 cánh diều (bản word)
CHƯƠNG IX: CẢM ỨNG Ở SINH VẬTBÀI 28 - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬTI. NHẬN BIẾT (4 câu)
I. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Em hiểu thế nào về tập tính?
Trả lời:
Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường.
Câu 2: Nêu vai trò của tập tính.
Trả lời:
Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống; đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
Câu 3: Tập tính phân loại như thế nào?
Trả lời:
- Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp như tập tính kiếm ăn, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, trốn tránh kẻ thù, sống bầy đàn,…
- Gồm 2 loại:
+ Tập tính bẩm sinh
+ Tập tính học được
Câu 4: Vận dụng các hiểu biết về tập tính có lợi ích gì?
Trả lời:
Nhờ vận dụng các hiểu biết về tập tính, có thể xây dựng một số thói quen tốt ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng, học tập và làm việc khoa học,...
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Phân loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Trả lời:
Nội dung | Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
Đặc điểm | - Là loại tập tính sinh ra đã có. - Được di truyền từ bố mẹ. - Đặc trưng cho loài. | - Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể. - Được hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm. - Đặc trưng cho từng cá thể. |
Câu 2: Lấy ví dụ về tập tính bẩm sinh.
Trả lời:
Ví dụ: Nhện giăng tơ, thú con bú sữa mẹ,…
Câu 3: Lấy ví dụ về tập tính học được.
Trả lời:
Ví dụ: Động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt, khỉ trèo lên ghế lấy thức ăn trên cao hoặc dùng đá đập hạt cứng để ăn,…
Câu 4: Lấy ví dụ minh họa sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng.
Trả lời:
Ví dụ: nuôi ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại
III. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Những động vật sống thành đàn có lợi ích gì?
Trả lời:
Lợi ích: giúp các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau sinh sống và phát triển, duy trì nòi giống, các cá thể sau sẽ chọn lọc và giữ lại các đặc điểm tốt từ đời trước.
Câu 2: Người ta ứng dụng hiểu biết về tập tính như thế nào?
Trả lời:
- Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma tuý
- Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim phá hoại mùa màng
- Sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng
- Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại,...
Câu 3: Nêu một số tập tính ở động vật mà em biết.
Trả lời:
Ví dụ tập tính ở một số động vật: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến, tập tính tính di cư của chim, tập tính tập thể dục buổi sáng ở người,…
Câu 4: Người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm. Giải thích.
Trả lời:
Người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm vì:
- Tập tính kiếm ăn của mực là vào ban đêm → Đi câu mực vào ban đêm sẽ có tần xuất bắt gặp mực cao hơn.
- Ngoài ra, vào ban đêm, mực bị thu hút bởi nguồn ánh sáng do ngư dân tạo ra. Chiếu ánh sáng xuống mặt nước, ánh đèn câu sẽ thu hút động vật phù du, con mồi nhỏ, các loài cá nhỏ, theo đó, mực cũng sẽ bị thu hút đến tìm thức ăn → Bắt được nhiều mực hơn.
Câu 5: Giải thích câu tục ngữ “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”?
Trả lời:
Chuồn chuồn có hai đôi cánh dài, mỏng và có các nan hút được không khí. Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Khi trời nắng, không khí khô ráo, nhiệt độ cao thì áp suất khí quyển thấp. Khi đó, cánh của chuồn chuồn nhẹ và áp suất khí quyển thấp nên chuồn chuồn dễ dàng bay lên cao. Trước lúc trời mưa, không khí có độ ẩm cao và nhiệt độ giảm xuống, lúc đó áp suất khí quyển tăng lên. Không khí ẩm đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng trọng lượng của cánh đồng thời áp suất khí quyển lớn tác dụng vào cánh chuồn chuồn khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Vì sao tập tính quan trọng đối với tồn tại của một loài động vật?
Trả lời:
Tập tính quan trọng đối với sự tồn tại của một loài động vật vì:
- Tìm kiếm nguồn thức ăn: Tập tính giúp động vật tìm kiếm và chiếm lấy nguồn thức ăn để duy trì sự sống. Đây là một yếu tố quan trọng để duy trì sự sinh tồn và phát triển của một loài.
- Giao phối và sinh sản: Tập tính giúp động vật tìm kiếm đối tác để giao phối và sinh sản. Qua quá trình này, các loài động vật có thể duy trì nòi giống.
- Phòng thủ và tự bảo vệ: Một số tập tính giúp các loài động vật phòng thủ và tự vệ trước các mối đe dọa từ môi trường hoặc đối tác. Ví dụ, một số loài có thể chạy, bay, hoặc gầm để đánh lạc hướng hoặc đe dọa kẻ thù.
- Tìm kiếm môi trường sống: Tập tính giúp động vật tìm kiếm và xác định môi trường sống phù hợp. Điều này rất quan trọng để xác định các điều kiện sống tối ưu và đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
- Học hỏi và thích ứng: Một số tập tính cho phép động vật học hỏi và thích ứng với môi trường xung quanh. Việc này giúp động vật tìm ra những điều kiện sống tốt hơn và tăng khả năng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt hay thay đổi.
Câu 2: Nêu vai trò của tập tính trong quá trình tiến hóa của động vật?.
Trả lời:
- Trong quá trình tiến hóa của động vật, tập tính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và thích nghi của loài.
- Tập tính giúp động vật tương tác với môi trường xung quanh, đáp ứng và thích nghi với những thay đổi trong môi trường sống. Nó giúp động vật tìm kiếm thức ăn, xây dựng tổ, tìm vị trí sinh sản, di chuyển, tự bảo vệ và tương tác xã hội với các đồng loại.
- Ví dụ, tập tính tìm kiếm mồi giúp động vật tìm kiếm và thu thập thức ăn cần thiết để sống. Tập tính xây dựng tổ giúp các loài xây dựng nơi sinh sống và bảo vệ con cái. Tập tính di chuyển giúp động vật tìm kiếm nguồn lợi mới hoặc tránh những nguy hiểm.
- Tập tính cũng có thể tương thích với các thay đổi trong môi trường sống theo thời gian. Những cá thể có tập tính phù hợp và hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm thức ăn, tìm kiếm nguồn nước hay tránh những tác động tiêu cực sẽ có cơ hội sống sót và sinh sản tốt hơn. Theo thời gian, những tập tính này có thể được di truyền thành tập tính phổ biến trong quần thể động vật, góp phần vào quá trình tiến hóa.
=> Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 28. Tập tính ở động vật