Bài tập file word Sinh học 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật; 12: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật; 12: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11+12: SINH SẢN Ở SINH VẬT VÀ CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Em hiểu thế nào về sinh sản hữu tính? Sinh sản hữu tính có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Đặc điểm:

+ Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.

+ Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

Câu 2: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như thế nào?

Trả lời:

- Độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản,… của mỗi sinh vật do đặc điểm của loài quy định.

- Hormone là yếu tố tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật.

+ Ở thực vật, hormone điều hoà sự ra hoa, kích thích và ức chế trổ hoa, đậu quả, chín và rụng quả.

+ Ở động vật, các hormone sinh dục tác động lên quá trình hình thành tinh trùng, trứng và các đặc điểm giới tính của động vật

Câu 3: Sự thống nhất về cấu trúc của cơ thể được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự thống nhất về cấu trúc:

- Cơ thể đơn bào chỉ có một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.

- Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, cơ quan khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 4: Nêu khái niệm, đặc điểm của các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

Trả lời:

Tiêu chí

Nảy chồi

Trinh sản

Phân mảnh

Khái niệm

Từ cơ thể mẹ nảy ra một cái chồi. Chồi này phát triển thành cá thể mới.

Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới.

Cá thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ.

Đặc điểm

- Lúc đầu, cá thể mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. Sau khi trưởng thành, mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ.

- Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ.

- Cá thể mới luôn là giống đực.

- Cá thể mới có vật chất di truyền khác cơ thể mẹ.

- Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể mới hoàn thiện.

- Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ.

 

Câu 5: Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong việc sinh đẻ ở người?

Trả lời:

Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh ở người, giúp các cặp vợ chồng vô sinh có thể sinh con.

Câu 6: Nêu vai trò và ứng dụng sinh sản hữu tính. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm các giai đoạn nào?

Trả lời:

- Vai trò: Các cơ thể con được sinh ra từ sinh sản hữu tính vừa mang những đặc điểm giống nhau, giống bố mẹ, vừa mang những đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ → Nhờ đó, sinh sản hữu tính hình thành thế hệ con đa dạng về di truyền, dẫn đến tăng khả năng thích nghi của loài với môi trường sống.

- Ứng dụng: Sinh sản hữu tính được ứng dụng nhiều trong thực tiễn để tạo các giống mới cho năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo và chọn lọc → Nhờ đó, con người sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm làm giảm bớt nạn đói và thiếu dinh dưỡng trên thế giới.

- Gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau, đó là: Hình thành tinh trùng và hình thành trứng, thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 7: Em hãy lấy ví dụ thực tế cho thấy đặc điểm của loài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.

Trả lời:

- Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì 1 năm mới bắt đầu ra hoa, có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,…

- Ở động vật, lợn cỏ A Lưới đẻ lần đầu khi 10 - 12 tháng tuổi, đẻ 1 – 2 lứa/năm, số con từ 5 – 6 con/ 1 lứa. Trong khi đó, ở mèo đẻ lần đầu khi 5 – 9 tháng tuổi, số lứa 3 – 4 lứa/năm, số con khoảng 3 con/lứa.

Câu 8: Sự thống nhất về hoạt động sống của cơ thể được biểu hiện như thế nào? Nêu mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường.

Trả lời:

- Sự thống nhất về hoạt động sống: Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại, trong đó, trao đổi chất gắn liền với chuyển hoá năng lượng, nhờ trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản.

- Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường.

Câu 9: Giâm cành, chiết cành được thực hiện và ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

- Phương pháp:

+ Giâm cành: Cắt một đoạn thân, cành có mắt có chồi của một cây → Đem các đoạn thân, cành cắm nghiêng cho đầu dưới vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.

+ Chiết cành: Khi chiết cành, chọn cây khỏe, mập → Gọt 1 đoạn vỏ → Bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc → Đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng → Tạo thành cây con.

- Ứng dụng: Giâm cành, chiết cành cũng là những biện pháp để nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng.

Câu 10: Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

Trả lời:

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống vì:

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả các hoạt động sống ở tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.

Câu 11: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Trả lời:

Điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.

Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Đặc điểm di truyền

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.

- Ít đa dạng về mặt di truyền.

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ.

- Đa dạng về mặt di truyền.

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của môi trường sống.

Phân biệt:

- Hoa lưỡng tính: Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

- Hoa đơn tính: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ trên một hoa.

Câu 12: Nêu biện pháp để làm cây ra hoa trái vụ.

Trả lời:

- Trước khi tiến hành xử lý ra hoa trái vụ phải xem xét cây có khả năng ra hoa hay không và có bị sâu bệnh không.

- Đối với những cây còn tơ mới ra hoa 2-3 mùa thì không nên xử lý vì hiệu quả sẽ thấp hơn rất nhiều so với cây trưởng thành.

- Không nên thúc cho cây ra hoa trái nhiều quá mà chỉ ở mức vừa phải, nếu không cây sẽ mau suy kiệt không cho trái lâu dài được

- Để cây ăn quả ra hoa sớm hay muộn phải có những tác động khác nhau (tùy vào từng loại cây trồng).

+ Tác động cơ giới: Khoanh vỏ, cắt bớt rễ, băm vỏ thân cây, ngắt một phần lá hay toàn bộ lá.

+ Tác động vật lý: Xiết nước, tạo khô hạn, ngưng bón đạm để thay đổi tỷ lệ C/N.

+ Tác động hóa học: Dùng các hóa chất để hỗ trợ như Thiuoure, Paclobutrazol, Etrel, Doal 2X, KNO3, KCLO3, GA3, Progibb, CaCl2

- Việc sử dụng hóa chất gần như là biện pháp phổ biến để kích thích cây trồng ra hoa trái vụ. Tuy nhiên những hóa chất này cũng là con dao 2 lưỡi, sẽ để tàn dư gây hại khá lớn đối với cây và đất trồng.Vì vậy, nếu có ý định sử dụng hóa chất kích thích thì nên sử dụng liều lượng vừa phải.

Câu 13: Trong cơ thể sống, khi hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường sẽ gây ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Trong cơ thể sống hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng đến sự chuyển hoá năng lượng của tế bào, tế bào không thể lớn lên, sinh sản, cảm ứng bình thường. Từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể

Câu 14: Sinh sản vô tính tác động như thế nào đến quần thể sinh vật?

Trả lời:

- Tăng tốc độ sinh trưởng của quần thể: Vì không cần sự kết hợp giữa cá thể đực và cái, quá trình sinh sản vô tính diễn ra nhanh hơn, tăng tốc độ tạo ra các thế hệ mới, làm tăng tốc độ sinh trưởng của quần thể.

- Sự lan rộng nhanh chóng của các gen có lợi: Trong một môi trường có những áp lực lựa chọn cụ thể, các gen có lợi có thể lan rộng nhanh chóng trong sinh sản vô tính.

- Thiếu sự đa dạng gen: Vì không có thụ tinh, các cá thể sinh sản vô tính có thể có kiểu gen giống hệt nhau, dẫn đến giảm đa dạng nguồn gen trong quần thể.

- Giảm  khả năng sống sót trong môi trường thay đổi: Sinh sản vô tính tạo các cá thể giống hệt nhau nên khi môi trường thay đổi đột ngột sẽ gây chết hàng loạt.

Câu 15: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Trả lời:

- Tất cả các thành phần cấu trúc của tế bào, tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong một cơ thể đều có sự liên quan, phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động sống của cơ thể: Nhờ cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

- Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại mật thiết đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

Câu 16: Động vật có vú  mang thai và sinh con có ưu điểm gì so với đẻ trứng?

Trả lời:

- Phôi được nuôi dưỡng bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai nên thai nhi luôn có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.

- Phôi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây hại.

Câu 17: Khi cầu thủ đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể đã tham gia vào hoạt động này?

Trả lời:

Khi đá bóng, có sự phối hợp hoạt động của: Hệ vận động (cơ và xương), hệ tuần hoàn (tim và hệ mạch), hệ hô hấp (khí quản, phế quản, phổi), hệ bài tiết (da), hệ thần kinh (não, dây thần kinh), hệ nội tiết.

Câu 18: Có những loại sinh vật nào có thể thay đổi giới tính trong quá trình sinh sản hữu tính?

Trả lời:

- Cá nhện: Một số loài cá nhện có khả năng thay đổi giới tính, trong đó con cái trưởng thành có thể biến thành đực hoặc ngược lại.

- Cá: Nhiều loài cá như cá cơm, cá ngựa và cá mập có khả năng thay đổi giới tính tùy thuộc vào các yếu tố môi trường và quy tắc xã hội trong đàn.

- Bọ ngựa: Một số loài bọ ngựa có khả năng thay đổi giới tính, với khả năng biến đực thành cái để cải thiện khả năng sinh sản.

- Sò: Nhiều loài sò có khả năng thay đổi giới tính, với khả năng biến đực thành cái hoặc ngược lại.

- Cá sấu: Cá sấu có thể thay đổi giới tính tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nơi trứng được ấp.

Câu 19: Tại sao giấc ngủ là cần thiết đối với cơ thể?

Trả lời:

Giấc ngủ là cần thiết đối với cơ thể vì nó có những vai trò quan trọng:

- Phục hồi sức khỏe: Khi ngủ, cơ thể có thể tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương, giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

- Tăng cường chức năng não: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố kỹ năng học tập và ghi nhớ thông tin mới. Nó giúp cải thiện tầm chú ý, tăng cường khả năng tập trung và giải quyết vấn đề.

- Điều chỉnh cân bằng hormone: Khi ngủ, cơ thể sản xuất hormone cần thiết để điều chỉnh quá trình tăng trưởng, tăng cường sự phát triển và duy trì cân bằng nội tiết.

- Khôi phục năng lượng: Giấc ngủ đầy đủ giúp khôi phục năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo, làm tăng hiệu suất làm việc, sáng tạo và tăng cường sức mạnh cơ thể.

Câu 20: Trình bày các giai đoạn của quá trình sinh sinh sản ở người.

Trả lời:

Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở người:

- Hình thành tinh trùng và hình thành trứng: Nữ giới tạo ra trứng, nam giới tạo ra tinh trùng.

- Thụ tinh tạo thành hợp tử: Trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của nữ giới. Gặp điều kiện thuận lợi, trứng được thụ tinh với tinh trùng để tạo thành hợp tử.

- Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới: Theo ngày tháng, nhờ chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ được lấy qua nhau thai, hợp tử phát triển thành phôi thai và phát triển thành một em bé hoàn thiện trong tử cung của người mẹ. Em bé sau đó được mẹ sinh ra thành một cá thể độc lập.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay