Bài tập file word Sinh học 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật; 12: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật; 12: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11+12: SINH SẢN Ở SINH VẬT VÀ CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Em hiểu thế nào về sinh sản? Có mấy hình thức sinh sản? Nêu đặc điểm của sinh sản vô tính. Qua đó trình bày về một hình thức sinh sản vô tính ở thực vật mà em biết.

Trả lời:

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài. Có hai hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Đặc điểm của sinh sản vô tính:

+ Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

+ Đặc điểm: Trong hình thức sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ. Ở thực vật có các hình thức sinh sản vô tính khác nhau như sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng.

- Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

Câu 2: Nêu cấu tạo của hoa. Trình bày quá trình lớn lên của quả.

Trả lời:

Hoa gồm các bộ phận chính:

+ Đài hoa

+ Cánh hoa

+ Nhị hoa (bao phấn, chỉ nhị) – cơ quan sinh giao tử đực

+ Nhuỵ hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn): cơ quan sinh giao tử cái

+ Quá trình lớn lên ở quả: Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.

+ Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới.

Câu 3: Cây lúa khi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thiếu chất chất dinh dưỡng sẽ cho kết quả như thế nào?

Trả lời:

- Cây lúa khi được bón phân đúng loại phân, đúng lượng ở các giai đoạn thì năng suất có thể đạt tới 65 tạ/ha.

- Nếu bón thiếu đạm trong quá trình đẻ nhánh,… thì năng suất của lá giảm xuống khoảng 50 tạ/ha.

Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.

Trả lời:

Ở thực vật, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô (tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ), cơ quan (mạch rây, mạch gỗ), hệ cơ quan (hệ mạch dẫn). Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trao đổi và phản ứng lại với môi trường.

Câu 5: Nêu vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người.

Trả lời:

- Đối với thực vật: Quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt. Khi chín, quả mềm đi, có màu sắc bắt mắt và vị ngọt thơm là những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát tán của hạt.

- Đối với con người: Quả nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý cần cho cơ thể con người (vitamin, khoáng chất, đường,…).

Câu 6: Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày.

Trả lời:

- Quá trình sinh sản của cây rau má: Từ một phần thân bò của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.

- Quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể trùng giày con.

Câu 7: Cá và sao biển có hình thức sinh sản khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:

- Ở cá, các cá thể mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con.

- Ở sao biển, cá thể mới được tạo ra không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ 1 cá thể mẹ ban đầu. 

Câu 8: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như thế nào?

Trả lời:

- Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày:

+ Ở thực vật, có loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài, có loài cây lại ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn.

+ Ở động vật, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.

- Nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật:

+ Ở thực vật, thiếu nước làm cho cây ra ít nụ, ít hoa hoặc không ra hoa nhưng có những loài cây sẽ ra hoa nhiều trong điều kiện khô cằn; nước cũng ảnh hưởng đến sự phát tán quả, hạt, bào tử của nhiều loại cây.

+ Ở động vật, ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh sản ở động vật như ở sâu non ăn lá lúa, ở nhiệt độ 25oC, tỷ lệ đẻ trứng bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.

- Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật:

+ Ở thực vật, chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự ra hoa, tỷ lệ hoa thụ phấn,...

+ Ở động vật, thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

Câu 9: Làm thế nào cơ thể đối phó với căng thẳng và stress?

Trả lời:

- Tập thể dục: Tập luyện đều đặn giúp giảm bớt stress và cải thiện tâm trạng.

- Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Ăn một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng và hạn chế tiêu thụ các chất kích thích giúp tăng cường đề kháng và giảm căng thẳng.

- Thực hiện kỹ năng quản lý stress: Học cách quản lý thời gian, ưu tiên công việc, thiết lập giới hạn và hãy sử dụng các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, tập trung vào những điều tích cực và kỹ năng giải tỏa stress.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia để chia sẻ và giảm căng thẳng.

- Sử dụng kỹ thuật thư giãn: Hãy thử các kỹ thuật thư giãn như massage hoặc nghe nhạc nhẹ để xả stress.

- Ngủ đủ và nghỉ ngơi: Ngủ đủ giấc và thực hiện các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, xem phim để giảm bớt căng thẳng.

- Tránh suy nghĩ cực đoan: Hãy cảnh giác với chính mình và tránh lạm dụng thuốc hoặc chất kích thích.

Câu 10: Điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết. Giải thích.

Trả lời:

Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì: Sinh sản vô tính sẽ tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền và chỉ thích nghi với một điều kiện sống nhất định, do đó khi điều kiện sống thay đổi đột ngột, chúng sẽ có phản ứng giống nhau trước thay đổi đó, dẫn đến chết hàng loạt nếu thay đổi vượt quá ngưỡng chịu đựng.

Câu 11: Nuôi cấy mô được thực hiện và ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

- Phương pháp: Từ một cây ban đầu, tách mô để nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, vô trùng, có đủ chất dinh dưỡng và các chất cần thiết (ví dụ chất kích thích ra rễ,...) sẽ tạo nhiều cây con mới.

- Ứng dụng: Sử dụng phương pháp này có thể nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây sạch bệnh, phục chế giống quý đang bị thoái hóa,…

Câu 12: Thụ phấn là gì? Thụ tinh ở thực vật là gì?

Trả lời:

- Thụ phấn là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.

- Thụ tinh ở thực vật là quá trình kết hợp giữa giao tử đực (chứa trong hạt phấn) với giao tử cái (chứa trong bầu nhuỵ) hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, từ phôi hình thành cơ thể mới.

Câu 13: Vì sao cây cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa?

Trả lời:

Có một vài lý do mà cây cà chua cần đủ 14 lá trước khi ra hoa:

- Chuyển đổi năng lượng: Cây cần tích lũy đủ năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời qua quá trình quang hợp. Khi cây đạt đến mức năng lượng cần thiết, nó sẽ bắt đầu chuyển đổi năng lượng này để sản xuất hoa.

- Cân bằng hormone: Cây cà chua cần duy trì một sự cân bằng hormone trong cơ thể để phát triển đúng cách. Khi cây có đủ 14 lá, nó được cho là đã đạt đến một mức cân bằng hormone ổn định, có thể kích thích quá trình ra hoa.

- Đủ tuổi: Trung bình, một cây cà chua mất khoảng 30-40 ngày để phát triển một lá hoàn chỉnh. Do đó, để có đủ 14 lá, cây cần mất khoảng 420-560 ngày (khoảng hơn 1 năm) để đạt đến độ tuổi trưởng thành đủ để ra hoa.

- Điều kiện môi trường: Một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Khi cây đủ 14 lá, nó thường đạt được sự cân bằng và tuổi trưởng hoàn hảo trong môi trường hiện tại, từ đó kích thích quá trình hoa.

Câu 14: Khi chạy, mối quan hệ giữa tế bào – cơ thể – môi trường diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Khi chạy cơ thể sẽ chuyển hóa glycerin dự trữ thành năng lượng giúp cho cơ thể vận động, cơ qua hô hấp lấy khí oxygen (O2) từ môi trường và thái  khí carbon dioxide (CO2) ra ngoài môi trường. Khi chạy cơ thể nóng lên khi đó cơ thể tiết mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể truyền nhiệt ra ngoài môi trường

Câu 15: Vì sao người ta cần tỉa cành hằng năm đối với một số loài cây?

Trả lời:

Người ta cần tỉa cành hằng năm đối với một số loài cây vì: Đối với một số loài cây như bích đào, trúc đào, phương pháp tỉa cành có thể giúp cây hoa phân bố đều chất dinh dưỡng, tạo dáng cây và khống chế mọc vống, xúc tiến cây ra hoa nhiều.

Câu 16: Nêu vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn.

Trả lời:

- Vai trò: Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật.

- Ứng dụng: Trong thực tiễn, người ta thực hiện nhân nhanh giống cây trồng và duy trì các đặc điểm tốt của sinh vật bằng các phương pháp như: nuôi cấy mô, giâm cành, chiết cành.

Câu 17: Quả cà chua được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Sự hình thành quả cà chua:

- Sau khi được thụ tinh, noãn phát triển thành hạt. Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành nên 1 hạt, vỏ noãn hình thành nên vỏ hạt.

- Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.

Câu 18: Cần chú ý điều gì khi bổ sung chất dinh dưỡng cho vật nuôi?

Trả lời:

Những điều cần chú ý khi cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi:

- Ở giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loài, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.

- Giai đoạn mang thai, nuôi con: Bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp kết hợp với chăm sóc vận động, tắm chải hợp lý nhất là cuối giai đoạn mang thai.

Câu 19: Nêu mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể:

- Các hoạt động sống trong tế bào bao gồm: trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp độ tế bào và ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ.

- Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.

- Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.

Câu 20: Trong đàn ong, hãy phân biệt ong thợ và ong chúa và giải thích sự khác biệt đó.

Trả lời:

- Ong chúa và ong thợ đều được sinh ra từ trứng đã thụ tinh. Tuy nhiên, ong chúa được chăm sóc trong mũ chúa ngay từ bé và được cho ăn hoàn toàn bằng sữa ong chúa. Còn ấu trùng ong thợ được nuôi trong các tổ thường và chỉ được cho ăn sữa ong chúa trong 3 ngày đầu tiên rồi được nuôi bằng mật ong và phấn hoa cho tới khi trưởng thành.

- Về vai trò:

+ Ong chúa là một con ong cái phát triển hoàn chỉnh. Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng để tăng quân đồng thời đảm bảo sự tồn tại của đàn ong. Đồng thời, con ong chúa còn có nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội của đàn ong

+ Ong thợ đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong đàn ong như xây tổ, chăm sóc ấu trùng, ong non và ong chúa, tìm kiếm thức ăn, phòng chống kẻ thù,…

- Trong tổ ong có sự khác nhau về hình thái và vai trò của các loại ong chúa, ong thợ và ong đực vì để đảm bảo trật tự xã hội trong một tổ ong.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay