Bài tập file word Sinh học 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
(PHẦN 4 – 20 CÂU)

Câu 1: Em hiểu như thế nào về hô hấp tế bào? Viết phương trình tổng quát dạng chữ của hô hấp tế bào. Hô hấp tế bào có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình này, tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước.

- Phương trình tổng quát:

Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

- Đặc điểm:

+ Tất cả các tế bào trong cơ thể sống đều có quá trình hô hấp tế bào.

+ Tốc độ hô hấp tế bào nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.

+ Hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể.

Câu 2: Khí khổng có cấu tạo và chức năng gì?

Trả lời:

Cấu tạo:

+ Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

+ Tế bào hình hạt đậu có thành trong dày và thành ngoài mỏng, chứa nhiều lục lạp, có vai trò đóng, mở khe khí khổng.

Chức năng: Khí khổng là bộ phận thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước chủ yếu của cây.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về chất dinh dưỡng? Chất dinh dưỡng được chia thành mấy loại? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

Trả lời:

- Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất hoá học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào.

- Phân loại: Nhóm chất cung cấp năng lượng (carbohydrate, protein, lipid) và nhóm chất không cung cấp năng lượng (vitamin, chất khoáng và nước).

- Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống như tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hoá học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống, tham gia điều hòa các hoạt động sống,…

Câu 4: So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

Trả lời:

 

Loại mạch

Hướng vận chuyển chủ yếu

Chất được vận chuyển

Nguồn gốc của chất được vận chuyển

Mạch gỗ

Từ rễ lên thân và lá cây (dòng đi lên).

Chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan.

Từ môi trường bên ngoài được hấp thụ vào rễ.

Mạch rây

Từ lá cây đến các cơ quan cần sử dụng hoặc cơ quan dự trữ của cây như hạt, củ, quả (dòng đi xuống).

Chủ yếu là chất hữu cơ (đường).

Được tổng hợp từ quá trình quang hợp của cây.

Câu 5: Trình bày con đường vận chuyển các chất ở động vật.

Trả lời:

- Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,...) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể còn động vật đa bào thì có hệ vận chuyển các chất.

- Ở động vật đa bào có cấu trúc cơ thể phức tạp thì hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn.

- Ở người, con đường vận chuyển các chất thông qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

Câu 6: Tại sao việc ngủ đủ quan trọng đối với trao đổi chất?

Trả lời:

Ngủ đủ giờ và chất lượng là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và đặc biệt là quan trọng đối với quá trình trao đổi chất:

- Phục hồi năng lượng: Khi ngủ, cơ thể tiêu tốn ít năng lượng hơn so với khi tỉnh táo. Điều này giúp cơ thể có thời gian và năng lượng cần thiết để phục hồi và tái tạo tế bào, đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng của não.

- Tăng cường sản xuất hormone: Việc ngủ đủ giờ giúp cân bằng hormone trong cơ thể.

- Tái tạo tế bào: Trong quá trình ngủ, cơ thể tiến hành quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào. Điều này rất quan trọng để duy trì sức khỏe của các cơ quan và mô, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

- Kiểm soát cân nặng: Thiếu ngủ có thể gây ra thay đổi trong cân nặng và tăng nguy cơ béo phì. Ngủ đủ giờ giúp duy trì sự cân bằng giữa hormone ghrelin (kích thích đói) và hormone leptin (kích thích no), giúp kiểm soát ăn uống và cân nặng.

- Kiểm soát đường huyết: Ngủ đủ giờ cũng quan trọng để duy trì sự cân bằng đường huyết và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường huyết, bao gồm cả tiểu đường.

- Hỗ trợ chức năng của gan: Gan tham gia vào quá trình trao đổi chất và lọc các chất độc hại khỏi cơ thể. Khi ngủ, gan có thể hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ các chất cặn và chất độc hại.

Câu 7: Tại sao quá trình quang hợp quan trọng đối với chuỗi thức ăn và sự sống trên Trái Đất?

Trả lời:

- Quá trình quang hợp quan trọng đối với chuỗi thức ăn và sự sống trên Trái Đất vì nó cung cấp năng lượng và nguồn cung cấp dinh dưỡng cơ bản cho hầu hết các dạng sống. Thực vật sử dụng quang hợp để tạo ra glucose và các hợp chất hữu cơ khác, từ đó cung cấp năng lượng cho bản thân chúng và cả cho các sinh vật ăn thịt hoặc ăn thực vật.

- Ngoài ra, quá trình quang hợp còn sản sinh ra oxy, cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật có vú và hầu hết các loại động vật khác. Điều này tạo nên chu trình sinh thái phong phú, cung cấp năng lượng và tạo ra nguyên liệu cơ bản để duy trì và phát triển đời sống trên Trái Đất. Nếu không có quang hợp, chuỗi thức ăn và cả cơ cấu đời sống trên Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  

Câu 8: Ở các nhiệt độ 13oC, 21oC, 35oC, quang hợp ở cây cà chua thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Ở 13oC: Lá có ít hạt diệp lục, cây quang hợp yếu

- Ở 21oC: Lá có nhiều hạt diệp lục, cây quang hợp mạnh

- Ở 35oC: Lá vàng, úa dần do hạt diệp lục bị phân hủy

Câu 9: Vì sao nên bảo quản rau củ ở ngăn mát thay vì ở ngăn đá?

Trả lời:

Vì trong rau quả đều chứa một hàm lượng nước (khá nhiều) nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả nhanh bị hỏng.

Câu 10: Một số loài thú biển (như rái cá biển, báo biển, sư tử biển, cá heo, cá voi...) thở bằng phổi nhưng lại có thể ở dưới nước một thời gian dài. Giải thích.

Trả lời:

- Trong máu thú biển chứa một lượng lớn oxy và thể khí CO2. Mặt khác, tỷ lệ máu so với thể trọng cơ thể của thú biển thông thường lớn nhiều hơn so với động vật sống trên cạn.

- Trong cơ thịt của thú biển có một loại albumin cơ hồng, rất dễ kết hợp với oxy. Khi chúng nhô lên khỏi mặt nước để thay đổi không khí, oxy được hít vào, một phần kết hợp với albumin cơ hồng hình thành trạng thái kết hợp hóa học, tích trữ trong cơ. Albumin này càng nhiều, oxy được tích trữ càng lớn.

- Ngoài ra, tần số thở bình thường của thú biển tuy rất thấp, nhưng khả năng hít oxy và nén khí CO2 lại rất mạnh, có lợi cho cuộc sống dưới nước của chúng.

Câu 10: : Kể tên một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lý. Đề xuất cách phòng, tránh bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lý.

Trả lời:

Một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ, ví dụ như suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp,...

Để phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí, chúng ta cần:

- Ăn đủ, cân đối các chất và đa dạng các loại thức ăn kết hợp với tham gia các hoạt động thể dục thể thao hợp lý.

- Thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng, tránh một số bệnh đường tiêu hóa: cần rửa sạch rau quả tươi trước khi ăn, ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; cần tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch.

Câu 11: Trình bày con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người.

Trả lời:

Con đường:

- Khi ta ăn, thức ăn đi vào ống tiêu hoá. Ống tiêu hoá gồm các cơ quan tạo thành một ống dẫn từ miệng đến hậu môn. Ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.

- Thức ăn di chuyển trong ống tiêu hoá và được biến đổi thành chất dinh dưỡng và chất thải. Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu, chất thải được đẩy ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Câu 12: Trình bày con đường trao đổi nước của cơ thể động vật và người.

Trả lời:

Con đường trao đổi nước ở động vật và người bao gồm các giai đoạn: lấy vào, sử dụng và thải ra.

- Lấy vào: chủ yếu thông qua thức ăn và nước uống.

- Sử dụng: nước được sử dụng trong trao đổi chất chất và các hoạt động sống.

- Thải ra: chủ yếu thông qua hơi thở, bốc hơi qua da, mồ hôi, nước tiểu, nước trong phân.

- Trong điều kiện bình thường, trao đổi nước được điều hoà chặt chẽ, lượng nước đưa vào hằng ngày cân bằng với số lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể.

Câu 13: Trồng xen canh, luân canh trong nông nghiệp có tác dụng gì? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Xen canh là trồng xen hai hay nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích đồng ruộng. Giúp sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và điều hoà dinh dưỡng.

Ví dụ:

+ Trồng ngô xen đậu tương. 

+ Trồng ớt ngọt và cải ngọt. 

+ Trồng ngô xen mía.

- Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích, làm giảm sự phụ thuộc vào các loại chất dinh dưỡng, áp lực sâu bệnh và cỏ dại, cũng như giảm xác suất phát triển các loại sâu bệnh và cỏ dại kháng thuốc.

Ví dụ: Trồng ngô luân canh với đậu đỏ (trồng đậu trước rồi trồng ngô)

Câu 14: Sinh vật lấy vào và thải ra chất gì trong quá trình trao đổi chất?

Trả lời:

Sinh vật lấy vào và thải ra:

- Lấy vào , chất khoáng, C, , thức ăn

- Thải ra môi trường , , , (thực vật); phân, nước tiểu, C (động vật).

Câu 15: Nồng độ khí carbon dioxide và nồng độ khí oxygen ảnh hưởng đến hô hấp tế bào như thế nào?

Trả lời:

Nồng độ khí carbon dioxide:

- Nồng độ khí carbon dioxide trong không khí (khoảng 0,03%) thuận lợi cho hô hấp tế bào.

- Nồng độ khí carbon dioxide cao gây ức chế hô hấp tế bào do tế bào khó khăn trong việc hấp thụ oxygen – nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào.

Nồng độ khí oxygen:

- Oxygen là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình hô hấp tế bào.

- Nếu nồng độ oxygen của không khí là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm.

Câu 16: Lập bảng so sánh quá trình hô hấp của một vận động viên lúc đang tập luyện với lúc nghỉ ngơi (gợi ý tiêu chí so sánh: nhịp thở, lượng oxygen và glucose, lượng carbon dioxide và nhiệt thải ra,…)

Trả lời:

Tiêu chí

Lúc tập luyện

Lúc nghỉ ngơi

Nhịp thở

Tăng nhanh

Bình thường

Lượng oxygen và glucose cần lấy

Nhiều

Vừa đủ

Lượng carbon dioxide và nhiệt thải ra

Nhiều

Bình thường

Câu 17: Vì sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm đều nhằm một mục đích giảm đến mức tối thiểu cường độ hô hấp tế bào?

Trả lời:

Vì:

- Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ khiến nông sản bị giảm khối lượng và chất lượng.

- Hô hấp tế bào tạo ra nhiệt làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản khiến nông sản càng tăng cường độ hô hấp, dẫn đến thời gian bảo quản ngày càng bị rút ngắn.

- Hô hấp tế bào tạo ra nước làm tăng độ ẩm của môi trường bảo quản khiến tăng cường độ hô hấp của nông sản đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển phá hoại nông sản.

- Hô hấp tế bào lấy oxygen làm thay đổi thành phần không khí của môi trường bảo quản và nồng độ oxygen giảm sẽ khiến nông phẩm bị phân hủy nhanh chóng.

Câu 18: Giải thích tại sao nhiệt độ môi trường, hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

Trả lời:

- Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng. Hô hấp tế bào gồm các phản ứng hóa học với sự xúc tác của các enzyme. Mà các phản ứng này thì phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme khiến cường độ hô hấp tế bào giảm.

- Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào vì nước vừa là môi trường, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong quá trình hô hấp tế bào.

Câu 19: Trình bày sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và hô hấp tế bào theo bảng sau:

Tiêu chí so sánh

Quang hợp

Hô hấp tế bào

Bào quan (nơi diễn ra)

Yếu tố tham gia

Sản phẩm tạo thành

Sự chuyển hóa vật chất

Sự chuyển hóa năng lượng

Phương trình tổng quát

Trả lời:

Tiêu chí so sánh

Quang hợp

Hô hấp tế bào

Bào quan (nơi diễn ra)

Lục lạp của lá

Ti thể của tất cả các tế bào

Yếu tố tham gia

Nước, carbon dioxide, ánh sáng, diệp lục

Chất hữu cơ (glucose), oxygen

Sản phẩm tạo thành

Chất hữu cơ, oxygen

Carbon dioxide, nước, năng lượng (ATP và nhiệt)

Sự chuyển hóa vật chất

Nước, carbon dioxide được sử dụng để tổng hợp nên chất hữu cơ và thải ra oxygen.

Chất hữu cơ (glucose) và oxygen được sử dụng để phân giải thành carbon dioxide, nước.

Sự chuyển hóa năng lượng

Năng lượng mặt trời được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ.

Năng lượng hóa học được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ được chuyển hóa thành năng lượng hóa học dễ sử dụng (ATP) và năng lượng nhiệt.

Phương trình tổng quát

Nước + Carbon dioxide Chất hữu cơ + Oxygen

Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

Câu 20: Chứng minh quang hợp là tiền đề của hô hấp tế bào:

Trả lời:

- Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp carbohydrate và giải phóng khí oxygen từ khí cacbonic và nước.

- Hô hấp là quá trình oxi hóa sinh học của tế bào sống. Trong đó, các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng cho các hoạt động sống của tế bào.

→ Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ chính là nguyên liệu của hô hấp tế bào. Đồng thời, quang hợp lấy khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen làm cân bằng hàm lượng của 2 khí này trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào lấy oxygen để diễn ra.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay