Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI - PHẦN 1
Câu 1: Nêu khái quát cấu tạo cơ thể người.
Trả lời:
- Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân, tay chân
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành
- Cơ quan nằm trong khoang ngực: Tim, phối
- Cơ quan nằm trong khoang bụng: dạ dày, ruột, gan, tuym thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
Câu 2: Nêu vai trò chính và các cơ quan trong hệ vận động.
Trả lời:
- Vai trò chính: định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển
- Các cơ quan:Cơ, xương. Khớp.
Câu 3: Nêu cấu tạo hệ vận động.
Trả lời:
- Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm xương và hệ cơ.
- Hệ xương.
+ Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng.
+ Bộ xương người trưởng thành có khoảng 206 xương được chia thành 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chi (xương tay, xương chân)
+ Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương
- Hệ cơ
+ Ở người có khoảng 600 cơ
+ Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân.
Câu 4: Nêu chức năng của hệ vận động.
Trả lời:
- Chức năng
+ Bộ xương: giúp cơ thể có hình dạng nhất định và bảo vệ cơ thể; giúp cơ thể di chuyển và vận động.
+ Khớp xương: tạo kết nối đòn bẩy tăng khả năng chịu tải cao khi vận động.
+ Chất khoáng và chất hưu cơ trong xương giúp cơ thể vận động linh hoạt và chắc chắn.
Câu 5: Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình 32.1
Trả lời:
- Tuyến nước bọt
- Hầu
- Thực quản
- Dạ dày
- Tụy
- Ruột non
- Ruột già
- Hậu môn
- Túi mật
- Gan
- Miệng
Câu 6: Hãy cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói.
Trả lời:
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng: là khoảng thời gian mà sản phẩm vẫn duy trì được độ an toàn và giá trị dinh dưỡng.
- Giá trị dinh dưỡng: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống, người tiêu dùng có thể tính toán các chỉ số dinh dưỡng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng mục đích khác nhau, tránh gây ra các vấn đề không đáng có ảnh hưởng tới sức khỏe.
Câu 7. Nêu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống của một số bệnh về máu, tim mạch.
Trả lời:
Bệnh |
Nguyên nhân |
Triệu chứng |
Phòng chống |
Thiếu máu |
- Chế độ ăn thiếu sắt - Mất máu: bị thương, kinh nguyệt |
- Mệt mỏi - Da xanh - Tim đập nhanh |
- Ăn thức ăn chứa nhiều sắt. |
Huyết áp cao |
- Luyện tập thể dục thể thao. - Tức giận, sốt - Chế độ ăn nhiều đường, muối, chất béo. → kéo dài sẽ gây bệnh |
- Đau đầu, hoa mắt, ù tai - Mất thăng bằng. - Thở nông - Đau ngực, khó thở… |
- Chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ. - Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều đường, muối, chất béo. |
Xơ vữa động mạch |
- Chế độ ăn uống chưa hợp lý - Hút thuốc lá - Ít vận động. → Cholesterol tăng cao kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch làm hẹp lòng mạch. |
- Đau ngực - Thắt ngực - Khó thở - Tê đột ngột - Yếu ở tay chân… |
- Chế độ ăn uống hợp lý - Hạn chế hút thuốc lá - Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. |
Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu
Trả lời:
- Nếu thiếu huyết tương: máu sẽ không được duy trì ở trạng thái lỏng, không thể lưu thông trong mạch
- Nếu thiếu hồng cầu: máu không thể vận chuyển O2 và CO2.
- Nếu thiếu bạch cầu: con người mất sức đề kháng, không chống lại những tác nhân lạ từ bên ngoài đi vào cơ thể
- Nếu thiếu tiểu cầu: con người không thể cầm máu nếu bị thương.
Câu 9: Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi ?
Trả lời:
- Làm ẩm không khí là do các lớp niêm mạc chất nhày lót bện trong đường dẫn khí
- Làm ấm không khí là do có mạng mao mạch dày , căm máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
Câu 10: Các cơ quan trong hệ hô hấp đã tham gia bảo vệ phổi như thế nào?
Trả lời:
- Lông mũi giũ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giũ các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển liên tục quyết chúng ra khỏi khí quản.
- Nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
- Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng viêm để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.
Câu 11: Cho các thói quen ở người, em hãy nêu nguy cơ xảy ra và đề xuất các biện pháp bằng cách hoàn thành bẳng sau
Thói quen |
Nguy cơ xảy ra |
Đề xuất biện pháp |
Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường |
||
Không uống đủ nước |
||
Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu |
||
Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu |
||
Ăn thức ăn ôi thiu. |
Trả lời:
Thói quen |
Nguy cơ xảy ra |
Đề xuất biện pháp |
Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường |
Hệ bài tiết làm việc quá tải |
Khẩu phần ăn hợp lí: Không quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi |
Không uống đủ nước |
Giảm khả năng bài tiết nước tiểu |
Uống đủ nước mỗi ngày. |
Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu |
Tăng nguy cơ lắng sỏi trong hệ bài tiết nước tiểu |
Không nên nhịn tiểu lâu |
Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu |
Tăng nguy cơ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu. |
Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. |
Ăn thức ăn ôi thiu. |
Gây độc hại cho hệ bài tiết nước tiểu. |
Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm chất độc hại. |
Câu 12: Sau khi ăn mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?
Trả lời:
Ăn mặn khiến các tế bào bị mất nước, cơ thể gửi tín hiệu lên não đòi hỏi phải bổ sung thêm lượng nước cần thiết để giảm nồng độ muối trong cơ thể.
Câu 13: Em hãy vận dụng các kiến thức đã học trong bài để đưa ra các cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.
Trả lời:
- Đối với người lớn:
+ Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai;
+ Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi);
+ Có bệnh lý về tai, mũi, họng cần điều trị sớm.
- Đối với trẻ nhỏ:
+Vệ sinh tay sạch sẽ;
+ Đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời;
+ Cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi, vì sữa mẹ hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn;
+ Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuốc lá.
Câu 14: Vận dụng hiểu biết về các tuyến nội tiết, em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, nêu tác dụng của biện pháp đó.
Trả lời:
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe:
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vi chất;
- Tránh stress, căng thẳng kéo dài;
- Hoạt động thể lực vừa sức thường xuyên;
- Ngủ đủ và ngủ sâu giấc; …
Câu 15: Cần làm gì khi bị bỏng lạnh?
Trả lời:
Khi bị bỏng lạnh, việc đầu tiên và quan trọng nhất là nhanh chóng làm nóng cơ thể để giữ ấm và ngăn chặn tác động lạnh gây tổn thương. Dưới đây là các bước cần thực hiện khi bị bỏng lạnh:
- Di chuyển vào nơi ấm: Đưa người bị bỏng lạnh vào một nơi ấm ngay lập tức để ngăn chặn tác động của lạnh.
- Thay đổi trang phục ướt: Nếu quần áo của người bị bỏng lạnh ướt, hãy thay ngay bằng quần áo khô và ấm.
- Sử dụng ấm tay hoặc ấm nước ấm: Đặt bàn tay hoặc bình nước ấm lên vùng bị tổn thương để làm nóng cơ thể. Đừng sử dụng nước nóng quá mức, vì có thể gây tổn thương da.
- Ăn uống và uống nước nóng: Cung cấp thức ăn và đồ uống nóng để tăng cường nhiệt độ cơ thể.
- Mặc thêm lớp áo ấm để giữ nhiệt cơ thể.
- Tìm nơi nghỉ ngơi ấm: Nếu có thể, tìm nơi nghỉ ngơi có mái che và tránh gió lạnh.
- Sử dụng túi ấm hoặc chăn ấm: Đặt túi ấm hoặc chăn ấm quanh cơ thể để giữ ấm.
- Thay đổi hoạt động: Tránh những hoạt động đòi hỏi năng lượng cao và tăng cường giữ nhiệt.
- Điều trị tình trạng y tế: Nếu tình trạng bỏng lạnh nghiêm trọng, hãy liên hệ với đội y tế cấp cứu.
Câu 16: Tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. giải thích.
Trả lời:
Tập thể dục thể thao (TDTT) giúp cho
- Hệ thần kinh linh hoạt hơn do TDTT làm tăng lượng tăng lưu lượng máu và O2 tới não.
- Tăng sức khỏe hô hấp: do TDTT tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.
- Duy trì cân nặng hợp lý nhờ tăng phân giải lipid
- Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ: do TDTT kích thích tái tạo tế bào cơ, tăng hấp thụ Glucose và sử dụng O2 và tăng lưu lượng máu đến cơ nên cơ tim và thành mạch khỏe hơn: Do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn.
Câu 17: Hãy nêu các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp đó theo mẫu trong bảng
Biện pháp tránh thai |
Tác dụng |
Trả lời:
Biện pháp tránh thai |
Tác dụng |
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày |
Ngăn không cho trứng chín và rụng. |
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp |
ngăn cản quá trình rụng trứng tự nhiên diễn ra. |
Sử dụng bao cao su |
Không cho tinh trùng gặp trứng. |
Sử dụng vòng tránh thai |
Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. |
Câu 18: Hãy nối cột A với cột B sao cho các cơ quan được nối với hệ cơ quan phù hợp.
Cột A |
Cột B |
|
1.Tim |
A. Hệ bài tiết |
|
2. Thận |
||
2. Mạch máu |
||
3. Da |
B. Hệ tuần hoàn |
|
4. Phổi |
||
5. Bóng đái |
Trả lời:
- 2, 4, 5, 6
- 1, 3
Câu 19: Chúng ta cần làm gì để có hệ cơ phát triển cân đối và bộ xương chắc khỏe?
Trả lời:
Để cơ và xương phát triển cân đối cần:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
+ Chống cong, vẹo cột sống cần chú ý: mang vác đều 2 tay, tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo.
Câu 20: Khớp bất động trong hệ vận động người là gì?
Trả lời:
Khớp bất động trong hệ vận động người thường được đề cập đến những vùng liên kết giữa các xương mà không có khả năng chuyển động đáng kể. Các khớp này chủ yếu chịu trách nhiệm về sự ổn định và hỗ trợ cơ bản cho cấu trúc cơ bản của cơ thể.
Một số ví dụ về khớp bất động bao gồm:
- Khớp đầu gối: Đầu gối có khả năng chịu lực lớn nhưng có ít chuyển động. Đây là loại khớp nối các xương chân với xương đùi.
- Khớp đốt sống: Trong cột sống, có các khớp ở giữa các đốt sống được kết nối bằng sụn, tạo ra sự ổn định nhưng giảm chuyển động.
- Khớp đầu đốt: Trong hộp sọ, có các mảnh xương được nối với nhau thông qua các đường nối suture, tạo ra một khớp cực kỳ ổn định.
- Khớp đĩa đối xứng: Ví dụ như khớp ở giữa hai xương chậu, nơi có một đĩa sụn giữa chúng.
- Khớp chéo: Ví dụ như mối liên kết giữa xương cánh tay và xương cổ tay, nơi có một mảnh mô mềm giữa chúng.
Những khớp bất động này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự ổn định cho cơ thể và ngăn chặn chuyển động không mong muốn.