Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI -  PHẦN 3

Câu 1: Nêu vai trò chính và các cơ quan trong hệ thần kinh.

Trả lời:

- Vai trò chính: Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoặt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường.

- Các cơ quan: Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.

 

Câu 2: Nêu vai trò chính và các cơ quan của các giác quan.

Trả lời:

- Vai trò chính: giúp cơ thể nhận biết được các vật và thu nhận âm thanh

- Các cơ quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.

 

Câu 3: Hãy trình bày các bước tiến hành sơ cứu gãy xương chân

Trả lời:

- Các bước tiến hành sơ cứu gãy xương chân:

+ Bước 1: Đạt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

+ Bước 2: Dùng hai nẹp đặt phía trong và ngoài của chân bị gãy, đồng thời lót bông hoặc miếng vải sạch ở vị trí tiếp giáp giữa chân và nẹp

+ Bước 3: Dùng dây vải bản rộng/ băng y tế buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy để có định chỗ chân bị gãy.

 

Câu 4: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương

Trả lời:

- Thành phần hữu cơ là chất kết dinh và đảm bảo tính đàn hồi của xương.

- Thành phần vô cơ: calium và phosphorus làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy mà xương vững chắc, là trụ cột của cơ thể.

 

Câu 5: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

Trả lời:

- Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan (miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa (tuyến ruột non, tụy, gan, mật,…).

- Hệ tiêu hóa có các chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và loại các chất thải ra khỏi cơ thể.

 

Câu 6: Hãy trình bày quá trình tiêu hóa ở khoang miệng.

Trả lời:

- Thức ăn khi vào khoang miệng được tiêu hóa cơ học và hóa học. Tiêu hóa cơ học thức ăn nhờ hoạt động nhai, nghiền thức ăn nhờ hoạt động nhai, nghiền của răng và hoạt động đảo trộn của lưỡi. Tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường maltose.

 

Câu 7: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

Trả lời:

* Cấu tạo:

- Hệ thần kinh được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh (nơron).

- Hệ thần kinh bao gồm:

+ Phần trung ương: Não và tủy sống.

+ Phần ngoại biên: Các dây thần kinh và hạch thần kinh.

* Chức năng:

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất, giúp cơ thể luôn thích nghi với những thay đổi của môi trường.

- Hệ thần kinh gồm hai phân hệ:

+ Hệ thần kinh vận động: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của hệ cơ-xương, liên quan đến hoạt động của cơ vân (hoạt động theo ý muốn ).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan nội tạng liên quan đến hoạt động của cơ trơn, cơ tim (hoạt động không theo ý muốn ).

Câu 8: Hãy trình bày cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.

Trả lời:

- Khi có các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, tế bào lympho B nhận diện kháng nguyên tương ứng và được hoạt hóa thành nguyên bào lympho. Nguyên bào lympho phân bào và biệt hóa thành tương bào. Tương bào tạo ra kháng nguyên tiêu diệt các vi sinh vật hoặc làm bất hoạt độc tố của chúng. Một số tế bào lympho B không trở thành tương bào mà trở thành tế bào lympho B nhớ, sẵn sáng đáp ứng nhanh và mạnh khi có vi sinh vật cùng loại xâm nhập lần sau, giúp cơ thể có khả năng miễn dịch.

Câu 9: Hãy nêu nguyên nhân và triệu chứng một số bệnh về phổi, đường hô hấp như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, lao phổi.

Trả lời:

Bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Viêm đường hô hấp

- Không khí bị ô nhiễm, có chứa vi sinh vật hoặc các chất có hại.

- Viêm họng, viêm phế quản: khó chịu ở họng, hp có đờm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi,…

- Viêm phế quản: ho nhiều, sốt kéo dài, khò khè, khó thở, mệt mỏi, tức ngực,…

Viêm phổi

- Virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất trong không khí xâm nhập vào phổi làm viêm phế nang, tiết nhiều dịch làm ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phổi.

- Đau ngực, ho, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh, buồn nôn, khó thở.

Lao phổi

- Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi phá hủy các mô, mạch máu phổi gây chảy máu và tiết chất nhày

- Đau ngực, ho khạc kéo dài, có thể ho khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi, sút cân, kém ăn, mệt mỏi.

Câu 10: Vì sao nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết 

Trả lời:

Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.

 

Câu 11: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?

Trả lời:

- Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là nước tiểu, mồi hôi, CO2

- Hệ hài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu

- Da thải mồ hôi

- Hệ hô hấp ( phổi) thải CO2

Câu 12: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể ?

Trả lời:

 - Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào, giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

Câu 13: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào ? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào ?

Trả lời:

Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết :

   - Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.

   - Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết

   - Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.

Câu 14: Bằng một ví dụ, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:

  Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Câu 15: Lập kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối

Trả lời:

- Chạy bộ

Mỗi ngày dành riêng 30 phút hoặc 1 tiếng đồng hồ để tập thể dục (chạy bộ hoặc tập bài thể dục ) buổi sáng. Quá trình tập luyện diễn ra đều đặn và thường xuyên sẽ giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.

 

Câu 16: Mỏi cơ là gì? Nêu nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ? Nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?

Trả lời:

- Mỏi cơ là hiện tượng cơ phải làm việc quá sức và kéo dài

- Nguyên nhân: Do lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu nên quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng phục vụ cho các hoạt động co cơ đã tạo ra sản phẩm axit lactic, tích tụ lại trong cơ gây đầu độc cơ làm mỏi cơ

- Biện pháp:

+ Hít thở sâu.

+ Xoa bớp cơ uống thêm nước đường.

+ Lao động nghỉ ngơi hợp lý.

- Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là :

+ Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo

+ Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay

+ Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân.

Câu 17: Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?

Trả lời:

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm chích qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.

 

Câu 18: Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu.

Trả lời:

- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, phân lỏng. Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, liệt tứ chi,… 

Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống:

+ Giữ sạch.

+ Để riêng thực phẩm sống và chín.

+ Nấu kỹ.

+ Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

+ Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn.

Câu 19: Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.

Trả lời:

- Từ thông tin nhóm máu những người bệnh cần được truyền máu thì sẽ được truyền loại máu phù hợp và an toàn.

 

Câu 20: Theo em mụn trứng cá trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

Trả lời:

Nguyên nhân gây mụn trứng cá chính là do vi khuẩn, dầu và bụi bẩn làm tắc lỗ chân lông. Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành nên mụn và nang. Do đó mụn trứng cá trên da là phản ứng miễn dịch

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay