Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P6)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P6). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI - PHẦN 6
Câu 1: Nêu chức năng của hệ sinh dục, hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ.
Trả lời:
- Hệ sinh dục có chức năng duy trì nòi giống thông qua quá trình sinh sản.
- Hệ sinh dục nam có chức năng sản sinh ra tinh trùng.
- Hệ sinh dục nữ sản sinh ra trứng, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi sinh ra.
Câu 2: Vai trò của hệ sinh dục nam là gì? Nêu các bộ phận của cơ quan sinh dục nam.
Trả lời:
- Hệ sinh dục nam có vai trò tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản.
- Các bộ phân trong cơ quan sinh dục nam là”
+ Hai tinh hoàn nằm trong bìu.
+ Mào tinh.
+ Ống dẫn tinh.
+ Túi tinh.
+ Ống đái.
+ Dương vật.
Câu 3: Vai trò của hệ sinh dục nữ là gì? Nêu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
Trả lời:
- Vai trò của hệ sinh dục nữ là tiếp nhận tinh trùng, cấy thai, nuôi thai và sinh con.
- Các bộ phân trong cơ quan sinh dục nữ là
+ Hai buồng trứng nằm trong khoang bụng.
+ Ống dẫn trứng.
+ Tử cung.
+ Âm đạo.
Câu 4: Hãy mô tả quá trình thụ tinh.
Trả lời:
Quá trình thụ tinh: Khi trứng chín sẽ rụng và di chuyển theo ống dẫn trứng về phía tử cung. Tinh trùng sau khi phóng vào âm dạo sẽ bơi qua tử cung lên ống dẫn trứng. Sau đố tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Thường chỉ có 1 tinh trùng kết hợp với 1 trứng. Hợp tử hình thành sẽ vừa di chuyeennr đến tử cung vừa phân chia để tạo thành phôi.
Câu 5: Nêu các lớp cấu tạo nên da và thành phần của mỗi lớp.
Trả lời:
- Da có cấu tạo 3 lớp:
+ Lớp biểu bì: tầng sừng, tầng tế bào sống, lỗ tuyến mồ hôi
+ Lớp bì: tuyến mồ hôi, dây thần kinh, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến nhờn, thụ quan, mạch máu.
+ Lớp mỡ dưới da: mỡ.
Câu 6: Nêu chức năng da.
Trả lời:
Da có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố bất lowiij của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và mất nước. Da tham gia vào điều hòa thân nhiệt nhờ hoạt động của tuyến mồ hôi, hoạt động co dãn mạch máu dưới da, co dãn chân lông. Bên cạnh đó da còn có chức năng nhân biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan và chức năng bài tiết qua tuyến mồ hôi.
Câu 7: Nêu tên các lớp cấu tạo của da và chức năng của chúng.
Trả lời:
Các lớp cấu tạo của da |
Chức năng |
Lớp biểu bì |
Bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể. |
Lớp bì |
Giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ tạp chất |
Lớp mỡ dưới da |
Cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như nguồn dự trữ năng lượng. |
Câu 8: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh về da như hắc lào, lang ben, mụn trứng cá.
Trả lời:
- Bệnh hắc lào:
+ Nguyên nhân: Do nấm.
+ Triệu chứng: Xuất hiện các vùng da tổn thương dạng tròn, đóng vảy; ngứa ngáy ở vùng mông, bẹn, nách.
- Bệnh lang ben:
+ Nguyên nhân: Do nấm.
+ Triệu chứng: xuất hiện các vùng da lốm đốm trắng hơn bình thường.
- Mụn trứng cá:
+ Nguyên nhân: Nang lông bị bít tắc, vi khuẩn gây viêm nhiễm và tổn thuông trên da.
+ Triệu chứng: gây ra mụn sần, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,...
Câu 9: Hãy nêu tên các tuyến nội tiết ở cơ thể người
Trả lời:
Các tuyến nội tiết ở cơ thể người
+ Tuyến yên
+ Tuyến giáp
+ Tuyến tụy
+ Tuyến trên thận
+ Tuyến sinh dục.
Câu 10: Nêu vị trí và chức năng của tuyến yên
Trả lời:
- Vị trí: sàn não thất ba, trong hố yến của thân xương bướm.
- Chức năng: tuyến yên tiết ra các hormoe kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trong cơ thể, đồng thời tiết ra hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ và xương, sự trao đổi nước ở thận, sự co thắt cơ trơn ở tử cung, tiết sữa ở tuyến vú.
Câu 11: Giải thích vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.
Trả lời:
Vòi tai có chức năng dẫn lưu không khí từ họng mũi vào hòm tai giữa và ngược lại. Do đó làm thay đổi không khí ở hòm tai giữa. Duy trì sự cân bằng áp lực khí quyển ở bên trong và bên ngoài màng nhĩ.
Câu 12: Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa là gì? Tại sao đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Trả lời:
- Bệnh viêm tai giữa là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm tai giữa do vi khuẩn. Các nguyên nhân chủ yếu như
+ Nước bẩn lọt vào tai
+ Ráy tai bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng
+ Thiếu máu não
+ Nhiễm lạnh hay do các biến chứng từ các bệnh vùng mũi, họng.
- Đối tượng mắc bệnh viêm tai giữa thường là trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi vì:
+ Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
+ Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.
+ Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang...
Câu 13: Hãy giải thích cho câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận:
Trả lời:
Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đỏi khí ở khổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vì vậy, nồng độ O2 trong không khí phổi hạ thấp tới mực không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
Câu 14: Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ.
Trả lời:
- Vì đốt than, củi trong phòng kín sẽ làm tiêu hao O2, đồng thời sản sinh ra hai khí cực độc là CO2 và CO. Trong đó, khí CO khi hít phải gây ngộ độc rất nhanh, chỉ sau vài phút, bệnh nhân bị ngạt thở do thiếu O2, lịm dần rồi hôn mê, không còn khả năng kháng cự, dẫn đến tử vong.
Câu 15: Nêu thành phần và chức năng của tiểu cầu.
Trả lời:
Tiểu cầu, còn được gọi là hồng cầu máu, là một trong ba loại tế bào máu chính, bao gồm các thành phần chính và thực hiện các chức năng quan trọng trong cơ thể. Dưới đây là mô tả về thành phần và chức năng của tiểu cầu:
Thành phần của tiểu cầu:
- Hemoglobin (Hb): Là một phần quan trọng của tiểu cầu, hemoglobin giúp chở ôxy từ phổi đến các mô và cơ trong cơ thể, cũng như đưa carbon dioxide từ các mô trở lại phổi để được thải ra khỏi cơ thể.
- Protein và Enzymes: Tiểu cầu chứa nhiều loại protein và enzym khác nhau, tham gia vào các quá trình biológical và chức năng tế bào.
- Nước: Chiếm phần lớn khối lượng của tiểu cầu, nước giữ cho tế bào linh hoạt và duy trì cấu trúc của chúng.
Chức năng của tiểu cầu:
- Chuyển ôxy: Hemoglobin trong tiểu cầu gắn kết với ôxy ở phổi và chuyển đến các tế bào và mô trong cơ thể.
- Loại bỏ carbon dioxide: Tiểu cầu giúp vận chuyển carbon dioxide từ các tế bào trở lại phổi để loại bỏ khỏi cơ thể.
- Tham gia vào hệ thống miễn dịch: Tiểu cầu có thể tham gia vào các phản ứng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng.
- Duối nước và chịu biến dạng: Tiểu cầu có khả năng duối nước để đi qua các mạch máu nhỏ và có khả năng chịu biến dạng để đi qua các mạch máu nhỏ hơn mà không bị vỡ.
Tóm lại, tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và chức năng của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình trao đổi khí và vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất cặn trong cơ thể.
Câu 16: So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ở người.
Trả lời:
- Giống: đều có 2 phần dẫn máu ra và dẫn máu về tim
- Khác:
Lớn |
Nhỏ |
- Máu ra khỏi tim là máu đỏ tương, xuất phát từ tâm thất trái, theo động mạch chủ. |
- Máu ra khỏi tim là máu đỏ thẫm, xuất phát tuwg tâm thất phải, theo động mạch phổi. |
- Máu về tim là máu đỏ thẫm, theo tĩnh mạch chủ, đổ về tâm nhĩ phải. |
- Máu trở về tim là máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái. |
- Trao đổi chất diễn ra ở tế bào và cơ quan. |
- Trao đổi khí diễn ra ở phế nang (phổi). |
- Cung cấp oxi, chất dinh dưỡng cho TB và mô; đồng thời thải CO2, chất thải từ TB về tim để thải ra ngoài |
- Nhận O2 từ không khí vào máu, đưa về tim, thải khí CO2 từ tế bào vào máu rooic ra phế nang, ra ngoài. |
Câu 17: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Trả lời:
- Hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp: Nhiều carbonhydrat tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia chứa trong thực phẩm đóng hộp có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
- Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa giúp thúc đẩy nhu động ruột và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, bao gồm: loét, trào ngược, trĩ hoặc viêm ruột thừa.
- Chất béo lành mạnh vừa giúp cảm thấy dễ tiêu hóa hơn sau bữa ăn, vừa cải thiện được khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết
- Giữ tinh thần thoải mái: Khi ở trong trạng thái quá căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích.
- Tập trung khi ăn, ăn chậm nhai kỹ: nhai chậm và tập trung thưởng thức bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
- Tích cực vận động thể chất nhẹ nhàng giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng.
- Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia và ăn khuya rất có hại. Hút thuốc: Làm tăng gần gấp đôi nguy cơ trào ngược axit; Rượu khiến acid trong dạ dày tăng sản xuất, có thể dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược hoặc loét dạ dày; Nằm ngủ sau khi ăn khuya sẽ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu,...
Câu 18: Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để trong phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn
Trả lời:
Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được: việc hạn chế sử dụng chất kích thích, vận động thể lực phù hợp,...
Chưa thực hiện được những biện pháp: hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối,...
Câu 19: Nêu chức năng của phổi và hệ hô hấp
Trả lời:
Chức năng của Phổi:
- Trao đổi khí: Phổi chủ yếu tham gia vào quá trình trao đổi khí, nơi ôxy từ không khí được hít vào và chuyển vào máu, còn carbon dioxide từ máu được đưa ra ngoại trời thông qua quá trình hơi thở.
- Lọc và ẩm khí: Phổi giúp lọc bụi và các hạt nhỏ từ không khí trước khi chúng vào hệ thống hô hấp. Ngoài ra, phổi cũng làm ẩm khí để làm dịu các đường hô hấp.
- Phản xạ hoặc hoạch hình học: Phổi có vai trò trong việc tham gia vào các phản xạ hoặc hoạch hình học trong quá trình hô hấp, giúp duy trì cân bằng acid-base của cơ thể thông qua sự điều chỉnh của carbon dioxide.
- Giữ nước và ion: Phổi giúp duy trì sự cân bằng giữa nước và ion trong cơ thể thông qua quá trình hô hấp.
Chức năng của Hệ hô hấp:
- Hít thở và thở ra: Hệ hô hấp giúp cơ thể hít thở không khí, nơi ôxy được đưa vào cơ thể và carbon dioxide được đưa ra khỏi cơ thể thông qua quá trình thở ra.
- Dẫn khí: Hệ hô hấp dẫn khí từ môi trường vào phổi và ngược lại, đảm bảo việc trao đổi khí diễn ra hiệu quả.
- Sự điều chỉnh của giọng nói: Hệ hô hấp đóng vai trò trong việc tạo ra giọng nói và âm thanh thông qua việc điều chỉ áp suất không khí và các cơ quan như quả cầu thanh và dây thanh.
- Sự kiểm soát và bảo vệ: Hệ hô hấp giúp kiểm soát và bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây hại trong không khí, như vi khuẩn, bụi, và các hạt khác.
- Giữ ẩm và làm dịu đường hô hấp: Hệ hô hấp giữ ẩm cho đường hô hấp và sản xuất chất nhầy nhẹ để làm giảm ma sát và kích thích.
Tóm lại, phổi và hệ hô hấp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tiếp nhận ôxy và loại bỏ carbon dioxide, cũng như giữ gìn sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố có hại từ môi trường.
Câu 20: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Trả lời:
Các Biện Pháp Bảo Vệ Hệ Hô Hấp:
- Đeo khẩu trang: Khẩu trang giúp giữ lại hạt bụi, vi khuẩn và virus trong không khí, giảm nguy cơ hít phải các chất gây hại cho đường hô hấp.
- Giữ khoảng cách xã hội: Khi duy trì khoảng cách xã hội, giọt nước bắn ra từ hơi thở và nói chuyện không thể tiếp cận người khác, giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.
- Quản lý ô nhiễm không khí: Giảm ô nhiễm không khí bằng cách kiểm soát các nguồn phát thải và thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ giảm tác động có hại đối với hệ hô hấp.
- Thực hiện vận động thể chất: Vận động thể chất có thể cải thiện sức khỏe hô hấp, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
- Hạn chế hút thuốc lá: Thuốc lá gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe hô hấp như mất khả năng làm sạch phế quản, gây kích thích và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như viêm phế quản và ung thư phổi.
- Giữ ẩm trong môi trường: Giữ ẩm giúp làm dịu đường hô hấp, làm giảm khô họng và mũi, ngăn chặn vi khuẩn và virus có thể lây lan qua đường hô hấp.
- Kiểm soát môi trường làm việc: Cung cấp môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái và an toàn giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
- Tiêm phòng: Tiêm phòng các loại vắc xin như vắc xin phòng bệnh cúm giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.