Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P7)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P7). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI -  PHẦN 7

Câu 1: Hãy mô tả quá trình thụ thai.

Trả lời:

Quá trình thụ thai: Phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Tại nơi bám sẽ hình thành nhau thai để thực hiện trao đổi chất với cơ thể mẹ giúp phôi thai phát triển.

 

Câu 2: Hiện tượng kinh nguyệt là gì?

Trả lời:

Hiện tượng kinh nguyệt: buồng trứng tiết ra hormone estrogen làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên, xốp, chứa nhiều mạch máu để chuẩn bị phôi xuống làm tổ. Lớp niêm mạc này có thể duy trì khoảng nhờ hormone progesteronne tiết ra từ thể vàng. Nếu trứng không được thụ tinh thì 14 ngày sau kể từ khi trứng rụng, thể vàng tiêu giảm kéo theo giảm nồng độ progesterone làm cho lớp niêm mạc bị bong ra, gây đứt mạch máu và chảy máu.

 

Câu 3: Hãy nêu một số thành tựu ghép da trong y học tại Việt Nam

Trả lời:

- Một số thành tựu ghép da trong y học:

+ Sử dụng da ếch, da heo để ghép da điều trị bỏng

+ Công nghệ nuôi cấy tế bào sợi trong nghiên cứu và điều trị bỏng.

 

Câu 4: Thân nhiệt là gì? Nêu các bước đo thân nhiệt cơ thể người.

Trả lời:

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.

- Các bước đo thân nhiệt của cơ thể người:

Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch nhiệt kế.

Bước 2: Đưa đầu của nhiệt kế vào vị trí cần đo (trán, tai, …) và ấn nút bật một lần nữa.

Bước 3: Đợi 3 đến 5 giây và đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Bước 4: Tắt nhiệt kế, lau sạch và cất vào nơi quy định.

 

Câu 5: Nêu vị trí và chức năng của tuyến giáp

Trả lời:

- Vị trí: phía trước cổ, bên dưới thanh quản và bên trên khí quản.

- Chức năng: tuyên giáp tiết ra hormone thyroxine, hormone này có chứa iodine, có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hormone calcitonin tham gia điều hòa calcium và phosphorus trong máu.

 

Câu 6: Nêu vị trí và chức năng của tuyến tụy

Trả lời:

- Vị trí: nằm trong khoang bụng, vùng bụng bên trái, sau dạ dày.

- Chức năng: Tuyến tụy vừa tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng, vừa tiết 2 loại hormone là insulin và glucagon. Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ ở gan, dẫn đến giảm đường huyết khi đường huyết tăng, còn hormone glucagon có tác dụng ngược lại.

 

Câu 7: Hãy trình bày cấu tạo của hệ thần kinh.

Trả lời:

Hệ thần kinh ở người có dạng hình ống, gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận trung ương não, tủy sống

+ Bộ phân ngoại biên có các dây thần kinh và hạch thần kinh.

 

Câu 8: Nêu vai trò của hệ thần kinh.

Trả lời:

Hệ thần kinh có vai trò điều khiển , điều hòa và phối hợp hoạt động các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống  nhất.

 

Câu 9: Hãy nêu nguyên nhân và triệu chứng một số bệnh về thần kinh: pakinson, động kinh, alzheimer.

Trả lời:

Bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Pakinson

- Cao tuổi

- Nhiễm khuẩn (não)

- Nhiễm độc thần kinh

Gây suy giảm chức năng vận động dẫn đến run chân tay, mất thăng bằng, khó di chuyển.

Động kinh

Rối loạn hệ thống thần kinh trung ương do:

- Di truyền

- Chấn thương

- Các bệnh về não

Co giật hoặc có những hành vi bất thường, đôi lúc mất ý thức.

Alzheimer

- Rối loạn thần kinh

- Cao tuổi

Mất trí nhớ, giảm khản năng ngôn ngữ, lẩm cẩm, khả năng hoạt động kém.

Câu 10: Nghiện ma túy gây ra những tệ nạn gì cho xã hội?

Trả lời:

- Nghiện ma tuý gây ra những tệ nạn xã hội:

+ Ảnh hưởng đến trật tự an ninh: tội phạm gia tăng, kéo sự phát triển của xã hội xuống.

+ Gia tăng tỉ lệ trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người để có tiền mua ma túy, thỏa mãn cơn nghiện.

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển, làm suy yếu thế hệ trẻ - thế hệ tương lai sẽ làm chủ đất nước.

=> Nghiện ma túy gây tác hại lớn tới con người và nền kinh tế xã hội, là một trong những nguyên nhân hàng đầu kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa, gây ra nhiều tệ nạn khác kéo theo.

 

Câu 11: Môi trường trong của cơ thể là gì?

Trả lời:

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết. Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và da.

 

Câu 12: Cân bằng môi trường trong của cơ thể là gì?

Trả lời:

Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

 

Câu 13: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ nước tiểu?

Trả lời:

Cấu tạo của Hệ Nước Tiểu:

  • Thận (Thận lọc): Thận là cặp cơ quan lọc máu và sản xuất nước tiểu. Mỗi người có hai thận, một ở mỗi bên của thân dưới.
  • Ống thận: Các ống thận nối thận đến bàng quang và chịu trách nhiệm vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang.
  • Bàng quang: Nơi nơi nước tiểu được tập trung và lưu trữ cho đến khi cơ thể sẵn sàng để loại bỏ nó.
  • Ống tiểu phế quản (Ống tiểu): Là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể.

Chức Năng của Hệ Nước Tiểu:

  • Lọc Máu: Thận lọc máu để loại bỏ chất cặn, chất thải, và nước dư thừa từ máu, tạo ra nước tiểu.
  • Bảo Dưỡng Dung Nạp Nước: Hệ nước tiểu giúp duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể bằng cách loại bỏ nước thừa hoặc duy trì nước cần thiết.
  • Loại Bỏ Chất Thải: Nước tiểu chứa các chất thải như urea và creatinine, các sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Bảo Dưỡng Electrolyte: Hệ nước tiểu giữ cho hàm lượng muối và khoáng chất trong cơ thể ổn định bằng cách loại bỏ chúng qua nước tiểu.
  • Bảo Dưỡng Acid-Base: Hệ nước tiểu giúp duy trì sự cân bằng pH trong cơ thể bằng cách loại bỏ axit và base.
  • Kiểm Soát Áp Lực Máu: Thận có vai trò trong việc kiểm soát áp lực máu bằng cách điều chỉnh lượng nước và muối được giữ lại trong cơ thể.
  • Hỗ Trợ Quá Trình Dạy Nước: Hệ nước tiểu chơi một vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng nước cần thiết để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.

Hệ nước tiểu đóng vai trò quan trọng trong sự duy trì sức khỏe và cân bằng nước cơ thể.

 

Câu 14: Nêu cấu tạo của một cơ bắp từ đó chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.

Trả lời:

- Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sự cơ thể cơ cấu khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co giãn động cơ lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và kích thước của các cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.

 

Câu 15: Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cùng một bộ phân cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng dãn tối đa không? Vì sao?

Trả lời:

- Cả hai cơ gấp và cơ duỗi cùng co tối đa không thể xảy ra.

- Cơ gấp và cơ duỗi của cùng 1 bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này bị mất khả năng tiếp nhận kích thích do bị liệt.

 

Câu 16: Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít hít vào, thở ra?

Trả lời:

- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch.

- Tỉ lệ CO2 trong không khó khi thở cao rõ rệt là do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra không khí phế nang.

- Hơi nước bão hòa trong khí thở ra được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhàu phủ kín toàn bộ đường dẫn khí.

- Tỉ lệ %N2 trong không khí khi hít vào và thở ra không chệnh lệch nhiều.

 

Câu 17: Giải thích tại sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

Trả lời:

- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.

- Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi à dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát trieennr sec không phát triển nữa. Dung tích khí còn phụ thuộc vào khả năng có tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé.

- Cần luyện tập thêt dục thể thao đúng cahs, thường xuyên từ khi còn nhỏ tuổi sẽ có dung tích sống lí tưởng.

Câu 18: Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để trong phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn

Trả lời:

- Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được: việc hạn chế sử dụng chất kích thích, vận động thể lực phù hợp,...

Chưa thực hiện được những biện pháp: hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối,...

Câu 19: Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để trong phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết

Trả lời:

Các Biện Pháp Đã Thực Hiện Được:

  • Dùng Nước Sạch: Bảo đảm sử dụng nước sạch và an toàn để tránh nhiễm khuẩn và các chất độc hại.
  • Dinh Dưỡng Cân Đối: Duy trì chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ, vitamin, và khoáng chất để hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Vận Động Thể Chất: Thực hiện hoạt động vận động thể chất đều đặn để duy trì sức khỏe toàn diện.
  • Kiểm Soát Stress: Quản lý stress và áp lực tinh thần để tránh tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến hệ bài tiết.
  • Kiểm Tra Định Kỳ Sức Khỏe: Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến hệ bài tiết.

Các Biện Pháp Chưa Thực Hiện Được:

  • Hạn Chế Caffeine và Đường: Giảm tiêu thụ caffeine và đường có thể giúp kiểm soát huyết áp và đảm bảo sức khỏe của thận.
  • Điều Chỉnh Chế Độ Ăn Uống: Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, có thể cần điều chỉnh chế độ ăn uống để đáp ứng yêu cầu của hệ bài tiết.
  • Kiểm Soát Cân Nặng: Duy trì cân nặng lành mạnh và kiểm soát cân nặng để tránh những vấn đề liên quan đến đái tháo đường và béo phì.
  • Điều Trị và Kiểm Soát Bệnh Nền: Nếu có bất kỳ bệnh nền nào ảnh hưởng đến hệ bài tiết, việc điều trị và kiểm soát bệnh sẽ quan trọng.

Câu 20: Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm bạn biết và đánh giá về độ an toàn vệ sinh của chúng. Cách nào trong số đó được xem là an toàn và tại sao? Cách nào có thể tạo ra rủi ro mất vệ sinh thực phẩm và giải thích?

Trả lời:

Các phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến bao gồm nấu, hấp, xào, nướng, chiên, và đun sôi. Trong số này, nấu, hấp, và xào thường được coi là những phương pháp an toàn vệ sinh, vì quá trình này thường đi kèm với nhiệt độ cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn và kí sinh trùng có thể gây hại cho sức khỏe.

Ngược lại, chế biến thực phẩm bằng cách ăn tái hoặc chế biến sống có thể mang đến rủi ro về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong các phương pháp này, thực phẩm không trải qua quá trình nấu chín hoặc đun sôi, làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn và kí sinh trùng. Điều này có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác.

Tóm lại, chế biến thực phẩm bằng cách nấu, hấp, và xào được coi là an toàn vệ sinh, trong khi ăn tái và chế biến sống có thể tạo ra rủi ro mất vệ sinh thực phẩm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay