Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P9)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P9). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI -  PHẦN 9

Câu 1: Bệnh đái tháo đường là gì? Trình bày nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường?

Trả lời:

- Bệnh đái tháo đường ( tiểu đường, đái đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucose trong máu.

- Nguyên nhân: do thiếu hormone insulin hoặc insulin tiết ra nhưng bị giảm tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng nhưng tế bào hấp thụ đủ để làm nguyên liệu cho hoạt động trao đổi chất, đường trong máu sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu.

 

Câu 2: Bệnh bướu cổ là gì? Trình bày nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ?

Trả lời:

- Bướu cổ là tình trạng phì đại tuyến giáp.

- Nguyên nhân: do cơ thể thiếu iodine dẫn đến TH không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến.

Câu 3: Nêu cấu tạo và chức năng của thính giác.

Trả lời:

- Cấu tạo: tai, dây thần kinh, vùng thính giác ở não.

- Chức năng: thu nhận âm thanh từ môi trường, truyền lên não xủ lí giúp ta nhận biết được âm thanh.

 

Câu 4: Nêu cấu tạo của mắt người và tai

Trả lời:

- Cấu tạo mắt người:

+ Mí mắt

+ Lông mi

+ Cầu mắt nằm trong hốc mắt có: giác mạc, thủy dịch, đồng tử, lòng đen, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng cứng, màng mạch, võng mạc, dây thần kinh thị giác.

- Cấu tạo tai người:

+ Vành ngoài và óng tai

+ Tai giữa có màng nhĩ và chuỗi xương tai, vòi thông với khoang miệng.

+ Tại trong có ốc tai chứa các cơ quan thụ cảm, và có dây thần kinh thính giác đi về não.

Câu 5: Cân bằng môi trường trong có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Trả lời:

- Cân bằng môi trường trong cơ thể có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể:

+ Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể (máu, dịch mô, bạch huyết) đảm bảo cho các tế bào và cơ quan của cơ thể hoạt động bình thường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

+ Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được ổn định (mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, gây nên các bệnh, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

 

Câu 6: Lượng uric acid trong máu cao hoặc thấp hơn mức bình thường kéo dài sẽ đẫn đến những bệnh gì?

Trả lời:

- Lượng uric acid trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài sẽ dấn đến các bệnh viêm khớp, gout, suy thận,…

- Lượng uric acid trong máu thấp hơn bình thường kéo dài, cơ thể có nguy cơ bị các bệnh rối loạn chức năng gan, thận.

Câu 7: Nêu chức năng của hệ bài tiết. Hệ bài tiết có sự tham gia của các cơ quan nào?

Trả lời:

- Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể.

- Quá trình bài tiết có các cơ quan thamm gia chủ yếu như phổi (thải khí carbon dioxide,…), da (thải mồ hôi) và thận ( lọc máu và nước tiểu).

 

Câu 8: Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.

Trả lời:

Hệ bài tiết nước tiểu gồm:

+ Hai quả thận.

+ Ống dẫn nước tiểu.

+ Bóng đái.

+ Ống đái.

Câu 9: Nêu cấu tạo của hệ hô hấp.

Trả lời:

- Hệ hô hấp ở người gồm

+ Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản

+ Cơ quan trao đổi khí : hai lá phổi.

 

Câu 10: Nêu chức năng của hệ hô hấp.

Trả lời:

Chức năng của hệ hô hấp:

- Đường dẫn khí: dẫn khí ra và vào phổi, ngăn bụi bẩn, làm ẩm và làm ấm không khí vào phổi đồng thời bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ môi trường.

- Phổi: thực hiện các chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

Câu 11: Trình bày chức năng của từng bộ phận trong các cơ quan sinh dục nam.

Trả lời:

Bộ phận

Chức năng

Tinh hoàn

Sản sinh ra tinh trùng

Mào tinh

Giúp tinh trùng phát triển vào hoàn thiện về cấu tạo

Ống dẫn tinh

Giúp tinh trùng di chuyển đến túi tinh

Túi tinh

Chứa và nuôi tinh trùng

Tuyến tiền liệt

Tiết dịch hòa với tinh trùng thành tinh dịch

Dương vật

Có niệu đạo vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh

Tuyến hành

Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của âm đạo đảm bảo cho sự sống sót của tinh trùng.

Câu 12: Tinh hoàn nằm trong bìu có thuận lợi gì cho việc sản sinh tinh trùng?

Trả lời:

Tinh hoàn nằm trong bìu để giữ mức nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể là từ 0,5 đến 2 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tinh trùng và sản sinh hormone sinh sản (hormone testosteron)

Câu 13: Vì sao nói giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một biện pháp bảo vệ da?

Trả lời:

Da là bề mặt lớn nhất trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường, da có chức năng điều hòa thân nhiệt, che chắn cho các bộ phận bên trong cơ thể. Nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến da bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, gây nên các bệnh về da; việc tỏa nhiệt của cơ thể diễn ra khó khăn (do các lỗ chân lông bị bít kín);...

 

Câu 14: Trình bày vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

- Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt:

+ Khi trời nóng, khi lao động nặng: Mao mạch ở da dãn, giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

+ Khi trời lạnh: Mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt.

+ Hoặc khi trời quá rét, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt.

- Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt:

+ Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết sự sinh nhiệt.

+ Phản ứng co, dãn mạch máu dưới da; tăng, giảm tiết mồ hôi, co, duỗi cơ chân lông để điều tiết sự tỏa nhiệt của cơ thể đều là phản xạ do hệ thần kinh điều kiển

Câu 15: Nêu cấu tạo và chức năng của khứu giác.

Trả lời:

Cấu tạo của Khứu giác: Khứu giác là một phần quan trọng của hệ thần kinh giác quan và có cấu trúc phức tạp. Dưới đây là cấu tạo chi tiết của khứu giác:

  • Nốt nhói khứu giác (Olfactory Bulb): Là khu vực chứa các tế bào thần kinh và nơron liên quan đến giác quan mùi. Nó nằm ở đỉnh của mũi và là nơi tín hiệu mùi được xử lý.
  • Nốt nhói thượng mũi (Olfactory Epithelium): Là lớp mỏng của niêm mạc mũi chứa các tế bào nhòa chứa các cảm biến mùi gọi là nốt nhói khứu giác.
  • Cơ quan Jacobson (Vomeronasal Organ): Một cơ quan nhỏ nằm trong mũi có chức năng phát hiện các pheromone và ảnh hưởng đến hành vi sinh sản.

Chức năng của Khứu giác: Khứu giác chịu trách nhiệm cho khả năng cảm nhận mùi và có những chức năng chính sau:

  • Phân biệt mùi: Khứu giác giúp phân biệt và nhận biết các mùi khác nhau trong môi trường.
  • Liên quan đến vị giác: Mùi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trải nghiệm vị giác. Nếu mất khả năng cảm nhận mùi, trải nghiệm vị giác cũng sẽ bị suy giảm.
  • Gắn liền với ký ức: Mùi có khả năng kích thích ký ức mạnh mẽ, và khứu giác chơi một vai trò quan trọng trong quá trình nhớ và gắn liền với các sự kiện quan trọng trong cuộc sống.

Khứu giác là một phần quan trọng của trải nghiệm giác quan và góp phần quan trọng vào cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh.

Câu 16: Trình bày chức năng của từng bộ phận trong các cơ quan sinh dục nữ

Trả lời:

Cơ quan sinh dục nữ bao gồm nhiều bộ phận chức năng, mỗi phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản và duy trì sự cân bằng của cơ thể. Dưới đây là mô tả chức năng của từng bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ:

  • Buồng tử cung (Tử cung):

Chức năng chính: Là nơi phôi thai phát triển và nơi diễn ra quá trình mang thai.

Chức năng phụ: Tạo môi trường thuận lợi cho việc phôi thai gắn kết và phát triển, sản xuất các hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Buồng trứng:

Chức năng chính: Tạo ra trứng và sản xuất hormone nữ như estrogen và progesterone.

Chức năng phụ: Chứa các tế bào trứng và thực hiện quá trình ovulation.

  • Ống buồng trứng:

Chức năng: Là nơi diễn ra quá trình gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, cũng như nơi thụ tinh diễn ra.

  • Tử cung cổ (Cổ tử cung):

Chức năng: Kết nối tử cung với âm đạo và tham gia vào quá trình sinh sản.

Chức năng phụ: Tạo nên môi trường bảo vệ cho tử cung và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

  • Âm đạo (Nội tiết tâm):

Chức năng: Là đường hầm để tiếp xúc giữa bên ngoại và tử cung, cũng là nơi diễn ra quá trình giao hợp.

Chức năng phụ: Tạo ra chất nhầy để giúp bảo vệ và duy trì sự ẩm trong âm đạo.

Câu 17: Nêu tên một số biện pháp bảo vệ da

Trả lời:

Bảo vệ da là quan trọng để duy trì sức khỏe và tránh tác động tiêu cực từ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ da:

  • Sử dụng kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho da, dẫn đến tình trạng nám da, lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da. Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF thích hợp giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Đeo nón và áo che mát: Khi tiếp xúc trực tiếp với nắng, đeo nón và áo che mát giúp giảm tác động của tia UV lên da, đồng thời bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời.
  • Giữ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho da. Da khô có thể dễ bị tổn thương và kích thích tình trạng kích ứng.
  • Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp: Tránh việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi tia UVB làm tổn thương da nhiều nhất.
  • Không hút thuốc: Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn tác động tiêu cực đến da. Việc không hút thuốc giúp da giữ được độ săn chắc và tươi trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: Tránh tiếp xúc với các chất hóa học có thể gây kích ứng hoặc tổn thương da. Nếu phải tiếp xúc, hãy sử dụng bảo hộ như găng tay.
  • Rửa sạch da đúng cách: Rửa sạch da hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và tế bào chết. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước nóng quá mức vì có thể làm khô da.

 

Câu 18: Hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai theo các tiêu chí: khái niệm, vị trí diễn ra, điều kiện.

Trả lời:

Tiêu chí

Thụ tinh

Thụ thai

Khái niệm

Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Thụ thai là quá trình phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ.

Vị trí diễn ra

Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng).

Trong tử cung.

Điều kiện

Trứng phải gặp được tinh trùng. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng.

Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

Câu 19: Khi một người bị cảm lạnh người ta thường:

  1. Cởi bỏ quần áo ướt.
  2. Làm ấm người bằng quần áo khô, chăn khô.
  3. Uống nước âm hoặc ăn cháo ấm

Hãy nêu ý nghĩa của những việc làm trên.

Trả lời:

  1. Cởi hết quấn áo ướt: Tránh cho cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng.
  2. Làm ấm người bằng quần áo, chăn khô: Tránh cho cơ thể bị mất nhiệt
  3. Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm: cung cấp nhiệt lượng, năng lượng cho cơ thể.

Câu 20: Hãy vận dụng kiến thức đã học được trong bài để xử lý tình huống khi có người bị say nắng.

Trả lời:

Khi gặp trường hợp say nắng (cảm nóng), cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu như: đưa nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá để ở những vị trí có động mạch lớn đi qua da như nách, bẹn, cổ. Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, kèm theo các triệu chứng đau bụng, tức ngực, khó thở cần phải nhanh chong đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình di chuyển vẫn chườm mát cho nạn nhân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay