Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG -  PHẦN 2

Câu 1: Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh đến các sinh vật.

Trả lời:

- Ánh sáng, nhiệt độ,… là những nhân tố vô sinh có ảnh hưởng thường xuyên đến sinh vật. Thực vật thích nghi khác nhau trong các điều kiên chiếu sáng khác nhau, được chia thành hai nhóm chủ yếu là cây ưa sáng và cây ưa bóng. Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của vật.

 

Câu 2: Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái hữu sinh đến các vi sinh vật.

Trả lời:

- Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các sinh vật sống xung quanh.Thông qua các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài, các sinh vật có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Câu 3: Kích thước của quần thể là gì? Cho ví dụ

Trả lời:

- Kích thước của quần thể là số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Vd: Trong quần thể bò sữa trong trang trại có 500 cá thể, ta nói kích thước quần thể bò sữa là 500 con.

 

Câu 4: Mật độ cá thể của quần thể là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích của quần thể.

Vd: Mật độ cá thể của cải bắp trên đồng ruộng là 4 cây/m2

 

Câu 5: Độ đa dạng của quần xã được thể hiện bằng gì?

Trả lời:

- Độ đa dạng của quần xã được thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi lời trong quần xã.

- Quần xã nào có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì quần xã đó có độ đa dạng càng cao.

 

Câu 6: Loài ưu thế, loài đặc trưng là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng cho quần xã.

Ví dụ: Lúa là loài chiếm ưu thế trong quần xã ruộng lúa.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có hiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Ví dụ: Cá cóc là loài đặc trưng của Vường Quốc gia Tam Đảo.

 

Câu 7: Hãy trình bày về các thành phần hữu sinh.

Trả lời:

- Thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loài sinh vật trong quần xã được chia thành ba nhóm:

- Sinh vật sản xuất: là các sinh vật có khả năng sủa dụng quang năng để tổng hợp nên chất hữu cơ. Ví dụ: Các loài thực vật, tảo,..

- Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nên chấy hữu cơ, chúng lấy chất hữu cơ từ thức ăn. Ví dụ: Các loài thực vật, tảo,…

- Sinh vật phân giải: là những sinh vật có chức năng phân giải xác và chất thải của sinh vật thành chất vô cơ. Ví dụ: nấm, hầu hết vi khuẩn,…

 

Câu 8: Em hãy nêu các nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái

Trả lời:

- Các nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái là

+ Ánh sáng

+ Khí hậu

+ Đất

+ Nước

+ Xác sinh vật

Câu 9: Hãy nêu các khu sinh học trong khu sinh học trên cạn và cho biết việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau do những yếu tố nào quyết định?

Trả lời:

- Khu sinh học trên cạn gồm:

+ Đồng rêu hàn đới.

+ Rừng lá kim phương bắc.

+ Rừng ôn đới, đồng cỏ ôn đới, sa mạc.

+ Rừng mưa nhiệt đới, savan, sa mạc.

Việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau là do yếu tố nhiệt độ và độ ẩm quyết định.

 

Câu 10: Vẽ sơ đồ các khu sinh học nước ngọt.

Trả lời:

Câu 11: Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây vào nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh: sâu rầy, cày xới, đất, độ chua, bón phân, chất mùn, ánh sáng, O2, CO2.

Trả lời:

- Nhân tố sinh thái hữu sinh: sâu rầy, cày xới (con người), bón phân (con người).

- Nhân tố sinh thái vô sinh: đất, độ chua, chất mún, ánh sáng, O2, CO2.

 

Câu 12: Em hãy nhận xét sự thay đổi của nhân tố sau:

- Trong 1 ngày (từ sáng tới tối) ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?

- Ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?

- Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào?

Trả lời:

+ Trong 1 ngày, cường độ ánh sáng tăng dần về buổi trưa, giảm về chiều tối.

+ Mùa hè dài ngày hơn mùa đông.

+ Mùa hè nhiệt độ cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ thấp, mùa xuân ấm áp.

Câu 13: Tại sao nói mật độ là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể?

Trả lời:

- Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể, kiểu phân bố cá thể trong quần thể .

 

Câu 14: Cho hình ảnh kích thước của các quần thể voi, hươu, thỏ, chuột cùng sống trong một khu rừng sau

Trả lời các câu hỏi sau:

- Kích thước cơ thể của loài nào lớn nhất và bé nhất?

- Kích thước quần thể nào lớn nhất và bé nhất?

- Chúng ta cố thể kết luận thích thước cơ thể tương ứng với kích thước quần thể không?

Trả lời:

- Kích thước cơ thể của chuột là nhỏ nhất, kích thước cơ thể của voi là lớn nhất.

- Kích thước quần thể của chuột là lớn nhất, kích thước quần thể của voi là nhỏ nhất.

- Vậy chúng ta không thể kết luận rằng kích thước cơ thể tương ứng với kích thước của quần thể được.

Câu 15: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

Trả lời:

- Loài ưu thế trong quần xã là loài có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh.

Tóm lại loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã là vì chúng có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Câu 16: Cho các sinh vật sau: Chuột, rắn, báo, cú.

Hãy sắp xếp chúng thành một chuỗi thức ăn.

Trả lời:

Chuột → Rắn → Báo → Cú

Câu 17: Tại sao ở khu sinh vật biển, vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi?

Trả lời:

Do vùng ven bờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu, môi trường đất (đất mặn, đất phèn, đất cát,…), môi trường nước (nước từ mặn cho đến lợ),… tạo ra nhiều loại môi trường sống đa dạng, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều nhóm loài.

 

Câu 18: Tìm những ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học.

Trả lời:

Ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học:

- Gấu bắc cực thích nghi với điều kiện quanh năm băng giá ở khu sinh học đồng rêu đới lạnh: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.

- Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…

- Cây đước thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu sinh học rừng ngập mặn: Bộ rễ chia làm hai phần là rễ cọc và rễ phụ, rễ cọc cắm thẳng, rễ phụ phát triển thành chùm, mọc từ phần thân gần gốc giúp cây chống đỡ, hạn chế ảnh hưởng của sóng và gió; Quả đước có dạng hình trụ dài, khi già sẽ tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn và hình thành cây mới,...

Câu 19: Các sinh vật ngoại lai đe dọa như thế nào đến hệ sinh thái bản địa và đa dạng sinh học. Em hãy cho ví dụ.

Trả lời:

Sinh vật ngoại lai gây rất nhiều tiêu cực như cạnh tranh thức ăn, nơi cư trú với các loài sinh vật bản địa; làm giảm tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái; cản trở sự tái sinh tự nhiên của những loài bản địa do khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh với mật độ dày đặc của loài ngoại lai; lai giống với những loài sinh vật bản địa, làm suy giảm nguồn gen.

Đối với loài ngoại lai có khả năng thụ tinh chéo, sinh vật ngoại lai làm rối loạn hệ thống gen của sinh vật bản địa và cạnh tranh, tiêu diệt dần loài bản địa, dẫn đến sự thay đổi, suy thoái hoặc tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa. Đặc biệt, sinh vât ngoại lai có thể truyền bệnh và kí sinh trùng.

Ví dụ cây mai dương (trinh nữ đầm lầy)

Thân mai dương có chứa mimosin, một loại axit amin có thể gây độc hại đối với nhiều loại động vật. Cây sẽ cạnh tranh và dần dần tiêu diệt các loài cây khác, nhất là các loài thảo mộc, các loài thực vật phát triển ở tầm thấp. Đối với những vùng trồng lúa nước và hoa màu, loài cây này sẽ cản trở việc làm đất và chăm sóc các loại cây trồng. Ở những khu vực mà loài cây này mọc dày đặc với mật độ phủ kín thì không loài cây, loài động vật nào sống được dưới tán của chúng.

Câu 20: Tại sao việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vẫn đang gặp nhiều hạn chế tại Việt Nam?

Trả lời:

Việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vẫn đang gặp nhiều hạn chế tại Việt Nam có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân chính:

  • Tính ổn định thấp: Nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và môi trường. Sự biến động của gió, mưa, và ánh sáng mặt trời làm giảm tính ổn định của nguồn năng lượng này.
  • Chi phí cao: Công nghệ sản xuất năng lượng từ nguồn tái tạo hiện vẫn đòi hỏi các thiết bị và công nghệ tiên tiến, điều này làm tăng chi phí sản xuất so với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá và dầu mỏ.
  • Khả năng lưu trữ và truyền tải hạn chế: Khả năng lưu trữ và truyền tải năng lượng từ nguồn tái tạo còn hạn chế, đặc biệt là khi có sự biến động trong sản xuất.
  • Chưa đủ hạ tầng và công nghệ hỗ trợ: Việc thiếu hạ tầng và công nghệ hỗ trợ, chẳng hạn như hệ thống lưới điện thông minh, làm giảm khả năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống năng lượng quốc gia.
  • Cần chính sách hỗ trợ: Chưa có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ và khung pháp luật rõ ràng để khuyến khích và bảo vệ đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay