Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P5)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P5). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG -  PHẦN 5

Câu 1: Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Cho ví dụ.

Trả lời:

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh

- Là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường; các nhân tố này tác động đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Là các nhân tố sống tác động đến sinh vật; các nhân tố này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường (quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch).

- Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… là các nhân tố vô sinh tác động đến cây xanh.

- Ví dụ: Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm.

Câu 2: Quan sát hình 41.3 và trả lời câu hỏi sau

  1. Cá rô phi tồn tại được trong khoảng nhiệt độ nào?
  2. Sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào?

Trả lời:

  1. a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6oC – 42o
  2. b) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 30o

 

Câu 3: Nêu ý nghĩa sinh thái và lấy ví dụ các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

Trả lời:

Kiểu phân bố

Ý nghĩa sinh thái

Ví dụ

Đều

Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.

Theo nhóm

Cá thể có thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường

Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng.

Ngẫu nhiên

Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường

Sâu sống trên tán lá cây, gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới.

Câu 4: Nêu các biện pháp bảo vệ các quần thể.

Trả lời:

- Các biện pháp bảo vệ quần thể là:

+ Thành lập vườn quốc gia và khu bảo tồn.

+ Kiểm soát dịch bệnh.

+ Khai thác tài nguyên sinh vật hợp lý…

 

Câu 5: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái là gì?

Trả lời:

- Chuỗi thức ăn là một chuỗi gòm nhiều loài có quan hệ sinh dưỡng với nhau.

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

- Tháp sinh thái là sơ đồ dạng tháp dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng trong chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật. Có 3 loại tháp sinh thái là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

 

Câu 6: Chúng ta cần phải đặc biệt trú trọng bảo vệ các hệ sinh thái nào?

Trả lời:

Toàn bộ các hệ sinh thái luôn cần được bảo vệ, đặc biệt cần chú trọng bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và hệ sinh thái ven biển cũng như hệ sinh thái nông nghiệp.

 

Câu 7: Sinh vật ngoại lai là gì? Em hãy kể một số sinh vật ngoại lai mà em biết.

Trả lời:

- Sinh vật ngoại lai là sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải khu vực sống tự nhiên của chúng, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái bản địa và đa dạng sinh học.

- Một số sinh vật ngoại lai:

+ Ốc bươu vàng

+ Tôm càng đỏ

+ Rùa tai đỏ

+ Cây mai dương

+ Bèo tây

 

Câu 8: Vì sao rừng ngập mặn có thể chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển?

Trả lời:

Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh. Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa từ sông mang ra. Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây dựng cho mình môi trường sống thích hợp.

 

Câu 9: Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường và con người

Trả lời:

- Vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường và con người.

+ Đa dạng sinh học: Mỗi loài sinh vật đều là một mắt xích trong hệ sinh thái, khi loài nào đó biến mất sẽ làm giảm đa dạng nguồn gene, giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái.

+ Đóng góp về y học:Nhiều loài cí chứa các chất hóa học hữu ích giúp y học tìm ra những loại thuốc, phương pháp chữa bệnh mới.

+ Lợi ích nông nghiệp: Dùng côn trùng và các loại động vật ăn sâu bọ thay thế thuốc hóa học bừa hiệu quả, vừa thân thiện với môi trường.

+ Điều tiết môi trường: Có những sinh vật có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng môi trường, cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu...

 

Câu 10: Quan sát hình sau, hãy cho biết loài sinh vật nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Tại sao?

Trả lời:

Cỏ (thực vật) là loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài khác trong quần xã. Bởi vì cỏ là thức ăn của các loại động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ là thức ăn của các động vật ăn thịt. Sự tồn tại của cỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, sinh trưởng và phát triển, sự đa dạng của các loài động vật tồn tại trong một quần xã.

 

Câu 11: Hãy điền đúng hoặc sai vào các nhận định về hiện tượng khống chế sinh học trong bảng dưới đây.

Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến

Đúng/sai

(1)             Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

(2)             Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã.

(3)             Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

(4)             Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

(5)             Số lượng các cá thể trong quần thể giảm

Trả lời:

Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:

Đúng/sai

(6)             Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

Đúng

(7)             Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã.

Sai

(8)             Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

Sai

(9)             Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

Sai

(10)         Làm cho số lượng các cá thể trong quần thể giảm

Sai

 

Câu 12: Tại sao dưới đáy biển sâu hầu như chỉ có các loài động vật mà không có thực vật?

Trả lời:

- Lý do lớn nhất để các loài thực vật không sinh sống được ở dưới đáy biển sâu là thiếu ánh sáng mặt trời.

 

Câu 13: Hãy giải thích vì sao dưới đáy biển sâu thường có nhiều sinh vật với kích thước khổng lồ.

Trả lời:

- Kích thước lớn sẽ giúp cho chúng di chuyển xa hơn để tìm kiếm thức ăn hoặc bạn tình. Sự trao đổi chất của chúng cũng hiệu quả hơn và cơ thể chúng có khả năng dự trữ thức ăn tốt hơn. Vì vậy, khi thức ăn, chẳng hạn như xác của các động vật lớn rơi xuống biển sâu, các loài động vật lớn hơn sẽ ăn nhiều thức ăn hơn và dự trữ năng lượng lâu hơn.

 

Câu 14: Em hãy xác định các kiểu tháp tuổi cho các tháp sau

  1.                            C.

Trả lời:

  1. Tháp suy thoái.
  2. Tháp ổn định.
  3. Tháp phát triển.

 

Câu 15: Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể? Cho ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể.

Trả lời:

-  Bảo vệ môi trường sống của quần thế chính là bảo vệ quần thể vì

+ Môi trường là không gian sống của sinh vật và con người

+ Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng

+ Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở,... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

+ Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi...

- Ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể:

+ Trồng nhiều cây xanh.

+ Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.

+Sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm điện.

+ Giảm sử dụng túi nilon.

+ Tiết kiệm giấy.

+ Ưu tiên sản phẩm tái chế

+ Xây dựng các khu bảo tồn,...

Câu 16: Tại sao phải phân bố cá thể trong quần thể

Trả lời:

Phân bố cá thể trong quần thể là một quá trình tự nhiên và quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các loài trong môi trường sống của chúng. Dưới đây là một số lý do quan trọng:

  • Tài nguyên: Phân bố giúp cá thể tránh sự cạnh tranh quá mức cho tài nguyên. Các loài có xu hướng phân bố mình trong các khu vực có nguồn tài nguyên phong phú như thức ăn, nước, và không gian sống phù hợp.
  • Chống cạnh tranh: Bằng cách phân bố, cá thể giảm áp lực cạnh tranh với nhau. Điều này giúp duy trì sự cân bằng trong quần thể và giảm khả năng cạnh tranh quá mức cho các nguồn lực có hạn.
  • Bảo vệ lợi ích cá nhân: Phân bố giúp cá thể có thể bảo vệ lợi ích cá nhân và lợi ích sinh sản. Nó giúp tránh tình trạng quá tải nguồn lực trong một khu vực cụ thể, từ đó giảm cạnh tranh và mâu thuẫn giữa cá thể.
  • Phòng tránh kẻ thù và rủi ro: Các cá thể thường phân bố mình để tránh kẻ săn mồi hoặc giảm nguy cơ trở thành mục tiêu của kẻ thù. Điều này là một chiến lược tự nhiên để tăng cơ hội sống sót và sinh sản.
  • Tối ưu hóa điều kiện sống: Các loài có thể chọn phân bố mình ở những khu vực có điều kiện sống tốt nhất cho sự sinh sống và sinh sản. Điều này giúp tối ưu hóa khả năng sinh tồn và giảm thiểu rủi ro.

Tóm lại, phân bố cá thể trong quần thể không chỉ liên quan đến sự tồn tại của loài mà còn liên quan đến sự cân bằng và ổn định của cả hệ sinh thái.

 

Câu 17: Rạn san hô có được xem là một hệ sinh thái không? vì sao

Trả lời:

Rạn san hô được xem là một hệ sinh thái môi trường biển đặc biệt quan trọng và đa dạng. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao rạn san hô có thể coi là một hệ sinh thái:

  • Đa dạng sinh học: Rạn san hô là môi trường sống của nhiều loài động và thực vật biển, bao gồm các loài san hô, cá, giun, sò điệp, và nhiều loài khác. Sự đa dạng sinh học lớn này tạo ra một hệ sinh thái với nhiều mối quan hệ phức tạp giữa các loài.
  • Chuỗi thức ăn biển: Rạn san hô đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn biển. Các loài cá, tôm, và động vật biển khác sống hoặc thụ động trong khu vực rạn san hô, và chúng là nguồn thức ăn cho nhau.
  • Bảo vệ bờ biển: Rạn san hô giữ một vai trò bảo vệ bờ biển khỏi sóng gió mạnh và làm giảm sức mạnh của cơn bão. San hô cũng tạo ra một môi trường phù hợp cho cái sống của nhiều loài.
  • Khả năng tạo nên cộng đồng quan trọng: Cộng đồng san hô có khả năng tái tạo mình và phục hồi sau khi bị tác động bởi sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm, hay những sự kiện tự nhiên khác.
  • Sự kết nối với hệ sinh thái biển lớn hơn: Rạn san hô là một phần của hệ sinh thái biển lớn hơn, và tác động của nó đến việc duy trì sự cân bằng và đa dạng sinh học trong môi trường biển.

Vì những đặc tính này, rạn san hô không chỉ là một cộng đồng san hô mà còn được xem xét như một hệ sinh thái có ảnh hưởng lớn đến môi trường biển và cuộc sống trên Trái Đất.

 

Câu 18: Những hoạt động nào tại trường học, gia đình và địa phương em có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Em hãy đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình trạng trên.

Trả lời:

- Hoạt động tại trường học gây ô nhiễm môi trường:

+ Vứt giấy rác, đồ ăn sáng bừa bãi.

+ Xả các hóa chất, chất thải trong phòng thí nghiệp chưa qua xử lý.

- Hoạt động ở gia đình gây ô nhiễm môi trường:

+ Khí thải đun nấu.

+ Nước thải sinh hoạt và chế biến.

+ Các hóa chất từ nhu cầu chăn nuôi, trồng trọt trong hộ gia đình.

+ Lạm dụng túi nilon.

- Hoạt động ở địa phương gây ô nhiễm môi trường:

+ Chất thải, khí thải ở các khu công nghiệp chưa được xử lý

+ Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.

+ Khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông.

- Một số biện pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trên là:

+ Xử lý chất thải trong công nghiệp, sinh hoạt gia đình và hoạt động tại nhà trường.

+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời

+ Trồng nhiều cây xanh.

+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất .

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

Câu 19: Tại sao việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vẫn đang gặp nhiều hạn chế tại Việt Nam?

Trả lời:

Việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vẫn đang gặp nhiều hạn chế tại Việt Nam có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân chính:

  • Tính ổn định thấp: Nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và môi trường. Sự biến động của gió, mưa, và ánh sáng mặt trời làm giảm tính ổn định của nguồn năng lượng này.
  • Chi phí cao: Công nghệ sản xuất năng lượng từ nguồn tái tạo hiện vẫn đòi hỏi các thiết bị và công nghệ tiên tiến, điều này làm tăng chi phí sản xuất so với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá và dầu mỏ.
  • Khả năng lưu trữ và truyền tải hạn chế: Khả năng lưu trữ và truyền tải năng lượng từ nguồn tái tạo còn hạn chế, đặc biệt là khi có sự biến động trong sản xuất.
  • Chưa đủ hạ tầng và công nghệ hỗ trợ: Việc thiếu hạ tầng và công nghệ hỗ trợ, chẳng hạn như hệ thống lưới điện thông minh, làm giảm khả năng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống năng lượng quốc gia.
  • Cần chính sách hỗ trợ: Chưa có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ và khung pháp luật rõ ràng để khuyến khích và bảo vệ đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Những thách thức này đang làm chậm quá trình triển khai và sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Câu 20: Hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện môi trường sống?

Trả lời:

Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:

- Hệ sinh thái nước đứng:

+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.

+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.

+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.

- Hệ sinh thái nước chảy:

+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.

+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay