Bài tập file word Toán 10 Kết nối tri thức Bài 19: Phương trình đường thẳng

Bộ câu hỏi tự luận Toán 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Phương trình đường thẳng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 10 Kết nối tri thức

BÀI 19 : PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG  (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)

Bài 1: Cho đường thẳng d cho phương trình tham số như sau. Hãy chỉ ra một vectơ chỉ phương của đường thẳng 

d : {x=9+5t y=7-2t

Trả lời:

Vectơ chỉ phương của d là : u = ( 5; -2)

Bài 2: Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyến của đường thẳng Δ có phương trình tổng quát là : 8x + 6y – 5 = 0

Trả lời:

Vectơ pháp tuyến của Δ là : n = ( 8; 6)

Bài 3: Trong mặt phẳng tọa độ cho 2 điểm M( 2 ; 5) và N(-9 ;4). Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyến của đường trung trực của đoạn thẳng MN

Trả lời:

Đường trung trực của đoạn thẳng MN vuông góc với MN 

=> vectơ pháp tuyến là MN = ( -11 ; -1) 

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Bài 1: Lập phương trình đường thẳng d thỏa mãn điều kiện sau :

  1. a) Đường thẳng d đi qua điểm J ( -2; - 3) và có vectơ pháp tuyến  n = ( 2; 5)
  2. b) Đường thẳng d đi qua điểm K ( 3; - 5) và có vectơ chỉ phương  u = ( 2; -4)

Trả lời:

  1. a) Phương trình đường thẳng d là :  2.( x + 2) + 5. ( y + 3) = 0 ⬄ 2x + 5y + 19 = 0
  2. b) Phương trình đường thẳng d là :  x-32 = y+5-4 ⬄ 4x + 2y – 2 = 0 ⬄ 2x + y – 1 = 0

Bài 2: Lập phương trình tham số của đường thẳng d đi qua 2 điểm A(3;4) và B(4;2)

Trả lời:

Vectơ chỉ phương của d là : AB = ( 1; -2)

Phương trình tham số :

d : {x=3+t y=4-2t

Bài 3: Viết phương trình tham số của đường thẳng d : 2x + 3y – 6 = 0

Trả lời:

d : 2x + 3y – 6 = 0 có vectơ pháp tuyến  n = ( 2; 3) => vectơ chỉ phương u = (-3; 2)

x = 0 => y = 2 => d đi qua điểm A( 0; 2)

Phương trình tham số :

d : {x=-3t y=2+2t

 

Bài 4: Chứng minh rằng đường thẳng đi qua hai điểm A(a;0) và B(0;b) với a ≠ 0 và b ≠ 0 có phương trình theo đoạn chắn là xa + yb = 1

Trả lời:

AB = ( -a; b) => n = ( b; a) vuông góc với AB là vectơ pháp tuyến  

Đường thẳng cần tìm có phương trình b( x − a) + a( y − 0) = 0 ⬄ bx + ay = ab 

xa + yb = 1 ( chia cả hai vế cho ab )

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Bài 1: Một đường thẳng đi qua điểm M ( 5 ; -3) cắt trục Ox và Oy lần lượt tại A và B sao cho M là trung điểm của AB. Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đó.

Trả lời:

Giả sử A( a; 0); B( 0; b)

Vì M là trung điểm AB => ( a + 0) : 2 = 5 ; ( 0 + b ) : 2 = -3 => a = 10 ; b = -6

Phương trình đường thẳng đi qua A( 10; 0) và B (0; -6) là 

x10 + y-6 = 1 ( phương trình đoạn chắn) ⬄ 3x – 5y – 30 = 0

Bài 2: Cho tam giác ABC có M( -1;1), N(1; 9), P( 9; 1) lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC. Hãy viết phương trình đường trung trực của BC. 

Trả lời:

MN = ( 2; 8)

Đường trung trực của cạnh BC đi qua P và nhận MN làm vectơ chỉ phương nên có phương trình là : 2.( x – 9) + 8.( y – 1) = 0 hay x + 4y – 13 = 0

Bài 3: Cho đường thẳng d : 4x – 3y + 5 = 0. Tìm điểm M thuộc đường thẳng d và cách đều hai điểm E( 5; 0); F( 3; -2)

Trả lời:

Vì M thuộc đường thẳng d => M( 4t ; -3 + 4t)

Điểm M cách đều 2 điểm E và F => EM2 = FM2 

⬄ ( 4t – 5)2 + ( 3t – 3)2 = ( 4t – 3)2 + ( 3t – 1)2 

⬄ t = 67 => M( 247 ; -37)

Bài 4 : Đường thẳng ∆ ở hình biểu thị tổng chi phí lắp đặt và tiền cước sử dụng dịch vụ Internet (đơn vị: trăm nghìn đồng) theo thời gian của một gia đình (đơn vị: tháng).

  1. a) Viết phương trình của đường thẳng ∆ . 
  2. b) Cho biết giao điểm của đường thẳng ∆ với trục tung trong tình huống này có ý nghĩa gì. 
  3. c) Tính tổng chi phí lắp đặt và sử dụng Internet trong 12 tháng đầu tiên.

Trả lời:

  1. a) Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm lần lượt có tọa ̣độ (0;5) và (5;20) nên ∆ có phương trình là:      x-05-0 = y-520-5x5 = y-515x1 = y-53 ⬄ 3x – y + 5 = 0 ⬄y = 3x + 5
  2. b) Giao điểm của đường thẳng ∆ với trục Oy ứng với x = 0 . 

   Thời điểm x = 0 cho biết mức phí ban đầu lắp đặt để sử dụng Internet. 

    Khi x = 0 thì y = 5  =>  chi phí lắp đặt ban đầu là 500000 đồng. 

  1. c) x = 12  =>  y = 3 . 12 + 5 = 41 ( trăm nghìn đồng)

Vậy tổng chi phí lắp đặt và sử dụng Internet trong 12 tháng đầu tiên là 4100000 đồng.

4. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)

Bài 1: Cho điểm K (1; 2). Hãy lập phương trình đường thẳng d đi qua K và chắn trên hai trục tọa độ hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau

Trả lời:

*TH1 :Đường thẳng d đi qua gốc O => d : y = kx ; d đi qua K( 1; 2) => d: y = 2x

*TH2 : Đường thẳng d không đi qua gốc O => d: xa + yb = 1

Đường thẳng chắn trên hai trục tọa độ 2 đoạn thẳng có độ dài bằng nhau => |a| = |b| 

   +) nếu b = a => d : x + y = a. Vì d đi qua K(1; 2) => a = 3 => d: x + y = 3

+) nếu b = -a => d: x – y = a. Vì d đi qua K( 1; 2) => a = -1 => d : x – y = -1

Vậy có 3 đường thẳng thỏa mãn là : 2x – y = 0; x + y – 3 = 0 ; x – y + 1 = 0

  

Bài 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, viết phương trình đường thẳng d đi qua M (3; 2) và cắt tia Ox tại A; cắt tia Oy tại B sao cho OA + OB = 12

Trả lời:

Giả sử A( a; 0) ; B( 0; b) => d : xa + yb = 1 hay bx + ay – ab = 0

OA + OB = 12 ⬄ a + b = 12 ⬄ b = 12 – a

d đi qua M ( 3; 2) => 3b + 2a – ab = 0 ⬄ 3.( 12 – a) + 2a – a.(12 – a) = 0

⬄ a2 – 13a + 36 = 0 ⬄ a = 9 hoặc a = 4

+) a = 9 => b = 3 => d : 3x + 9y – 27 = 0

+) a = 4 => b = 8 => d : 8x + 4y – 32 = 0

Bài 3: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy , cho điểm I (1;−1) và hai đường thẳng 

d1 : x + y − 3 = 0; d2 : x − 2y − 6 = 0 . Hai điểm A, B lần lượt thuộc hai đường thẳng d1 ; d2 sao cho I là trung điểm của đoạn thẳng AB . Chỉ ra một vectơ chỉ phương của đường thẳng AB.

Trả lời:

A d1 => giả sử A ( a; 3 – a) 

B d2 => giả sử B ( 2b + 6 ; b) 

I là trung điểm AB => ( a + 2b + 6) : 2 = 1 ; ( 3 – a + b ) : 2 = - 1

⬄ a + 2b  = -4; a – b = 5 

⬄ a = 2 ; b = -3

=> A( 2; 1) ; B(0; -3) => BA = ( 2; 4)

Vậy đường thẳng AB có một vectơ chỉ phương là : u = ( 2; 4)

Bài 4 : Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A( 0; 2) và đường thẳng d : x – 2y + 2 = 0. Tìm trên đường thẳng d hai điểm B, C sao cho tam giác ABC vuông tại B và thỏa mãn AB = 2. BC

Trả lời:

Do B, C thuộc đường thẳng d => B( - 2 + 2b ; b) ; C( - 2 + 2c ; c) ( b ≠ c)

AB = ( -2 + 2b;  b - 2) ; BC = ( 2c – 2b; c - b)

Tam giác ABC vuông tại B => AB . BC = 0

⬄ ( -2 + 2b).( 2c – 2b) + (b – 2).( c – b) = 0

⬄ -5b2 + 5bc – 6c + 6b = 0

⬄ ( 6 – 5b).(b – c) = 0

⬄ b = 65 ( vì b ≠ c ) => B( 25 ; 65)

AB = 2.BC => AB2 = 4.BC2425 + 1625 = 4.[(2c - 125 )2 + ( c - 65 )2]

        ⬄ c = 1 hoặc c = 75

        ⬄ C(0; 1) hoặc C(45 ; 75)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Toán 10 Kết nối - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay