Bài tập file word Vật lí 10 cánh diều Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí

Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 10 cánh diều.

BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí? Nếu không phải thì chúng thuộc lĩnh vực nào?

“Dòng điện không đổi”; “Hiện tượng quang hợp”; “Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên”; “Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.”

Trả lời:

Dòng điện không đổi là đối tượng liên quan tới điện học thuộc lĩnh vực Vật lí.

Hiện tượng quang hợp - đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời ở thực vật thuộc lĩnh vực Sinh học.

Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên - đối tượng liên quan tới sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên thuộc lĩnh vực Sinh học.

Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất - đối tượng liên quan tới sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất thuộc lĩnh vực Hóa học.

Câu 2: Định nghĩa vật lý là gì?

Trả lời:

Vật lý là một ngành khoa học nghiên cứu về các đối tượng và hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.

Câu 3: Liệt kê một số đối tượng nghiên cứu trong vật lý.

Trả lời:

Điện, magnet, ánh sáng, và chuyển động là những đối tượng được nghiên cứu trong vật lý.

Câu 4: Định nghĩa về đơn vị trong vật lý.

Trả lời:

Đơn vị trong vật lý là một tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường các đại lượng vật lý.

Câu 5: Khái niệm sai số là gì?

Trả lời:

Sai số là sự chênh lệch giữa giá trị đo được và giá trị đúng.

Câu 6: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

Câu 7: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý: quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.

Câu 8: Những dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?

Trả lời:

Ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....

2. THÔNG HIỂU

Câu 9: Giải thích ý nghĩa của việc sử dụng mô hình trong vật lý.

Trả lời:

Mô hình giúp đơn giản hóa và mô tả các hiện tượng phức tạp để hiểu rõ hơn.

Câu 10: Tại sao vật lý được coi là "ngôn ngữ" của các khoa học tự nhiên?

Trả lời:

Vật lý cung cấp một cơ sở lý thuyết và ngôn ngữ chung để hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên.

Câu 11: Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?

Trả lời:

Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí nguyên tử và hạt nhân của Vật lí.

 

Câu 12: Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?

Trả lời:

Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở là Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.

Câu 13: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí là?

Trả lời:

Khi tiến hành đo đạc giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng:  trong đó Δx là sai số tuyệt đối của phép đo,  là giá trị trung bình của đại lượng cần đo khi tiến hành phép đo nhiều lần.

3. VẬN DỤNG

Câu 14: Thao tác nào có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?

Trả lời:

Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng; Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun; Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.

 

Câu 15: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?

Trả lời:

Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì ampe kế có thể bị chập cháy.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 16: Số avogadro có giá trị: NA = 6,02213670. 1023 mol-1. Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị. Sai số tuyệt đối của hằng số này có giá trị nào?

Trả lời:

Theo đề bài ra: Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị.

=> NA có thể đạt giá trị lớn nhất là:

NA = 6,02213674. 1023 mol-1

Vậy: ΔNA=0,00000004.1023=4.1015mol−1

 

Câu 17: Một học sinh đo độ tăng nhiệt độ của bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C. Các nhiệt độ đọc được là: t1 = 26,50C; t2 = 31,20C. Độ tăng nhiệt độ có sai số kèm theo là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có, độ tăng nhiệt độ:

t = t2 − t1 ⇒

= 31,2 − 26,5 = 4,7

Theo công thức về sai số thì sai số tuyệt đối của Δt là:(Δt2+Δt1)

Mặt khác, đề bài cho bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C

sai số tuyệt đối của Δt2 = Δt1 = 0,1 = 0,050C

sai số tuyệt đối của Δt = (Δt2 + Δt1) = 0,10C

Kết quả: Δt = (4,7 ± 0,1)0C

 

Câu 18: Tính điện trở theo định luật Ôm ta có:R =

Áp dụng công thức về sai số ta có kết quả nào?

Trả lời:

Áp dụng công thức về sai số với một thương số, ta phải tính sai số tương đối và cộng tất cả các sai số có liên quan, được kết quả:

 

Câu 19: Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?

Trả lời:

Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

Câu 20: Các loại mô hình nào là các mô hình thường dùng trong trường phổ thông?

Trả lời:

Các loại mô hình thường dùng trong trường phổ thông là:

Mô hình vật chất: mô hình thu nhỏ Trái Đất,…

Mô hình lí thuyết: coi chuyển động của vật là chất điểm, mô hình tia sáng,…

Mô hình toán học: các công thức, phương trình, đồ thị, kí hiệu,…

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay