Câu hỏi tự luận công dân 8 chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 chân trời sáng tạo

BÀI 3 : LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO

(16 câu)

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1. Em hãy cho biết người lao động cần cù, sáng tạo là như thế nào?

Trả lời:

Người lao động cần cù và sáng tạo là người chịu khó làm việc, phấn đấu hết mình để tìm được ra cách làm mới, cách nâng cao thành quả lao động. 

Câu 2. Như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo? 

Trả lời

- Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.

- Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

- Lao động cần cù, sáng tạo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội bởi vì: Tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đấy kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao. Đồng thời, bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Câu 3. Người lao động sáng tạo là người như thế nào?

Trả lời 

Người lao động sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và xử lí linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác... nhằm đạt kết quả cao.

Câu 4. Vì sao phải lao động cần cù và sáng tạo? Để rèn luyện lao động cần cù và sáng tạo, học sinh cần phải làm gì?

Trả lời

- Lao động cần cù và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng: chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

- Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện, lao động cần cù và sáng tạo trong học tập bằng cách tự làm bài tập, không nhờ vả người khác.

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1. 

  1. a) Cho ví dụ về lao động sáng tạo?
  2. b) Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cù vì đó là phẩm chất của con người, còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Trả lời

  1. a) Ví dụ về lao động sáng tạo: Trong giải bài tập toán luôn tìm ra cách giải mới hay và nhanh hơn.

b)

- Không đồng tình với ý kiến trên.

- Bởi vì: Sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cùng phải từ sự rèn luyện và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệp từ những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng...

Câu 2. Tại sao phải lao động cần cù, sáng tạo? Nếu không lao động cần cù, sáng tạo sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời

- Cần lao động cần cù và sáng tạo vì chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và kĩ thuật phát triển, được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong sản xuất xã hội. Không chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong học tập thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại.

- Chỉ khi nào mỗi người lao động cần cù và sáng táo thì mới không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho tất cả mọi người, mới thực hiện được mục tiêu mà Đảng đã đề ra là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Thực hiện mục tiêu trên là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi người.

Câu 3. Tại sao cần phải lao động cần cù và sáng tạo? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập.

Trả lời

- Lao động cần cù và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng: chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

- 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập:

+ Cải tiến phương pháp học tập của mình để phù hợp với bộ môn.

+ Trao đổi kinh nghiệp với người khác, bạn bè để cùng tiến bộ.

Câu 4. Em hãy nêu hậu quả của việc học tập thiếu tính sáng tạo.

Trả lời 

- Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao.

- Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.

- Luôn ỉ lại vào sách giải, bạn bè hoặc thầy cô.

- Tư duy chậm phát triển.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Cho tình huống sau: Thắng nói với Hùng:

- Thắng: Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo, bọn mình thì làm sao mà sáng tạo trong học tập được.

- Tùng: Đúng đấy, học sinh lực học trung bình chỉ cần tự giác học tập là tốt rồi!

Câu hỏi:

  1. a) Em đồng ý với ý kiến của hai bạn hay không? Vì sao?
  2. b) Hãy cho biết ý kiến riêng của em về vấn đề trên?

Trả lời

  1. a) Không đồng ý với ý kiến của hai bạn.
  2. b) Vì cả hai ý kiến của bạn đều sai:

- Con người bình thường ai cũng có khả năng sáng tạo.

- Học sinh lực học trung bình, thậm chí học lực yếu, nếu biết cách rèn luyện cũng có thể có được sự sáng tạo trong học tập.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Chỉ cần cần cù là đủ, không cần phải sáng tạo trong lao động, Em hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

Trả lời

Trong lao động cần phải cần cù, chăm chỉ, nhưng trong quá trình lao động cần phải sáng tạo thì sẽ rút ngắn được thời gian, kết quả lao động sẽ cao hơn, năng suất chất lượng tốt hơn.

Câu 3. Tại sao nói lao động là điều kiện, là phương tiện để con người và xã hội phát triển? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời

- Lao động là hình thức hoạt động của con người, nhờ có lao động mà bản thân mỗi cá thể (con người) được hoàn thiện về các phẩm chất đạo đức, tâm lý, các năng lực được phát triển và điều quan tọng là làm ra của cải cho xã hội để đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng tăng.

- Nếu con người không lao động thì sẽ không có gì để ăn, để mặc, để ở, vui chơi giải trí về văn hóa, thể dục, thể thao. Nếu không lao động thì con người sẽ không tồn tại được, xã hội không thể phát triển được.

=> Như vậy, lao động làm cho con người và xã hội phát triển không ngừng.

Câu 4. Em hãy suy nghĩ và nêu ý kiến về câu nói “Lao động là vinh quang”.

Trả lời

Lao động là quá trình làm việc thông qua tri thức của bản thân, bằng các hoạt động chân tay nhằm tạo nên của cải, vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân cũng như giúp xã hội phát triển. "Vinh quang" trong câu nói "Lao động là vinh quang" được hiểu là những thành quả bằng vật chất hoặc tinh thần mà bản thân có được trong quá trình lao động. Câu nói không chỉ khuyến khích mà còn khẳng định công việc lao động sẽ mang đến một tương lai tươi sáng phía trước.

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Có ý kiến cho rằng: “Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển. Không cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại. Nêu suy nghĩ của em về quan niệm trên.

Trả lời 

Ý kiến trên là đúng vì nếu chúng ta không lao động cần cù, sáng tạo thì chúng ta sẽ bị lạc hậu với xã hội.

Câu 2. Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cụ vì đó là phẩm chất đạo đức. Còn sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Tại sao?

Trả lời 

Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.

Câu 3. Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi".

  1. a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?
  2. b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

Trả lời

  1. a) Lời của bạn A như vậy là không đúng. Bởi vì lời nói ấy thể hiện sự thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm trong công việc chung của nhóm, ỉ lại vào bạn H quá nhiều, thiếu đi sự cần cù, sáng tạo trong học tập.
  2. b) Nếu là bạn B, em sẽ giải thích cho A hiểu về vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong công việc chung. Nếu A vẫn không nghe, em sẽ nêu ý kiến với trưởng nhóm đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên và cho điểm.

Câu 4. Trên đường đi học về, An hỏi Hùng: Hùng ơi! Mấy bài tập cô giáo giao làm thế nào ấy nhỉ? 

Hùng: Cách làm tương tự bài hôm nay cô chữa trên bảng ấy, nhưng mình đang suy nghĩ xem có cách giải nào đơn giản hơn không. 

An: Ôi, tớ thấy khó lắm, nghĩ cũng chẳng ra đâu, cậu làm đi rồi cho tớ chép nhé! 

Hùng: Ừ, thôi thế cũng được, chúng mình là bạn bè mà.

  1. Theo em, việc Hùng cho bạn chép bài của mình như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b. Em có nhận xét gì về thái độ học tập của An? 
  2. Đóng vai Hùng, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp An học tập tốt hơn.

Trả lời

  1. a) Theo em , việc làm của Hùng là sai . Khi cho bạn chép bài của mình bạn sẽ dần hình thành một thói quen, chép mà không hiểu gì cả sẽ dẫn đến nguy hiểm trong học tập.
  2. b) Thái độ học tập của An không nghiêm túc học hành , không tự mình nghĩ ra lời giải để làm bài mà phải chép , bài cô chữa cũng không ghi vào vở . Thể hiện bạn An là một người lười học
  3. c) Nếu em là Hùng em sẽ nói An nên thay đổi bản thân , luôn tìm tòi để học hỏi đừng đi chép bài, dẫn đến hậu quả không hiểu và đi thi không làm được bài...




Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay