Câu hỏi tự luận công dân 8 chân trời sáng tạo Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Bảo vệ lẽ phải. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 chân trời sáng tạo

BÀI 4 : BẢO VỆ LẼ PHẢI

(13 câu)

  1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1. Thế nào là lẽ phải? Thế nào là bảo vệ lẽ phải?

Trả lời

- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí chung của xã hội.

- Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo lẽ phải, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

Câu 2. Bảo vệ lẽ phải được biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống như thế nào?

Trả lời

- Bảo vệ lẽ phải được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: qua thái độ, qua lời nói, cử chỉ và hành động của con người. Bảo vệ lẽ phải là phẩm chất cần thiết của mỗi người, góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn.

- Bảo vệ lẽ phải giúp cho con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

Câu 3. Em hãy nêu 2 hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống.

Trả lời 

- Bảo vệ lẽ phải:

+ Báo cáo chính quyền khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật.

+ Nhắc nhở những hành vi vi phạm đạo đức.

- Không bảo vệ lẽ phải:

+ Bao che cho bạn làm việc xấu vì sợ bạn không chơi với mình.

+ Sử dụng tài liệu trong khi làm bài thi.

  1. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1. Em hãy kể những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải trong gia đình, nhà trường và xã hội

Trả lời 

- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai 

- Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc

- Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện

Câu 2. Em hãy sữu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc bảo vệ lẽ phải.

Trả lời 

- Vàng thật không sợ lửa.

- Nói phải củ cải cũng nghe.

- Danh ngôn: “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau và giải thích vì sao?

Trong các cuộc tranh luận của các bạn cùng lớp, em sẽ:

  1. a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
  2. b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình làm theo.
  3. c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
  4. d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Trả lời

- Em lựa chọn cách giải quyết (c): Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.

- Bởi vì: Khi bạn có ý kiến, em lắng nghe tức là em đang tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiến đó tức là e đang bảo vệ lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

Câu 2. Giả sử em được người khác góp ý về những khuyết điểm của bản thân. Em sẽ có thái độ và cách cư xử như thế nào?

Trả lời 

Em sẽ có thái độ đồng ý, xem xét lại và chấp nhận, cư sử đàng hoàng, lịch sử và cảm ơn vì đã đưa ra ý kiến.

Câu 3. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng.

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải nghe theo.

Trả lời 

Em không đồng ý với hai ý kiến trên. Bởi vì có lúc ý kiến của bố mẹ, thầy cô không hợp lý, chưa đúng. Vì thế, theo em mình phải lắng nghe những ý kiến của thầy cô, của bố mẹ và sau đó mình có cách xử sự đúng đắn, có ý kiến, nói lên quan điểm của mình để bảo vệ lẽ phải, tôn trọng lẽ phải.

Câu 4. Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết bảo vệ lẽ phải?

Trả lời

- Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết bảo vệ lẽ phải.

- Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự bảo vệ lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.

- Học tập gương của những người biết bảo vệ lẽ phải và phê phán hành vi không bảo vệ lẽ phải.

- Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.

- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao?

  1. a) Bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
  2. b) Xa lánh không chơi với bạn.
  3. c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

Trả lời 

- Em lựa chọn cách giải quyết (c): Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

- Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã bảo vệ lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

Câu 2. Vì không có tiền để chơi điện tử nên Đ đã lấy trộm tiền của một nhà hàng xóm và bị T bắt gặp. Đ đe dọa T nếu nói chuyện này với người khác sẽ bị ăn đòn. Nếu là T, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên.

Trả lời

- Nếu là T, em sẽ khuyên ngăn bạn không nên lấy trộm tiền vì đây là hành động phạm pháp. Nếu bạn không nghe em sẽ báo với thầy cô, bố mẹ của bạn để có phương án xử lí. 

Câu 3. Đánh dấu X vào cột phù hợp với ý kiến của em và giải thích lí do tại sao?

Stt

Hành vi, việc làm

Ý kiến của em

Lí do

Đúng

Sai

1

Nam chỉ làm những việc mà bản thân cảm thấy thích, khi các bạn góp ý, Nam tỏ thái độ khó chịu và không chơi với các bạn đó nữa

  

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

2

Hân chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của đám đông.

  

...........................................

...........................................

3

Hoa và Mai là bạn thân nên mỗi khi Mai mắc khuyết điểm, Hoa tìm mọi cách để bảo vệ cho Mai.

  

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

4

Khi được bản bè chỉ ra khuyết điểm, Trung luôn vui vẻ tiếp thu và khắc phục khuyết điểm

  

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

5

Thành luôn phản đối những ý kiến không giống mình

  

...........................................

...........................................

...........................................

Trả lời 

Stt

Hành vi, việc làm

Ý kiến của em

Lí do

Đúng

Sai

1

Nam chỉ làm những việc mà bản thân cảm thấy thích, khi các bạn góp ý, Nam tỏ thái độ khó chịu và không chơi với các bạn đó nữa

 

X

Việc làm của Nam là sai vì Nam đã không tiếp thu những ý kiến, góp ý của bạn mà mà luôn tỏ ra khó chịu và không chơi với các bạn.

2

Hân chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của đám đông.

 

X

Việc làm của Hân là Hân là người không có chứng kiến, chỉ biết nghe theo đám đông.

3

Hoa và Mai là bạn thân nên mỗi khi Mai mắc khuyết điểm, Hoa tìm mọi cách để bảo vệ cho Mai.

 

X

Việc làm của Hoa là sai vì nếu là bạn tốt, chúng ta nhìn nhận khuyết điểm của bạn thì hãy tìm mọi cách giúp bạn sửa khuyết điểm đó thành điểm tốt.

4

Khi được bản bè chỉ ra khuyết điểm, Trung luôn vui vẻ tiếp thu và khắc phục khuyết điểm.

X

 

Việc làm của Trung là đúng vì chúng luôn biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các bạn để khắc phục khuyết điểm của mình.

5

Thành luôn phản đối những ý kiến không giống mình

 

X

Việc làm của Thành là sai vì thành đã không biết lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác của mình, kể cả đó là ý kiến đúng.

Câu 4: Trong kì thi học sinh giỏi sắp tới, bạn nào cũng muốn đạt được kết quả cao nên đã rất chú tâm vào việc ôn tập. M cũng muốn mình được xướng tên lên nhận giải, nhưng với bản chất lười biếng M chỉ luôn tìm cách làm sao để có thể đem được phao vào phòng thi để thuận lợi gian lận, nhằm đạt được kết quả tốt. M đã đi photo phao cỡ giấy nhỏ để tiện đem vào. Trùng hợp H là bạn cùng lớp với M khi đi in tài liệu đã chứng kiến hành vi chuẩn bị phao thi của M. H là học sinh chăm ngoan nên khi thấy hành vi này của M thì không đồng tình. Nếu em là H, em sẽ làm gì để đảm bảo tính minh bạch của kì thi và quyền lợi của mình trong kì thi lần này?

Trả lời:

Nếu em là H em sẽ: 

  • Khuyên M việc gian lận trong thi cử là không tốt, việc gian lận sau này sẽ có thể trở thành thói quen của chúng ta sau khi lớn lên, làm mất đi sự cân bằng giữa các bạn nếu sự gian lận đó không bị phát giác.
  • Bảo M nên học tập thật chăm chỉ để có đủ kiến thức chuẩn bị cho kì thi, chỉ khi tham gia kì thi và nhận được kết quả bằng chính thực lực của bản thân, bạn mới có cảm giác tự hào về những gì mà mình đã cố gắng mới có được. 




=> Giáo án Công dân 8 chân trời bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay