Câu hỏi tự luận Công dân 8 chân trời sáng tạo Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 7-10 (PHẦN 2)

Câu 1: Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình được thể hiện dưới những hình thức nào?

Trả lời:

- Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

- Hình thức thể hiện của bạo lực gia đình:

+ Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.

+ Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.

+ Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động...)

+ Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Câu 2: Lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?

Trả lời:

Việc lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích sau:

- Có được cái nhìn rõ ràng, tổng quan cho các khoản chi hằng tháng.

- Phân biệt được khoản chi tiêu nào là cần thiết, khoản chi tiêu nào chưa thật sự cần thiết để có thể cân đối cho phù hợp.

- Việc lập kế hoạch chi tiêu cũng giúp chúng ta có thêm được các khoản tiền tiết kiệm dự trù cho các tình huống không ngờ đến.

 

Câu 3: Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, liên quan đến các chất độc hại.

Trả lời:

Pháp luật Việt Nam quy định:

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại khác.

- Chỉ các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ các phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

Câu 4: Vì sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Trả lời:

- Lao động là quyền của công dân: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Lao động là nghĩa vụ của công dân:

+ Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.

+ Mọi người đều phải tham gia lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì với phát triển đất nước.

+ Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.

Câu 5: Em hãy nêu các cách để phòng, chống bạo lực gia đình.

Trả lời:

- Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.

- Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

- Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

Câu 6: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
  2. Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.
  3. Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
  4. Chỉ những người có ít tiền mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

  1. Không tán thành. Lập kế hoạch chi tiêu không chỉ để thực hiện mục tiêu tiết kiệm, kế hoạch chi tiêu chủ yếu giúp chúng ta có thể cân bằng được tài chính.
  2. Tán thành. Vì mục tiêu tài chính là để chi cho các khoản chi tiêu thiết yếu tránh lãng phí vào các khoản không cần thiết.
  3. Không tán thành. Tất cả mọi người đều cần phải lập kế hoạch chi tiêu, đối với những người có thói quen chi tiêu tùy tiện thì cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
  4. Không tán thành. Vì bất kì ai cũng cần phải thực hiện kế hoạch chi tiêu.

 

Câu 7: Theo em, khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy tại nơi mình đang sinh sống em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

Khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy ở tại khu dân cư em sẽ xử lí như sau: xem xét tình hình thực tế tại nơi xảy ra vụ việc, báo cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phụ trách để xử lí vấn đề. 

Câu 8: Theo em, quyền làm việc của công dân được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Công dân có quyền làm việc, quyền tự do sử dụng sức lao động đem lại thu nhập cho bản thân và có ích cho xã hội.

- Công dân có quyền tạo ra việc làm, bất kì hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được công nhận là việc làm.

- Quyền làm việc là sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc thực hiện một dịch vụ nhất định.

Câu 9: Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình?

Trả lời:

- Người trong gia đình có nhận thức kém, không đủ tinh tế xử lí các tình huống trong gia đình dẫn đến xảy ra xung đột.

- Gia đình có kinh tế eo hẹp, áp lực về kinh tế có thể làm cho các thành viên trong gia đình trở nên nóng nảy, không giữ được bình tĩnh và gây ra các hành động bạo lực.

- Do tệ nạn xã hội, người bố hoặc người mẹ trong gia đình nghiện ngập, cờ bạc.

- Do trình độ dân trí thấp và công tác tuyên truyền phổ biến luật chưa được hiệu quả.

Câu 10: Cho tình huống sau: “Hằng tháng, bạn K đều lập kế hoạch chi tiêu của bản thân để cân đối các khoản chi tiêu sao cho hợp lí như: mua đồ ăn sáng, đồ dùng học tập, tiết kiệm, đi xem phim,... Khi thấy bạn K có thói quen ghi chép lại các khoản chi tiêu, bạn M (bạn cùng lớp với bạn K) cho rằng việc làm này là không cần thiết.”

– Theo em, việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn K?

– Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn M? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ đem lại nguồn tiền tiết kiệm lớn giúp bạn K làm chủ dòng tiền của mình và dùng vào việc quan trọng.

- Em không đồng tình. Vì lập kế hoạch rất cần thiết, nếu chúng ta không có kế hoạch rõ ràng sẽ gây lãng phí tiền bạc.

 

Câu 11: Trong một lần đứng đợi mua dầu hỏa cho bố ở cửa hàng xăng dầu, em trông thấy một chú vừa đứng chờ vừa hút thuốc lá. Em nên làm gì trong tình huống đó.  

Trả lời:

Khi trông thấy có người đứng hút thuốc lá tại cửa hàng xăng dầu, em sẽ khuyên người đó không nên hút nữa vì cửa hàng xăng dầu chứa rất nhiều chất đốt, dễ cháy nổ; một hành động bất cẩn có thể dẫn đến các tai nạn về cháy nổ thương tâm.

Câu 12: Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao?

  1. a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì.
  2. b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình.
  3. c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình.
  4. d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất.

đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.

  1. e) Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.

Trả lời:

- Các ý kiến đúng: b, đ, e

- Những ý kiến trên đều đúng quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Trẻ em ngoài việc học tập có thể làm những việc gia đình vừa sức để giúp đỡ cha mẹ.

 

Câu 13: Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực với cá nhân, gia đình và xã hội.

STT

Trường hợp

Hình thức

Tác hại

1

Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

2

Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

3

Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị gia đình chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

4

Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

Trả lời:

STT

Trường hợp

Hình thức

Tác hại

1

Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít.

Bạo lực về kinh tế

- Gây mất bình đẳng hôn nhân.

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

2

Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại.

Bạo lực tinh thần

- Gây tổn hại đến cuộc sống của các con (danh dự, sức khỏe, tâm lý...)

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

3

Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con.

Bạo lực tinh thần, bạo lực về tình dục

- Gây tổn thương đến cuộc sống của c T.

- Làm các con khiếp sợ.

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

4

Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

Bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất

- Gây tan vỡ gia đình.

- Tổn hại đến sức khỏe, danh sự... của anh em T.

- Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội.

 

Câu 14: Cho tình huống sau: “Bạn H và nhóm bạn rủ nhau đi xem phim. Bạn H và các bạn muốn mua thêm nước uống, bỏng ngô nhưng không đủ tiền. Bạn H không suy nghĩ và lấy ngay số tiền mua đồ dùng học tập mà mẹ vừa đưa sáng nay để mua nước, bỏng ngô cho các bạn. Thấy vậy, các bạn trong nhóm đã khuyên bạn ấy không nên chi tiêu như vậy. Thế nhưng, bạn H lại nói: “Không cần phải tính toán làm gì, hết tiền thì mình lại xin bố mẹ”.

– Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của bạn H?

– Nếu em là bạn của bạn H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào để có thói quen chi tiêu tốt hơn?

Trả lời:

- Cách chi tiêu của bạn H lãng phí và sử dụng vào việc không cần thiết. Dùng tiền như vậy sẽ dẫn đến việc không thể mua được những món đồ thiết yếu, gây ra lãng phí.

- Em sẽ khuyên bạn nên biết chi tiêu hợp lý, dùng tiền vào việc quan trọng, tránh lãng phí.

Câu 15: Bà M là một thành viên trong Hợp tác xã Nông nghiệp sạch, các hoạt động nuôi trồng trong Hợp tác xã đều chú trọng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Trong một lần về quê thăm bà con, bà M chứng kiến cảnh nông dân phun tưới số lượng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, vứt bừa bãi các vỏ chai, lọ ở bờ mương. Theo em, để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch tới bà con nơi đây, bà M có thể làm gì?

Trả lời:

Để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch, bà M có thể thử các cách sau đây:

  • Tìm đến cán bộ phụ trách về nông nghiệp tại địa phương, trao đổi về vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.
  • Nêu các tác hại của việc sử dụng nhiều các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật.
  • Giới thiệu về mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp sạch cho bà con nơi đây áp dụng và thực hiện.

 

Câu 16: Công ty S cố ý chấm dứt hợp đồng lao động của chị H khi đang hưởng chế độ thai sản. Theo em, việc làm của công ty S có sai hay không? Chị H có thể làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về mình.

Trả lời:

- Công ty S đã sai phạm khi cố ý chấm dứt hợp đồng với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản.

- Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2019:

“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự…”

⇒ Chị H có thể căn cứ theo Luật pháp đã ban hành để tìm lại các quyền lợi thuộc về mình.

Câu 17: Em hãy sắp xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào các hình thức bạo lực tương ứng:

Hình thức bạo lực gia đình

Bạo lực về thể chất

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục

  1. Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh.
  2. Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.
  3. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.
  4. Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức.
  5. Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.
  6. Anh T ép buộc vợ phải sinh bằng được con trai để lấy người nối dõi.
  7. Chị H bắt chồng phải giao nộp hết tiền lương hằng tháng.

Trả lời:

Bạo lực về thể chất

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục

a, d

b, c, e

h

g

Câu 18: Cho tình huống sau: “Bạn T có dự định sẽ tặng quà sinh nhật mẹ vào năm tháng tới. Vì vậy, bạn T đã lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân mình trong năm tháng. Tháng thứ nhất và thứ hai, bạn thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập. Nhưng đến tháng thứ ba, bạn T không thực hiện được vì đã chi tiêu không kiểm soát. Bạn T đang băn khoăn vì không biết liệu mình có thể mua được món quà tặng mẹ vào ngày sinh nhật được hay không.

Nếu em là bạn của bạn T, em sẽ hướng dẫn bạn T như thế nào để bạn ấy biết các cách chi tiêu và có thể hoàn thành kế hoạch chi tiêu đã lập?

Trả lời:

- Bạn T có thể đặt ra các nguyên tắc để hoàn thành công việc hiệu quả như:

+ Luôn theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, hiểu rõ từng giai đoạn diễn ra giúp bạn chủ động khắc phục rào cản hợp lý và nhanh tiến đến mục tiêu cuối cùng.

+ Sử dụng thêm công cụ hỗ trợ để kế hoạch tài chính có độ trực quan, chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại, ghi chép vào sổ tay.

+ Kiên trì thực hiện kế hoạch, tránh trì hoãn, không bỏ cuộc.

 

Câu 19: Em hãy nêu một vài tác hại của tai nạn cháy nổ trong đời sống của chúng ta hiện nay. Em hãy nêu một ví dụ về thiệt hại mà cháy nổ gây ra. 

Trả lời:

- Hiện nay các vụ cháy có thể gây ra các thiệt hại đến cuộc sống của chúng ta như sau:

+ Phá hủy nghiêm trọng các tài sản, vật chất mà chúng ta cố gắng gây dựng.

+ Gây thiệt hại về tính mạng con người, thương tật.

+ Ảnh hưởng đến môi trường sống.

- Ví dụ: Cháy lớn ở quán Karaoke đường Trần Thái Tông

+ Vụ cháy diễn ra làm 13 người thiệt mạng.

+ Toàn bộ tài sản trong quán Karaoke hư hại hoàn toàn.

Câu 20: Cho tình huống sau: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi những ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.

  1. a) Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?
  2. b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

  1. a) Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm sau:

- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức.

- Ngược đãi người lao động.

  1. b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ:

- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của người chủ quán.

- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay