Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN
(PHẦN 3 – 20 CÂU)

Câu 1: Bệnh là gì? Khi nào thì xảy ra bệnh ở vật nuôi? Có mấy tác nhân gây bệnh ở vật nuôi?

Trả lời:

- Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.

- Bệnh xảy ra khi tồn tại ba yếu tố: tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật, động vật có sức đề kháng thấp, môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh.

- Có 2 tác nhân gây bệnh ở vật nuôi. Đó là tác nhân bên ngoài và tác nhân bên trong cơ thể.

Câu 2: Nêu những tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta?

Trả lời:

Ngành chăn nuôi nước ta có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai như: nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng; liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng; công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều; người dân cần cù, ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi.

Câu 3: Nêu các bước lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn?

Trả lời:

Lập kế hoạch, tính toán cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn gồm 3 bước: liệt kê vật tư, dụng cụ; dự kiến kỹ thuật nuôi và chăm sóc; tính toán chi phí.

Câu 4: Nuôi trồng thủy sản là gì?

Trả lời:

Nuôi trồng thuỷ sản bao gồm nuôi cá, tôm, nghêu,... và trồng rong biển. Nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta phát triển ở tất cả các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mận theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn với trình độ kỹ thuật tiên tiến.

Câu 5: Nêu vai trò của nuôi trồng thủy sản?

Trả lời:

- Nuôi trồng thuỷ sản cung cấp thực phẩm giàu đạm, giàu acid béo omega-3 giúp giảm thiểu các bệnh về tim mạch.

- Sản phẩm từ nuôi trồng thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu như: cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng... Xuất khẩu thuỷ sản luôn đạt giá trị cao, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

- Nuôi trồng thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho ngành dược mỹ phẩm. Phụ phẩm trong quá trình chế biến có thể làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

- Ngoài ra, nuôi trồng thuỷ sản còn tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Câu 6: Trình bày các phương pháp phòng bệnh cho vật nuôi?

Trả lời:

Phòng bệnh là công việc quan trọng nhất trong bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, hạn chế lây lan mầm bệnh sang vật nuôi khác và con người. Các biện pháp phòng bệnh bao gồm:

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine.

- Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống.

- Nhất riêng vật nuôi ốm để theo dõi và điều trị để tránh lây lan.

- Không bán và mổ thịt vật nuôi bị bệnh.

- Không đưa vật nuôi chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.

- Không sử dụng thức ăn thừa, các thiết bị, dụng cụ của vật nuôi ốm, chết khi chưa được sát trùng.

Câu 7: Trình bày hiểu biết một số loài tôm, cá mà em biết?

Trả lời:

- Cá tra là loài da trơn (không vảy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, phân bố ở lưu vực sông Mê Kông.

- Cá rô phi có thân màu xanh xám, vảy cứng sáng bóng, có khoảng 9 – 12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Viền vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt. Cá rô phi sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ, nước mặn; dễ nuôi, lớn nhanh. Nghêu có hai vỏ bằng nhau có dạng hình tam giác, vỏ gắn vào nhau bằng một bản lề. Nghêu sống ở vùng triều, vùi mình trong cát.

- Cá chẽm (vược) có thân dài, dẹp bên, phần lưng hơi gồ cao, vảy dạng lược rộng. Miệng rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Hai vây lưng tách rời nhau. Loài cá này sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ.

- Tôm sú có vỏ dày, lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng. Tuỳ thuộc vào môi trường sống và thức ăn mà màu sắc cơ thể khác nhau (nâu, xám, xanh). Tôm sú sống ở môi trường nước lợ và nước mặn.

- Tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng, thân có màu nâu sáng hoặc màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà. Chúng sống trong môi trường nước lợ và nước mặn.

- Cá chép có thân hình thoi, mình dày dẹp bên, vảy tròn lớn. Đầu thuôn cân đối, có 2 đôi râu, vây lưng dài. Cá chép sống ở nước ngọt.

 Câu 8: Giống vật nuôi bản địa có ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Giống vật nuôi bản địa có ưu điểm chung là dễ nuôi, chịu được kham khổ, thích nghi với điều kiện môi trường địa phương và sản phẩm (thịt, trứng, sữa) thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản. Tuy nhiên, chúng thường có năng suất thấp nên hiện nay số lượng bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ bị biến mất.

Câu 9: Trình bày các công việc chăm sóc gà thả vườn?

Trả lời:

Các công việc chăm sóc gà thịt thả vườn:

- Sau khi gà được một tháng tuổi, cần thường xuyên thả ra vườn để vận động và kiếm thức ăn.

- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống hằng ngày.

- Thường xuyên quan sát gà để phát hiện những bất thường và xử lý kịp thời.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine.

Câu 10: Nêu vai trò của quản lý chất thải chăn nuôi như thế nào?

Trả lời:

Việc quản lý chất thải chăn nuôi hợp lý góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi, làm tăng thêm nguồn thu và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 11: Phân biệt cá thẻ chân trắng và tôm sú?

Trả lời:

- Giống nhau: Thân có xem màu xanh

- Khác nhau:

+ Cá thẻ chân trắng: Vỏ mỏng, thân có màu nâu sáng hoặc màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà.

+ Tôm sú: Vỏ dày, lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng.

Câu 12: Trình bày một số ngành nghề trong chăn nuôi?

Trả lời:

Trong ngành chăn nuôi có rất nhiều nghề: nghề chăn nuôi; nghề thú y; nghề chọn tạo giống vật nuôi và các nghề khác liên quan đến nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc và vật tư thú y.

- Nghề chăn nuôi: Người làm nghề này thực hiện các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi, quản lý hoạt động chăn nuôi và đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật.

- Nghề thú y: Người làm nghề này thực hiện công việc bảo vệ sức khoẻ vật nuôi thông qua phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh.

- Nghề chọn tạo giống vật nuôi: Người làm nghề này thực hiện việc nghiên cứu, chọn lọc và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Người tham gia các nghề trên có thể tích lũy kiến thức và kĩ năng thông qua tự học, qua các khóa tập huấn chuyên môn hoặc đào tạo tại các cơ sở đào tạo phù hợp.

Câu 13: Để nuôi gà thịt thả vườn cần lựa chọn kiểu chuồng nào là thích hợp?

Trả lời:

- Chuồng kiểu thông thoáng tự nhiên, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, nền chuồng có thể sử dụng lớp đệm lót (trấu, đảm bảo sạch,...); có hệ thống đèn điện sưởi.

- Vườn thả dạng phẳng hoặc vườn đồi dốc, có cây bóng mát và cỏ xanh, có hổ tắm cát và máng sỏi, có tường rào bao quanh.

Câu 14: Trong các phương pháp phòng bệnh cho vật nuôi, phương pháp nào là quan trọng nhất, tại sao?

Trả lời:

Trong các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi, sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.

Vắc-xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn thân, một phần hoặc có cấu trúc tương tự), sau khi tiêm vào cơ thể vật nuôi sẽ tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, tăng số lượng kháng thể nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

Câu 15: Trình bày những hiểu biết của em về chăn nuôi thông minh?

Trả lời:

Chăn nuôi thông minh là việc ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi. Ví dụ điển hình của mô hình chăn nuôi này là sử dụng các thiết bị thông minh tự động để theo dõi sức khoẻ vật nuôi và môi trường chăn nuôi kể cả thức ăn, nước uống, từ đó sẽ tự động đưa ra giải pháp tốt nhất. Đây là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

Câu 16: Nêu đặc đểm sinh lí cơ thể của vật nuôi non?

Trả lời:

- Vật nuôi non có những đặc điểm sinh lí cơ thể như sau: chức năng của cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện; khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh; cường độ sinh trưởng lớn; khả năng miễn dịch yếu; thường bị thiếu máu.

- Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non có ý nghĩa quan trọng bởi vì giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.

Câu 17: Phát triển chăn nuôi mang lại những lợi ích gì?

Trả lời:

Phát triển chăn nuôi mang lại những lợi ích:

+ Cung cấp các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho con người.

+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi của thị trường

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu xuất khẩu ở một số ngành nghề sản xuất trong xã hội.

+ Cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt.

Câu 18: Gia đình anh An ở tỉnh Đồng Nai, có diện tích đất vườn rộng rất thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Anh là người dám nghĩ, dám làm và mong muốn được làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Nghe nói, hiện nay giống gà Đông Tảo đang được nhiều người ưa chuộng và bán được giá cao nên gia đình anh định chuyển từ chăn nuôi gà công nghiệp sang nuôi gà Đông Tảo. Theo em, gia đình anh An có thể nuôi được gà Đông Tảo không? Nếu có, anh cần phải thực hiện những công việc gì để nuôi thành công giống gà đặc sản này?

Trả lời:

– Theo em gia đình anh An có thể nuôi gà Đông Tảo.

– Để có thể nuôi gà Đông Tảo anh cần phải thực hiện những công việc:

+ Vệ sinh khu vực chăn nuôi.

+ Chuẩn bị lượng thức ăn tự nhiên (ngô, thóc).

+ Chọn được giống vật nuôi tốt.

+ Chuẩn bị kỹ thuật chăn nuôi gà, chăm sóc và phòng bệnh cho gà Đông Tảo.

Câu 19: Tìm hiểu, xác định xem ở gia đình, địa phương em có thể nuôi được loại vật nuôi đặc sản nào? Đề xuất ý tưởng nuôi vật nuôi đặc sản với người thân và nêu những việc em sẽ tham gia làm khi gia đình em nuôi loại vật nuôi đặc sản đó? Mô tả 1 – 2 công việc em có thể làm được.

Trả lời:

– Theo em ở địa phương với diện tích đất nuôi trồng lớn với nhiều đồng cỏ có thể thích hợp để nuôi gà Đông Tảo, bò tơ Củ Chi.

– Tại gia đình em có thể nuôi gà Đông Tảo. Khi nuôi gà, bản thân em có thể giúp bố, mẹ cho gà ăn, tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà và phòng bệnh cho gà.

Câu 20: Hiện nay, ở các địa phương trong cả nước có nhiều loại vật nuôi được coi là vật nuôi đặc sản. Em hãy tìm hiểu thêm về các vật nuôi đặc sản ở nước ta bằng cách đọc tài liệu hoặc tra cứu trên mạng internet với từ khóa “Vật nuôi đặc sản”. Ghi lại những thông tin thu thập được để chia sẻ với các bạn và báo cáo với thầy cô.

Trả lời:

– Ngành chăn nuôi của nước ta tồn tại và phát triển từ xa xưa tới nay. Mặc dù, hiện nay nước ta đã có thêm nhiều giống vật nuôi mới được lai tạo hoặc nhập về; tuy nhiên những giống nuôi nội địa vẫn được xem là con đặc sản và được đánh giá cao:

+ Gà Đông Tảo: Nguồn gốc của gà Đông Tảo thuộc xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà to con, dáng hình bệ vệ, thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân sù sì. Cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Gà Đông Tảo càng già càng quý, thịt có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Gà Đông Tảo có thể xem là đặc sản bản địa đứng đầu ở Việt Nam.

+ Gà H’Mông Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh. Gà H’Mông là giống quý hiếm, có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Và là con đặc sản của vùng Tây Bắc.

+ Gà Hồ Gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi sống chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những linh vật của Việt Nam. Giống gà này tương truyền có lịch sử hơn 600 năm, từng được chọn làm sản vật tiến vua. Gà trống có dáng to, dài, trọng lượng lên đến 6 – 7 kg. Gà mái thường có 3 màu lông: đất thó (trắng, xanh), vỏ quả nhãn chín và màu sẻ (giống lông chim sẻ); trọng lượng 4 – 5 kg.

+ Cừu Phan Rang Là giống cừu có nguồn gốc Phan Rang, Ninh Thuận, có thể coi là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Giống cừu này được hình thành hơn 100 năm, trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận. Lông cừu có giá trị thẩm mỹ cao, được dùng làm khăn choàng cổ, áo lạnh, chăn…, chủ yếu được xuất khẩu sang châu Âu.

+ Mật ong Cát Bà: Là thương hiệu nổi tiếng của sản phẩm mật ong “nội” ở huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Mật ong Cát Bà có màu vàng đậm, đặc sánh, vị thơm, có giá trị dinh dưỡng cao; được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận thương hiệu từ năm 2008, là sản phẩm đặc trưng của huyện đảo được gắn nhãn hiệu chứng nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà do Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay