Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN
(PHẦN 4 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao?

Trả lời:

Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao:

- Chuẩn bị ao nuôi

- Thả cá giống

- Chăm sóc, quản lý cá sau khi thả

+ Quản lý thức ăn

+ Quản lý chất lượng ao nuôi

+ Quản lý sức khỏe cá

- Thu hoạch

Câu 2: Nêu nguyên nhân quản lý môi trường ao? Môi trường ao gồm những đặc tính nào?

Trả lời:

- Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường; tăng sức khoẻ; tránh gây sốc cho động vật thuỷ sản; kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh.

- Đặc tính của môi trường nước ao nuôi thuỷ sản bao gồm: đặc tính lý học, hoá học, sinh học.

Câu 3: Nêu các biện pháp kiểm soát môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Kiểm soát môi trường nuôi thuỷ sản:

+ Thực hiện chế độ ăn hợp lý cho động vật thuỷ sản.

+ Sử dụng ao lắng: các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.

+ Sử dụng chế phẩm sinh học: gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.

+ Lọc sinh học: sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.

+ Sử dụng thực vật thuỷ sinh: vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ

các chất dinh dưỡng trong nước thải.

+ Sử dụng hoá chất: có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.

Câu 4: Cần thiết kế ao như thế nào để có thể nuôi cá nước ngọt trong ao? Cải tạo ao nuôi là gì?

Trả lời:

Ao thường có diện tích khoảng 1000-5000 m². Độ sâu khoảng 1,5-2 m. Ao phải có bờ chắc chắn, không bị tràn ngập trong mùa mưa và có cống cấp, cống thoát nước độc lập.

Cải tạo ao là khâu kỹ thuật quan trọng, được tiến hành trước mỗi lứa nuôi, nhằm hạn chế mầm bệnh, địch hại, tạo điều kiện môi trường tốt cho cá phát triển.

Câu 5: Trình bày độ trong của nước ?

Trả lời:

- Dưới 20cm: không thích hợp: có thể ao thừa chất dinh dưỡng; nước ao bị đục; ao bị ô nhiễm,...

- Từ 20-50cm: thích hợp: nếu ao có màu xanh nõn chuối của thực vật phù du

- Trên 50cm: không thích hợp: Nước quá trong, ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du

Câu 6: Nguyên nhân nào gây suy giảm nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi là do cùng với việc khai thác quá mức là sự suy thoái nghiêm trọng của các hệ sinh thái gần bờ (như hiện tượng rạn san hô, rừng ngập mặn, tảo biển v.v.. bị chết chẳng hạn); rồi còn do việc sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt (chất nổ, xung điện) và các công cụ khai thác không lựa chọn.

Câu 7: Chăm sóc, quản lý cá sau khi thả gồm những công việc gì? Trình bày các bước lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao?

Trả lời:

- Chăm sóc, quản lý cá sau khi thả gồm: quản lý thức ăn cho cá, quản lý chất lượng nước ai và quản lý sức khỏe cá

- Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao gồm 3 bước: liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ; dự kiến kỹ thuật nuôi và chăm sóc; tính toán chi phí.

Câu 8: Nêu một số biện pháp nâng cao sức đề kháng của thuỷ sản?

Trả lời:

Nâng cao sức đề kháng của động vật thuỷ sản cần:

- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần như: các vitamin, chất khoáng, acid béo không no.

- Dùng vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất cho động vật thuỷ sản.

Câu 9: Những khu vực nào cần được bảo vệ?

Trả lời:

Các khu vực cần được bảo vệ bao gồm: nơi tập trung các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thuỷ sản.

Câu 10: Nêu các bước cải tạo ao nuôi?

Trả lời:

Bước 1. Làm cạn nước trong ao.

Bước 2. Làm vệ sinh xung quanh ao, lấp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn.

Bước 3. Vét bớt bùn đáy, san phẳng đáy ao.

Bước 4. Bón vôi để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh.

Bước 5. Phơi đáy ao khoảng 2 – 3 ngày.

Bước 6. Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 – 50 cm. Lấy đủ nước vào ao trước khi thả cá giống.

Câu 11: Mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi bằng những con đường nào?

Trả lời:

Những con đường mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi:

- Theo thức ăn

- Theo các dụng cụ (lưới, vợt,…)

- Theo bố mẹ con giống

- Theo các sinh vật mang mầm bệnh

- Tác nhân có thể tồn tại ngay trong ao, hồ

- Theo nguồn nước cấp vào ao

Câu 12: Ô nhiễm môi trường nước sẽ dẫn đến những hậu quả nào?

Trả lời:

- Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

- Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn. Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.

- Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối với toàn thể nhân loại.

Câu 13: Trình bày quy trình quản lý thức ăn cho cá?

Trả lời:

Quản lý thức ăn cho cá

- Loại thức ăn: có 2 loại là thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Thức ăn công nghiệp thường được sử dụng nuôi cá ao. Tuỳ thuộc vào tính ăn và giai đoạn phát triển của cá mà ta lựa chọn loại thức ăn công nghiệp có đặc tính phù hợp.

- Lượng thức ăn: khối lượng thức ăn viên cho cá hằng ngày: tính bằng khoảng 3-5% khối lượng cá trong ao (nuôi cá thương phẩm).

- Cách cho ăn: Hằng ngày cho cá ăn 2 lần, khoảng 8 – 9 giờ sáng và 3 – 4 giờ chiều. Rải đều thức ăn quanh ao hoặc cho cá ăn vào các địa điểm cố định. Vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bẩn, cá giảm ăn thì giảm lượng thức ăn. 

Câu 14: Nhiệt độ nước là gì? Độ trong là gì? Độ trong phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

- Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản và phát sinh dịch bệnh của động vật thuỷ sản. Nhiệt độ thay đổi theo ngày, mùa, tầng nước. Ngưỡng chịu đựng nhiệt độ của các loài thuỷ sản là khác nhau.

- Độ trong là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nước nuôi thuỷ sản. Độ trong được xác định bởi mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước. Người ta dùng đĩa Secchi để đo độ trong của nước. sắc

- Độ trong của nước phụ thuộc vào những yếu tố: chất màu hòa tan trong nước, chất rắn lơ lửng, màu của sinh vật phù du.

Câu 15: Trình bày những công việc quản lý chất lượng nước ao nuôi?

Trả lời:

Quản lý chất lượng nước ao nuôi

- Hằng tuần bổ sung nước sạch hoặc thay nước sạch.

- Sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch nước ao.

- Vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi; duy trì màu nước ao xanh nõn chuối.

- Cần có các thiết bị hỗ trợ (máy bơm, máy phun mưa, máy quạt nước) nhằm cung cấp oxygen cho cá trong ao.

Câu 16: Nêu một số biện pháp quản lý môi trường ao nuôi thuỷ sản?

Trả lời:

Một số biện pháp quản lý môi trường ao nuôi thuỷ sản:

- Thiết kế ao không có góc chết, tạo dòng chảy tự nhiên trong nước.

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước.

-  Sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần.

- Điều chỉnh mật độ nuôi, lượng thức ăn phù hợp.

- Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; tăng tốc độ dòng chảy trong ao.

- Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước ao.

Câu 17: Trình bày những công việc quản lý chất lượng nước ao nuôi?

Trả lời:

Quản lý sức khoẻ cá:

- Hằng ngày thăm ao 2 lần, cần nhanh chóng xử lý khi thấy có hiện tượng bất thường sau:

- Cá nổi đầu, miệng cá vừa há vừa đớp không khí trên mặt nước.

- Cá có dấu hiệu bệnh, cần liên hệ ngay với cán bộ thuỷ sản để được tư vấn và xử lý bệnh kịp thời.

Câu 18: Hãy nêu những khó khăn khi điều trị bệnh cho động vật thuỷ sản.

Trả lời:

Khó khăn trong điều trị bệnh cho động vật thuỷ sản:

– Động vật thuỷ sản sống trong nước nên khó áp dụng các biện pháp chữa bệnh như tiêm, bôi thuốc.

– Không thể điều trị bệnh cho từng con mà phải điều trị cho cả đàn dẫn đến tăng chi phí thuốc điều trị.

– Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh cho động vật thuỷ sản, tuy nhiên những con bị bệnh thường kém ăn hoặc bỏ ăn, do đó làm giảm tác dụng điều trị bệnh. - Đối với động vật thuỷ sản “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”.

Câu 19: Hãy nêu hậu quả của việc xả nước thải chưa qua xử lý của nhà máy luyện kim vào thuỷ vực tự nhiên.

Trả lời:

Hậu quả sẽ gây ô nhiễm hoá chất độc trong môi trường nước của thuỷ vực. Các chất độc sẽ gây chết các loài động thực vật thuỷ sinh, gây chết các loài thuỷ sản nuôi nếu thuỷ vực này là nguồn cấp nước.

Câu 20: Hiện tượng nổi đầu của cá vào sáng sớm?

Trả lời:

Hiện tượng cá nổi đầu vào sáng sớm: Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá chủ yếu là do thiếu oxy trong nước. Thường trong ao nuôi có các loài rong tảo phát triển, vào ban ngày khi có ánh sáng mặt trời thì chúng quang hợp thải ra oxy trong nước cung cấp cho cá nên ban ngày không thiếu oxy, ban đêm không có ánh sáng thì các loài rong tảo này hấp thụ oxy làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm dần, đến khoảng 5 – 6 giờ sáng thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất, nên lúc này cá ngoi đầu lên mặt nước để lấy oxy trong không khí. Để khắc phục, ta cần chú ý vấn đề rong tảo trong ao nuôi, tảo phát triển càng nhiều thì càng dễ thiếu oxy. Có thể giảm mật độ tảo bằng cách thay nước trong ao. Tuy nhiên, nếu oxy trong nước thiếu nhẹ tức là cá nổi đầu mà vẫn lội linh hoạt, khi vỗ tay cá sẽ giật mình lặn xuống thì đó là bình thường không cần phải khắc phục. Còn khi cá nổi đầu thành từng đàn thường tập trung ở gốc ao, lờ đờ và không có phản ứng với tiếng động hoặc cá nổi đầu đến sau 8 giờ sáng mà không lặn thì đã thiếu oxy trầm trọng, cần phải thay nước ngay nếu không sẽ dẫn đến chết cá.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay