Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức Bài 17: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Kết nối tri thức.

BÀI 17: NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Kĩ thuật điện có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế?

Giải:

Kĩ thuật điện là lĩnh vực rất quan trọng, liên quan đến điện, điện tử đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

 

Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

Giải:

Những ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện thường gắn liền với việc sản xuất, phân phối và sử dụng năng lượng điện.

 

Câu 3: Hãy kể tên một số ngành nghề kĩ thuật điện phổ biến ở Việt Nam.

Giải:

Ở Việt Nam, lĩnh vực kĩ thuật điện có một số nghề nghiệp phổ biến như kĩ sư điện, kĩ thuật viên kĩ thuật điện, thợ lắp và sửa chữa thiết bị điện,…

 

Câu 4: Ngành nghề kĩ sư điện có đặc điểm gì?

Giải:

Kĩ sư điện tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện, linh kiện, động cơ và thiết bị; tư vấn, chỉ đạo vận hành bảo trì và sửa chữa; nghiên cứu và tư vấn về các khía cạnh công nghệ của vật liệu, sản phẩm kĩ thuật điện và các quy trình.

 

Câu 5: Ngành nghề kĩ thuật viên kĩ thuật điện có đặc điểm gì?

Giải:

Kĩ thuật viên kĩ thuật điện thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo trì và sữa chữa thiết bị điện, cơ sở và hệ thống phân phối.

 

Câu 6: Ngành nghề thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện có đặc điểm gì?

Giải:

Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp cung cấp và truyền tải điện. 

 

Câu 7: Em hãy cho ví dụ về các nghề cụ thể trong ngành nghề thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện

Giải:

Ví dụ về các nghề cụ thể: thợ lắp ráp điện, thợ sửa chữa điện gia dụng, thợ lắp đặt đường dây điện.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Một bạn học sinh thích nghiên cứu, tư vấn, thiết kế chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện, linh kiện, động cơ và thiết bị. Dựa vào kiến thức đã học, theo em, bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề nào?

Giải:

Bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề kĩ sư điện.

 

Câu 2: Một bạn học sinh thích vận hành, bảo trì và sữa chữa thiết bị điện, cơ sở và hệ thống phân phối. Dựa vào kiến thức đã học, theo em, bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề nào?

Giải:

Bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề kĩ thuật viên kĩ thuật điện.

 

Câu 3: Một bạn học sinh thích lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện. Dựa vào kiến thức đã học, theo em, bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề nào?

Giải:

Bạn học sinh trên phù hợp với ngành nghề thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.

 

Câu 4: Để xem xét sự phù hợp của bản thân với ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện, em cần những phẩm chất nào?

Giải:

Về phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm; yêu thích công việc, đam mê kĩ thuật; có tinh thần hợp tác; có ý thức tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động;…

 

Câu 5: Để xem xét sự phù hợp của bản thân với ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện, em cần những năng lực nào?

Giải:

Về năng lực: có kiến thức chuyên môn; có sức khỏe, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, chịu được áp lực và cường độ làm việc cao; có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm; có các kĩ năng như: phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tổ chức quản lí công việc;…

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hãy cho biết những ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?

Giải:

Ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện:

- Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.

- Kĩ sư điện.

- Thợ lắp ráp và thợ nối cáp.

- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.

 

Câu 2: So sánh sự khác nhau về đặc điểm của 2 nghề kĩ sư điện và kĩ thuật viên kĩ thuật điện.

Giải:

- Kĩ sư điện: tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống kĩ thuật điện

- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế

 

Câu 3: Cho các nghề gồm kĩ sư điện, kĩ thuật viên kĩ thuật điện, kĩ thuật viên kĩ thuật truyền tải điện, kĩ sư sản xuất điện, kĩ sư cơ điện, thợ lắp ráp điện, thợ lắp đặt đường dây điện. Hãy sắp xếp các nghề trên vào ba nhóm ngành nghề chính thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.

Giải:

- Kĩ sư điện: kĩ sư điện, kĩ sư sản xuất điện, kĩ sư cơ điện.

- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: kĩ thuật viên kĩ thuật điện, kĩ thuật viên kĩ thuật truyền tải điện.

- Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện: thợ lắp ráp điện, thợ lắp đặt đường dây điện.

 

Câu 4: Nam đã thể hiện ước mơ của mình trong lĩnh vực kĩ thuật điện qua hình vẽ dưới đây. Được biết nghề Nam thích đôi khi cần phải tư vấn về các khía cạnh công nghệ của vật liệu. Dựa vào hình vẽ và kiến thức đã học, em hãy cho biết ngành nghề mà Nam theo đuổi.

Giải:

Trong hình vẽ có bản thiết kế, ngành nghề này còn yêu cầu tư vấn về các khía cạnh công nghệ của vật liệu ⇒ đây là các đặc điểm của ngành nghề kĩ sư điện.

 

Câu 5: Hình vẽ dưới đây thể hiện ước mơ về ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện của Minh. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tên của ngành nghề đó và giải thích.

Giải:

Dựa vào hình vẽ trên, có thể thấy ngành nghề Minh chọn liên quan đến lắp đặt, bảo trì điện gia dụng ⇒ đây là các đặc điểm của ngành nghề thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Quan sát dưới đây và cho biết người công nhân đang làm công việc gì trong nghề kĩ thuật điện? Em hãy kể tên một số việc cụ thể của ngành nghề này. 

Giải:

Người công nhân đang làm nghề lắp đặt và sửa chữa điện.

Một số công việc cụ thể:

- Bảo trì máy phát điện và lắp đặt các thiết bị. Có thể bao gồm những việc như sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các loại máy phát điện như máy phát điện 1 pha, sửa chữa mạch điện tự động chạy trong các thiết bị, máy móc,…

- Thực hiện những công việc vận hành động cơ, không đồng bộ 3 pha bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho các động cơ điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo mà không gặp những trục trặc hay bất lợi gì.

- Tiến hành sửa chữa những đường dây bị đứt, có thể là nối dây, đi dây điện, lập các công tắc và bảng điện điều khiển lắp đặt hệ thống ống luồn. Xây dựng và thiết kế hệ thống ổ cắm điện. Phục vụ mọi người lắp đặt các đường dây và hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng tại các ngõ, ngách, theo yêu cầu,…

- Sửa chữa các đồ gia dụng trong gia đình như: tivi, tủ lạnh, điều hòa, bếp, quạt điện, đèn, bình nước nóng,…

- Phục vụ và chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điều khiển, cảnh báo. Tiến hành lắp đặt các mạch điện và đường dây để nhấn kịp thời cho việc báo cháy, lắp các thiết bị chiếu sáng, chống trộm, các loại khóa cửa,…

 

Câu 2: Với mỗi yêu cầu của nghề ở cột bên trái, hãy xác định nội dung mô tả yêu cầu tương ứng ở cột bên phải trong bảng 17.3.

Giải:

A - 6

B - 4

C - 5

D - 3

E - 2

G - 1

Câu 3: Dựa vào bảng 17.4, khi xem xét về sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần tìm hiểu những sở thích và khả năng gì?

Giải:

- Sở thích: có niềm đam mê với thiết bị điện: lắp ráp, bảo trì và sửa chữa thiết bị điện, sự quyết tâm theo đuổi nghề.

- Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến điện, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề.




=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối Bài 17: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay