Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 4: Kĩ thuật điện (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Kĩ thuật điện (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. KĨ THUẬT ĐIỆN (PHẦN 1)

Câu 1: Mạch điện là gì?

Trả lời:

Mạch điện là một tập hợp các phần tử như nguồn điện; phụ tải; thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ được nối với nhau bằng dây dẫn để thực hiện chức năng nhất định.

Câu 2: Hình 15.2 bao gồm các cảm biến ánh sáng, cảm biến độ ẩm, cảm biến nhiệt độ.

  1. Quan sát và nhận biết từng loại cảm biến đã cho.
  2. Kể tên một số ứng dụng của cảm biến trong đời sống mà em biết.

Trả lời:

  1. Các loại cảm biến:
  2. Cảm biến ánh sáng
  3. Cảm biến nhiệt độ
  4. Cảm biến độ ẩm
  5. Một số ứng dụng của cảm biến trong đời sống mà em biết:

- Cảm biến độ ẩm có thể được sử dụng như một biện pháp giám sát và phòng ngừa trong nhà cho những người bị bệnh mà bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.

- Cảm biến áp suất có thể hữu ích trong máy bay, ô tô, thiết bị thời tiết và bất kỳ máy móc nào khác có chức năng áp lực được thực hiện.

 

Câu 3: Thành phần chính của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến là gì?

Trả lời:

Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến thường gồm có một số thành phần chính như mô đun cảm biến, đối tượng điều khiển và nguồn điện.

Câu 4: Em hãy cho biết vai trò của truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ. Cho ví dụ.

Trả lời:

Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ dùng để truyền tải, đóng cắt nguồn điện, bảo vệ mạch điện khỏi bị quá tải, chập cháy.

Ví dụ: dây dẫn, công tắc, cầu chì, ap to mát, cầu dao,…

Câu 5: Kĩ thuật điện có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế?

Trả lời:

Kĩ thuật điện là lĩnh vực rất quan trọng, liên quan đến điện, điện tử đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Câu 6: Hãy mô tả cách hoạt động của một cảm biến ánh sáng và nêu một số ứng dụng của nó.

Trả lời:

Cảm biến ánh sáng hoạt động bằng cách phát hiện mức độ ánh sáng trong môi trường và chuyển đổi thông tin đó thành tín hiệu điện tử. Một số ứng dụng của cảm biến ánh sáng bao gồm hệ thống chiếu sáng tự động, camera an ninh, và điều khiển đèn giao thông.

Câu 7: Cho các thiết bị gồm pin, dây dẫn, cầu chì, đèn điện. Hãy cho biết các thiết bị trên thuộc phần tử nào?

Trả lời:

- Pin thuộc phần tử nguồn điện.

- Dây dẫn, cầu chì thuộc phần tử truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ.

- Đèn điện thuộc phần tử phụ tải.

Câu 8: : Em hãy cho biết nguyên lí hoạt động của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến.

Trả lời:

Khi có nguồn điện cung cấp cho mạch điện, cảm biến trên mô đun thu nhận tín hiệu đầu vào từ môi trường xung quanh và chuyển thành tín hiệu đầu ra điều khiển để đóng hoặc cắt nguồn điện cấp cho đối tượng điều khiển.

Câu 9: Em hãy cho ví dụ về các nghề cụ thể trong ngành nghề thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện.

Trả lời:

Ví dụ về các nghề cụ thể: thợ lắp ráp điện, thợ sửa chữa điện gia dụng, thợ lắp đặt đường dây điện.

Câu 10: Quan sát dưới đây và cho biết người công nhân đang làm công việc gì trong nghề kĩ thuật điện? Em hãy kể tên một số việc cụ thể của ngành nghề này.

Trả lời:

Người công nhân đang làm nghề lắp đặt và sửa chữa điện.

Một số công việc cụ thể:

- Bảo trì máy phát điện và lắp đặt các thiết bị. Có thể bao gồm những việc như sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các loại máy phát điện như máy phát điện 1 pha, sửa chữa mạch điện tự động chạy trong các thiết bị, máy móc,…

- Thực hiện những công việc vận hành động cơ, không đồng bộ 3 pha bằng cách lắp đặt các bộ phận, đầu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho các động cơ điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo mà không gặp những trục trặc hay bất lợi gì.

- Tiến hành sửa chữa những đường dây bị đứt, có thể là nối dây, đi dây điện, lập các công tắc và bảng điện điều khiển lắp đặt hệ thống ống luồn. Xây dựng và thiết kế hệ thống ổ cắm điện. Phục vụ mọi người lắp đặt các đường dây và hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng tại các ngõ, ngách, theo yêu cầu,…

- Sửa chữa các đồ gia dụng trong gia đình như: tivi, tủ lạnh, điều hòa, bếp, quạt điện, đèn, bình nước nóng,…

- Phục vụ và chịu trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điều khiển, cảnh báo. Tiến hành lắp đặt các mạch điện và đường dây để nhấn kịp thời cho việc báo cháy, lắp các thiết bị chiếu sáng, chống trộm, các loại khóa cửa,…

 

Câu 11: Hãy vẽ sơ đồ khối của một mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến.

Trả lời:

Sơ đồ khối của một mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến:

Câu 12: Cho các kí hiệu sau, hãy gọi tên các kí hiệu đó.

Trả lời:

  1. a) Dòng điện một chiều.
  2. b) Dòng điện xoay chiều.
  3. c) Cực dương.
  4. d) Cực âm.
  5. e) Mạch điện ba pha.

 

Câu 13: Em hãy đề xuất lựa chọn loại mô đun cảm biến cho một mạch điện báo cháy tự động và nêu vai trò của mô đun cảm biến trong mạch điện đó.

Trả lời:

Loại mô đun cảm biến cho một mạch điện báo cháy tự động là mô đun cảm biến nhiệt độ. Vai trò của mô đun cảm biến trong mạch điện đó là phát hiện sự tăng đột ngột về nhiệt độ, có thể là dấu hiệu của một đám cháy, và kích hoạt hệ thống báo động.

Câu 14:  Quan sát hình 16.4 và giải thích các chi tiết có trong cổng đầu ra điều khiển và cổng nối nguồn cấp cho mô đun.

Trả lời:

- Cổng đầu ra điều khiển:

+ Tiếp điểm thường mở (1).

+ Đầu nối chung (2).

+ Tiếp điểm thường đóng (3).

- Cổng nối nguồn cấp cho mô đun:

+ Đầu nối GND để nối với cực âm (-) của nguồn.

+ Đầu nối VCC để nối với cực dương (+) của nguồn.

Câu 15: Để xem xét sự phù hợp của bản thân với ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện, em cần những phẩm chất nào?

Trả lời:

Về phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm; yêu thích công việc, đam mê kĩ thuật; có tinh thần hợp tác; có ý thức tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động;…

Câu 16: Nêu tên và mô tả chức năng của một số loại cảm biến khác nhau mà em biết.

Trả lời:

Một số loại cảm biến khác nhau bao gồm:

  • Cảm biến nhiệt độ: Đo nhiệt độ môi trường hoặc vật thể.
  • Cảm biến độ ẩm: Đo độ ẩm trong không khí hoặc đất.
  • Cảm biến áp suất: Đo áp suất không khí hoặc chất lỏng.
  • Cảm biến tiệm cận: Phát hiện sự có mặt của vật thể trong một khoảng cách nhất định.

Câu 17: Cho một số phần tử của mạch điện có trong hình dưới đây. Hãy gọi tên các phần tử đó.

Trả lời:

  1. a) Acquy
  2. b) Đèn sợi đốt
  3. c) Cầu chì
  4. d) Công tắc
  5. e) Ap to mát
  6. g) Quạt điện

Câu 18: So sánh sự khác nhau về đặc điểm của 2 nghề kĩ sư điện và kĩ thuật viên kĩ thuật điện.

Trả lời:

- Kĩ sư điện: tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống kĩ thuật điện

- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế

 

Câu 19: Hãy đề xuất một số ứng dụng cụ thể của các mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng.

Trả lời:

Mô đun cảm biến ánh sáng được sử dụng nhiều trong đời sống như bật, tắt đèn tự động chiếu sáng sân, vườn, đèn đường; đóng, mở tự động rèm cửa.

Câu 20: Hình vẽ dưới đây mô tả hoạt động của cảm biến tiệm cận. Em hãy tìm hiểu và cho biết nguyên lí hoạt động của cảm biến này.

Trả lời:

Cảm biến tiệm cận hoạt động theo nguyên lý trường điện từ phát ra xung quanh cảm biến với khoảng cách tối đa 30mm và gặp vật thể thì nó sẽ phát tín hiệu truyền về bộ xử lý

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay