Câu hỏi tự luận Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 4: Công nghệ giống cây trồng (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 4: Công nghệ giống cây trồng (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 10 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG (PHẦN 1)

Câu 1: Giống cây trồng là gì?

Trả lời:

Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống, có giá trị canh tác, giá trị sử dụng, bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.

Câu 2: Nêu vai trò của giống cây trồng?

Trả lời:

Giống cây trồng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp: tăng năng suất cây trồng, hạn chế được sâu, bệnh và yếu tố bất lợi của môi trường; tăng được số vụ trồng trong một năm, luân canh cây trồng; dễ cơ giới hoá.

Ngoài ra giống cây trồng còn giúp nâng cao giá trị trong nghệ thuật ẩm thực, trang trí.

Câu 3: HIện nay, giống lúa và ngô thường được chọn tạo có đặc điểm gì?

Trả lời:

Giống lúa và ngô được chọn tạo trong những năm gần đây thường có thể là đứng để các lá đều nhận được nhiều ánh sáng, lá phía trên ít che mất ánh sáng của lá phía dưới, tán lá gọn để tăng mật độ trồng nên tăng năng suất trên một đơn vị diện tích

Câu 4: Thế nào là tạo giống cây trồng?

Trả lời:

Tạo giống cây trồng là cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

Câu 5: Thế nào là chọn giống cây trồng?

Trả lời:

Chọn giống cây trồng là chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.

Câu 6: Vật liệu khởi đầu là gì?

Trả lời:

Vật liệu khởi đầu là những cây dại hay cây trồng được sử dụng để tạo ra giống mới bằng những phương pháp chọn tạo giống thích hợp. Vật liệu khởi đầu đa dạng, phong phú sẽ thuận lợi cho chọn tạo giống.

Câu 7: Thế nào là giống gốc, giống đối chứng và giống ưu thế lai?

Trả lời:

Giống gốc là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

Giống đối chứng là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương.

Giống ưu thế lai là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

Câu 8: Công nghệ nuôi cấy mô tế bào được sử dụng nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào được sử dụng để chọn giống cây trồng sạch bệnh.

Câu 9: Thế nào là lai hữu tính?

Trả lời:

Lai hữu tính là sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau nhằm tạo ra các con lai mang nhiều tính trạng tốt của bố mẹ (Hình 10.5).

Câu 10: Ưu thế lai là gì?

Trả lời:

Trong lai hữu tính, hiện tượng con lai F1 có tính trạng vượt trội hơn bố mẹ được gọi là ưu thế lai. Nhờ vậy, nhiều giống cây trồng năng suất rất cao đã được tạo ra.

Câu 11: Đa bội thể là gì?

Trả lời:

Những loại cây trồng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể tăng theo bội số nguyên lần của bộ nhiễm sắc thể đơn bội (từ 3n trở lên) được gọi là đa bội thể.

Câu 12: Nêu các tác nhân tạo nên đa bội thể là gì? Nguyên lý tăng độ bội còn ứng dụng trong kĩ thuật nào?

Trả lời:

Các tác nhân ảnh hưởng mạnh tạo nên đa bội thể như thay đổi nhiệt độ đột ngột, tác động của hoá chất như colchicine.

Nguyên lý tăng độ bội của nhiễm sắc thể còn ứng dụng trong kỹ thuật nuôi cấy bao phấn (1n) để tạo cây nhị bội (2n), dung hợp tế bào trần trong tạo giống khoai tây (2n) và cà chua (2n), hoặc tạo giống dưa hấu không hạt tam bội.

Câu 13: Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen là gì?

Trả lời:

Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen là sử dụng kĩ thuật kết hợp một gen hay một số gen của loài này vào gen của loài khác bằng cách chuyển DNA tái tổ hợp vào công cụ chuyển gen và đưa đến tế bào.

Câu 14: Nhân giống cây trồng là gì? Có mấy phương pháp nhân giống cây trồng?

Trả lời:

Nhân giống cây trồng là quá trình làm tăng số lượng cây của loài hoặc giống cây trồng. Có hai phương pháp nhân giống cây trồng là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính

Câu 15: Thế nào là phương pháp nhân giống hữu tính? Nhân giống hữu tính được tiến hành qua những bước nào?

Trả lời:

Nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt, được tiến hành qua 5 bước:

- Bước 1: Chọn hạt giống gốc

- Bước 2: Gieo trồng, chăm sóc

- Bước 3: Thu hoạch hạt

- Bước 4: Chọn lọc làm sạch, phơi khô hạt

- Bước 5: Bảo quản

Câu 16: Thế nào là phương pháp nhân giống vô tính? Nhân giống vô tính gồm các phương pháp nào?

Trả lời:

Nhân giống vô tính là phương pháp tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ. Phương pháp này giữ được các đặc tính di truyền của cây mẹ và thu hoạch sớm hơn phương pháp nhân giống hữu tính.

Có nhiều phương pháp nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô,...

 

Câu 17: Phương pháp nhân giống hữu tính có những ưu và nhược điểm gì? Có thể áp dụng phương pháp nhân giống hữu tính ở phạm vi nào?

Trả lời:

Ưu điểm: dễ thực hiện, chi phí thấp, hệ số nhân cao, cây có tuổi thọ cao, tính thích nghi cao, dễ dàng bảo quản và vận chuyển hạt giống.

Nhược điểm: dễ phân li tính trạng, lâu ra hoa, đậu quả.

Phạm vi áp dụng: áp dụng được cho tất cả các loại cây có hạt. Thường áp dụng cho cây ngắn ngày, cây làm gốc ghép.

Câu 18: Nêu các bước thực hiện phương pháp giâm cành?

Trả lời:

Phương pháp giâm cành sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác (thân, rễ, lá, chồi,...) từ cây mẹ đặt trong chất nền (đất, giá thể, dung dịch) để tạo cây mới.

- Bước 1: Chọn cảnh mẹ

- Bước 2: Cắt cành giâm 10 - 15 cm, loại bỏ bớt lá

- Bước 3: Nhưng vào dung dịch kích thích ra re

- Bước 4: Cắm vào nền giâm sâu 2-5 cm

- Bước 5: Phun hoặc tưới nước giữ ẩm

Câu 19: Nêu các bước thực hiện phương pháp chiết cành?

Trả lời:

Chiết cành là phương pháp tạo cây mới từ cành vẫn còn trên cây mẹ:

- Bước 1: Chọn cành đường kính 0,5-2 cm

- Bước 2: Khoanh 2 vòng dài 3 – 5 cm

- Bước 3: Bóc vỏ và cạo sạch tượng tầng

- Bước 4: Bôi chất kích thích ra rễ

- Bước 5: Bao quanh vết cắt trên bằng giá thể

- Bước 6: Bọc kín bằng nylon

Câu 20: Nêu các bước thực hiện phương pháp ghép?

Trả lời:

Phương pháp ghép là phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn đoạn cành, mắt ghép, chồi của cây mẹ (ngọn ghép) lên cây khác (gốc ghép) nhằm phát huy ưu điểm của cây mẹ và gốc ghép:

- Bước 1: Gieo trồng cây gốc ghép

- Bước 2: Chọn cành, mắt ghép

- Bước 3: Vệ sinh và cắt gốc ghép

- Bước 4: Cắt mắt hoặc cành ghép và đặt vào gốc ghép

- Bước 5: Buộc kín mắt ghép bằng nylon

- Bước 6: Cắt bỏ nylon (nếu cần)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay