Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 CTST.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 37: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
(14 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (2 CÂU)
Câu 1: Trình bày các điểm khái quát về biển Đông của Việt Nam?
Trả lời:
Biển Đông là một biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu km² với 9 quốc gia ven biển. Biển Đông có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Biển Đông trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến khoảng vĩ độ 26°B, trải rộng từ khoảng kinh độ 100°Đ đến khoảng kinh độ 121°Đ.
Nhờ được bao bọc bởi lục địa ở phía bắc và phía tây cùng các vòng cung đảo ở phía dông và dông nam nên Biển Đông tương đối kín. Từ Biển Đông có thể thông ra các đại dương và vùng biển xung quanh nhờ các eo biển, tiêu biểu là eo biển Ba-si (Basi) để ra Thái Bình Dương và eo biển Ma-lắc-ca (Malacca) để đến Ấn Độ Dương.
Biển Đông có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào và phân hoá theo mùa. Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển theo mùa. Độ muối trung bình của Biển Đông từ 32 – 33%, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.
Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là tài nguyên hải sản và khoáng sản. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các quốc gia có chung Biển Đông đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
Câu 2: Trình bày các điểm khái quát về vùng biển và hải đảocủa Việt Nam?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Trình bày tài nguyên du lịch ở vùng biển, đảo Việt Nam?
Trả lời:
Việt Nam có đường bờ biển kéo dài, cảnh quan bờ biển đa dạng, nhiều bãi tắm đẹp dọc khu vực biển, đảo từ Bắc vào Nam như Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc,...
Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo có phong cảnh đẹp như Cát Bà, Lý Sơn,
Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,... Đặc biệt có vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên của thế giới. Hệ sinh thái biển phong phú, đặc sắc như các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, đầm phá,... tạo thuận lợi để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch biển.
Câu 2: Tình hình phát triển du lịch biển, đảo ở nước ta diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Câu 3: Phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Khai thác khoáng sản biển ở nước ta diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Câu 5: Khai thác và nuôi trồng hải sản ở nước ta diễn ra như thế nào?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Chứng minh rằng nước ta cần phải bảo vệ môi trường biển?
Trả lời:
Biển là môi trường sống của các loài sinh vật, chứa đựng nhiều tài nguyên quan trọng thúc đẩy cho các ngành kinh tế phát triển. Biển còn là không gian sản xuất của nhiều thế hệ người dân Việt Nam vùng ven biển và trên các đảo.
Nhìn chung, môi trường biển nước ta tương đối tốt nhưng đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực. Nguy cơ ô nhiễm có xu hướng tăng vì sự gia tăng của các nguồn ô nhiễm (nhất là nguồn thải từ đất liền), các hoạt động khai thác thiếu bền vững, sự cố môi trường biển,... làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước biển.
Vì vậy để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, trở thành một quốc gia biển giàu mạnh, nước ta cần:
– Thường xuyên điều tra, giám sát, đánh giá hiện trạng môi trường biển; tăng cường năng lực và chủ động kiểm soát, xử lí các vấn đề môi trường biển;
– Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường biển;
– Hoàn thiện các công cụ, chế tài nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong kiểm soát và xử lí ô nhiễm môi trường biển.
Câu 2: Chứng minh rằng vùng biển và các đảo, quần đảo nước ta có nguồn tài nguyên phong phú,đa dạng?
Trả lời:
Câu 3: Chứng minh rằng Biển Đông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Trả lời:
Câu 3: Em hãy đề xuất một số giải pháp, định hướng trong giải quyết các tranh chấp vùng biển – đảo ở Biển Đông?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tại sao nói vùng biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật biển.
Trả lời:
- Vùng biển nước ta có sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài: hơn 2 000 loài cá, trên 100 loài tôm, hơn 1 800 động vật thân mềm, hơn 600 loài rong biển, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Trong đó, có nhiều loài đặc sản như: đồi mồi, bào ngư, sò huyết, hải sâm,...
- Ven đảo còn có các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
- Trên các đảo đá ven bờ ( đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ ) có nhiều tổ yến.
- Có các ngư trường, bốn ngư trường trọng điểm : Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------