Câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 20: SINH VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN. CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN. RỪNG NHIỆT ĐỚI

(20 câu)

1. Nhận biết (7 câu)

Câu 1: Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua điều gì?

Trả lời:

Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua sự phân bố của thực vật, động vật và vi sinh vật. Trong khí quyển, các sinh vật như phấn hoa, bào tử, hạt cây, vi khuẩn,... tập trung ở tầng thấp của khí quyển; dưới đại dương, sinh vật phân bố đến độ sâu gần 11 000 m. Trong lớp vỏ lục địa, người ta đã tìm thấy những vi sinh vật sống dưới tầng đáy của lớp vỏ phong hoá.

 

Câu 2: Trình bày sự phân bố của thảm thực vật trên thế giới?

Trả lời:

Khí hậu có vai trò chủ yếu trong sự hình thành các thảm thực vật. Ở vùng khí hậu ôn đới lạnh (thuộc đới ôn hoà), điều kiện nhiệt – ẩm thuận lợi cho rừng lá kim phát triển. Vùng chí tuyến (thuộc đới nóng) là các hoang mạc và bán hoang mạc do khí hậu khô nóng quanh năm. Từ vùng cực về Xích đạo có các thảm thực vật đặc trưng như đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, xavan, rừng nhiệt đới,... Theo thống kê, hiện có gần 300 000 loài thực vật đã được xác định trên thế giới.

 

Câu 3: Trình bày sự phân bố của các loài động vật trên thế giới?

Trả lời:

Do động vật có khả năng di chuyển để thích nghi với môi trường nên sự phân bố của động vật ít phụ thuộc vào khí hậu. Nhờ sự thích nghi cao với môi trường sống, động vật phân bố khắp các môi trường từ lục địa ở độ cao hơn 8000 m đến độ sâu khoảng 11 000 m ở đáy đại dương. Theo thống kê, hiện có khoảng 1,5 triệu loài động vật đã được biết đến trên thế giới.

 

Câu 4: Trình bày đặc điểm của đới nóng?

Trả lời:

Đới nóng trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất, có nhiệt độ cao. Đới nóng chiếm phần lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất; giới động, thực vật ở đây hết sức phong phú và đa dạng.

 

Câu 5: Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa?

Trả lời:

Đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng giữa hai chỉ tuyến đến hai vòng cực. Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, động vật ít hơn so với đới nóng.

 

Câu 6: Trình bày đặc điểm của đới lạnh?

Trả lời:

Đới lạnh nằm trong khoảng từ vòng cực về phía hai cực, có khí hậu khắc nghiệt. Đới lạnh là xứ sở của băng tuyết, nhiệt độ trung bình và lượng mưa rất thấp. Thực vật kém phát triển, bao gồm các cây thấp, lùn xen với rêu, địa y. Động vật là các loài thú có lông và mỡ dày như gấu trắng, hải cấu, cá voi,...

 

Câu 7: Rừng nhiệt đới là gì?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang rừng rậm nhiệt đới ẩm (hay rừng mưa nhiệt đới). Rừng nhiệt đới được chia thành nhiều tầng khác nhau với thảm thực vật được cấu tạo thành một chiều thẳng đứng từ mặt đất đến tán rừng. Mỗi tầng bao gồm các loài động, thực vật khác nhau, thích nghi với điều kiện sống ở riêng tầng đó. Rừng nhiệt đới có nhiều loại như rừng nhiệt đới gió mùa, rừng mưa nhiệt đới, rừng xen cây rụng lá,...

 

2. Thông hiểu (5 câu)

Câu 1: So sánh sự khác nhau về thực vật giữa các đới khí hậu?

Trả lời:

- Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...

- Ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,....

- Ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên.

 

Câu 2: Trình bày sự phân bố của rừng nhiệt đới gió mùa?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trên 18ºC, tổng lượng mưa từ 1.000 – 2000 mm/năm. Rừng thường có 3 – 4 tầng cây. - - Các loài cây đặc trưng của rừng nhiệt đới là họ Vang, họ Đậu chiếm đa số thành phần loài. Trong rừng có nhiều cây dây leo và các loài động vật phong phú. Rừng nhiệt đới gió mùa phân bố rộng khắp trên thế giới, từ khu vực gió mùa Đông Nam Á đến phía đông Trung Mỹ, phía đông đảo Ma-đa-ga-xca (Madagascar), châu Đại Dương,...

 

Câu 3: Trình bày sự phân bố của rừng mưa nhiệt đới?

Trả lời:

Rừng mưa nhiệt đới phân bố ở nơi có khí hậu đặc trưng nóng, ẩm, lượng mưa trung bình năm cao (trên 2000 mm). Rừng thường có 4 – 5 tầng cây, xuất hiện xung quanh Xích đạo, với những khu vực rộng lớn tại lưu vực sông A-ma-dôn (Amazon) ở Nam Mỹ, lưu vực sông Công-gô (Congo) ở Trung Phi, In-đô-nê-xi-a,...

 

Câu 4: Phân biệt sự khá nhau giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và rừng đài nguyên?

Trả lời:

  • Rừng mưa nhiệt đới: cây cối rậm rạp, xanh tốt, thành phần loài phong phú, từ cây cỏ, dây leo, cộng sinh, kí sinh và cây gỗ lớn.
  • Rừng lá kim: cây thân gỗ, thành phần loài ít.
  • Đài nguyên: không có cây thân gỗ, chủ yếu các loài thân cỏ, rêu, địa y thấp lùn, thưa thớt..

 

Câu 5: Phân biệt các đới thiên nhiên trên Trái Đất?

Trả lời:

Đới

Phạm vi

Khí hậu

Thực vật

Động vật

Nóng

Ranh giới đới xung quanh hai đường chí tuyến

Nhiệt độ cao, chế độ mưa khác nhau tuỷ khu vực

Phong phú, đa dạng: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...

Phong phú, đa dạng

Lạnh

Chủ yếu ở khu vực ôn đới (từ 2 chí tuyến đến vòng cực)

Khí hậu khá ôn hoà

Rừng Taiga, cây hỗn hợp, rừng lá cứng, thảo nguyên,...

Các loài di cư và ngủ đông

Ôn hòa

Chủ yếu ở khu vực hàn đới (từ vòng cực lên cực)

Khí hậu khắc nghiệt

Thực vật nghèo nàn, chủ yếu là cây thân thảo thấp lùn, rêu, địa y....

Các loài thích nghi với khí hậu lạnh

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Nêu ví dụ phân tích sự khác nhau về động vật giữa các đới khí hậu?

Trả lời:

Trong rừng mưa nhiệt đới, có nhiều loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim, thú,...; xa van và thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh như ngựa, linh dương,... và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu,... Ở đới lạnh là các loài động vật thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách ngủ đông hay di cư theo mùa như gấu trắng, ngỗng trời,... Ở sa mạc có các loài chịu được nóng và khô hạn như bọ cạp, rắn, lạc đà,...

 

Câu 2: Kể tên một số loài động thực vật nhiệt đới?

Trả lời:

Nhiều loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim, thú,...; xa van và thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh như ngựa, linh dương,... và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu,...

 

Câu 3: Rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa có điểm gì khác biệt?

Trả lời:

Rừng mưa nhiệt đới

Rừng mưa nhiệt đới gió mùa

- Được hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm

- Chủ yếu phân bố ở lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á.

- Rừng rậm rạp, có 4 – 5 tầng.

- Phát triển ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,... ).

- Phần lớn các cây trong rừng rụng lá vào mùa khô.

- Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.

 

4. Vận dụng cao (5 câu)

Câu 1: Nêu một số biện pháp để bảo vệ các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng:

  • Lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
  • Trồng rừng,
  • Nghiêm cấm việc khai thác quá mức của con người,...

 

Câu 2: Chứng minh rằng sinh vật trên thế giới rất đa dạng?

Trả lời:

Sinh vật trên Trái Đất hết sức đa dạng:

- Sinh vật dưới đại dương: có cả thực vật và động vật; thành phần loài khác nhau, thay đổi theo vùng biển và độ sâu.

 - Sinh vật trên lục địa: khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất do điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa khác nhau, nên thực vật hết sức đa dạng, đi kèm là các loài động vật.

 

Câu 3: Tại sao các loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

Trả lời:

Nguyên nhân các loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: do mất môi trường sinh sống, do con người khai thác quá mức, do biến đổi khí hậu...

 

Câu 4: Rừng nhiệt đới có nhiều tầng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho các loài thực vật phát triển. Vì vậy, rừng có nhiều tầng, tầng dưới là cây bụi, tầm gửi, phong lan, dây leo,... là những cây chịu bóng, các tầng cao hơn là các cây thân gỗ...

 

Câu 5: Ở Việt Nam, kiểu rừng nhiệt đới nào chiếm ưu thế?

Trả lời:

Ở nước ta, kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế. Tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa sẽ có đặc điểm khác nhau. Ở vùng mưa nhiều, rừng có khá nhiều tầng, trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô. Ở nơi ít mưa có đồng cỏ nhiệt đới. Ở vùng ven biển có rừng ngập mặn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay