Câu hỏi tự luận Địa lí 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thuỷ văn Việt Nam (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thuỷ văn Việt Nam (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM

Câu 1: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 9 và cho biết những nơi có nhiệt độ trung bình tháng I trên 24 độ C:

Trả lời:

Những nơi có nhiệt độ trung bình tháng I trên 24oC là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Cần Thơ, Cà Mau,…

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam – trang 9 và liệt kê những nơi có lượng mưa trung bình năm trên 2 800m.

Trả lời:

Những nơi có lượng mưa trung bình năm trên 2 800m là: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Sa Pa.

Câu 3: Tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:

- Gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau):

+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh

+ Từ dãy Bạch Mã trở vào: gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.

+ Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng, khô/

- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10): Chủ yếu có hướng Tây Nam.

+ Vào đầu mùa hạ:

  • Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.
  • Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.

Câu 4: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa đông ở nước ta.

Trả lời:

Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)

- Miền Bắc: chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phía Bắc di chuyển xuống nước ta.

- Miền Bắc đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng ở nhiều nơi xuống dưới 15oC.

- Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.

- Vùng biển Nam Trung Bộ: mưa nhiều.

- Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

Câu 5: Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở nước ta.

- Thuận lợi:

+ Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, cây trồng nhiệt đới phát triển và có thể hoạt động quanh năm.

+ Có thể sản xuất nhiều loại nông sản với cơ cấu mùa vụ khác nhau theo vùng miền

- Khó khăn: thiên tai: lũ lụt, hạn hán, sương muối, băng giá,…

Câu 6: Quan sát Hình 6.1 và kể tên những hồ thuộc lưu vực sông Hồng.

Trả lời:

Những hồ thuộc lưu vực sông Hồng là: hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, hồ Ba Bể.

Câu 7: Dựa vào Hình 6.1 và liệt kê những con sông thuộc lưu vực sông Mê Công (Cửu Long).

Trả lời:

Những con sông thuộc lưu vực sông Mê Công (Cửu Long) là: sông Krông Pơkô, sông Đắc Krông, sông Tiền, sông Hậu.

Câu 8: Trình bày đặc điểm hệ thống sông ngòi Bắc Bộ ở nước ta?

Trả lời:

* Đặc điểm mạng lưới sông:

- Tiêu biểu: hệ thống sông Hồng – là hệ thống sông lớn thứ hai nước ta.

- Hệ thống sông Hồng dài 556 km, có hai phụ lưu chính: sông Đà và sông Lô.

- Mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

* Chế độ nước sông:

- Có hai mùa:

+ Mùa lũ từ tháng 6 – tháng 10: lượng nước chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 11 – tháng 5 năm sau: lượng nước chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

* Ảnh hưởng: mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

Câu 9: Nêu những nét đặc trưng của hệ thống sông Mê Công.

Trả lời:

* Đặc điểm mạng lưới sông:

- Tổng chiều dài: 230 km với 286 phụ lưu dài trên lãnh thổ Việt Nam.

- Lớn nhất là sông Srê Pốk.

- Mạng lưới sông có hình lông chim.

- Hai chi lưu lớn ở Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu, được chia ra thành nhiều sông nhỏ cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt.

* Chế độ nước sông:

- Chia làm hai mùa:

+ Mùa lũ từ tháng 7 – tháng 11: lượng nước chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 12 – tháng 6 năm sau: lượng nước chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cả năm.

* Ảnh hưởng: Vào mùa lũ nước lên và xuống chậm

Câu 10: Giải thích lý do sông ngòi nước ta có hai mùa và mang nhiều phù sa?

- Sông ngòi nước ta có hai mùa lũ và mùa cạn vì: khí hậu có hai mùa là mùa mưa và mùa khô.

- Sông ngòi nước ta mang nhiều phù sa vì :

+ Nước ta có địa hình dốc, 3/4 diện tích là đồi núi.

+ Mưa nhiều, mưa tập trung vào một mùa.

+ Độ che phủ rừng thấp.

Câu 11: Kể tên các hồ thủy điện lớn của nước ta mà em biết.

Trả lời:

Những hồ thủy điện lớn của nước ta: hồ thủy điện Hòa Bình, hồ thủy điện Thác Bà, hồ thủy điện Trị An, hồ thủy điện Bản Vẽ, hồ thủy điện Sông Tranh, hồ thủy điện Đồng Nai,…

Câu 12: Khí hậu có thuận lợi và khó khăn gì đối với hoạt động phát triển du lịch ở nước ta.

Trả lời:

* Thuận lợi:

- Có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch.

- Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến các loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá.

- Ở đồi núi, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá phát triển do sự phân hóa khí hậu theo đai cao.

- Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch: Sa Pa, Bà Nà, Tam Đảo, Đà Lạt,…

- Sự phân hóa của khí hậu ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền.

* Khó khăn: Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,… là trở ngại đối với các hoạt động du lịch ngoài trời.

Câu 13: Giải thích ảnh hưởng của khí hậu khiến vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước?

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

- Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 14: Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu đã ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền.

Trả lời:

Sự phân hóa đa dạng của khí hậu ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền:

- Miền Bắc: có mùa đông lạnh nên các hoạt động du lịch biển hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ như ở Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,…

- Miền Nam: khí hậu nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô nên các hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm: Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc,…

Câu 15: Nêu thực trạng và biện pháp của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng và sông Mê Công.

Trả lời:

* Ở lưu vực sông Hồng:

- Thực trạng: Các hồ chứa nước được xây dựng với nhiều mục đích: phát triển thủy điện, giao thông đường thủy, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

→ Ảnh hưởng: góp phần quan trọng vào việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước trước nguy cơ suy giảm về chất lượng và số lượng.

* Ở lưu vực sông Cửu Long:

- Thực trạng:

+ Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô.

+ Tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trầm trọng.

- Biện pháp: Đẩy mạnh việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước thông qua biện pháp cải tạo, mở rộng hệ thống kênh rạch vừa góp phần đả bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất, vừa phòng chống thiên tai.

Câu 16: Liệt kê ít nhất 3 biện pháp để giảm biến đổi khí hậu.

Trả lời:

3 biện pháp để giảm biến đổi khí hậu là:

- Sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt.

- Hạn chế sử dụng túi nilon và đồ nhựa.

- Tắt điện, khóa vòi nước khi không sử dụng.

Câu 17: Cho biết những hoạt động mà em đã làm để giúp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu

Trả lời:

- Hạn chế sử dụng túi nilon.

- Vứt rác đúng nơi quy định.

- Tuyên truyền về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với mọi người xung quanh

Câu 18: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là gì? Nêu một số giải pháp thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Trả lời:

* Khái niệm: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

* Giải pháp:

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng: sử dụng các thiết bị điện tiêu hoa ít năng lượng, tạo thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp,…

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, sức nước,…

- Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.

- Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh tạo môi trường trong lành.

- Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải: phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định

Câu 19: Nêu nguyên nhân biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trả lời:

- Do nhu cầu sinh hoạt và lao động của con người đang lạm dụng tài nguyên thiên nhiên.

- Lượng khí thải lớn từ ô tô, xe máy, các nhà máy, khu công nghiệp tăng cao trong những năm gần đây.

- Sự thay đổi quỹ đạo của Trái Đất và quá trình kiến tạo ảnh hưởng đến địa hình Việt Nam.

Câu 20: Biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp bách hiện nay ở Việt Nam. Chứng minh điều đó?

Trả lời:

- Sự thay đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có bởi một khối lượng khổng lồ khí CO2, CH4 và các khí khác gây hậu quả nghiêm trọng

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây ung thư da, mù mắt…

- Ảnh hưởng đến mùa màng, sinh vật: nghề làm muối bị mất mùa, dịch bệnh hại cây trồng vật nuôi…

- Hạn hán, lũ lụt làm mất đất nông nghiệp, đe dọa thiếu lương thực.

- Nhiều thiên tai nghiêm trọng xảy ra không theo một quy luật nào cả (bão, lụt…)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay