Câu hỏi tự luận địa lí 8 kết nối tri thức Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Khí hậu Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
BÀI 4: KHÍ HẬU VIỆT NAM
(18 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 9 và kể tên những nơi có lượng mưa trên 400 mm vào nửa cuối năm.
Trả lời:
Những nơi có lượng mưa trên 400 mm vào nửa cuối năm là: Sa Pa, Thanh Hóa, Đồng Hới, Đà Nẵng
Câu 2: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 9 và kể tên những cơn bão ảnh hưởng đến miền Trung của nước ta.
Trả lời:
Những cơn bão ảnh hưởng đến miền Trung của nước ta là: Bão tháng 9, bão tháng 10, bão tháng 11.
Câu 3: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 9 và cho biết những nơi có nhiệt độ trung bình tháng I trên 24 độ C:
Trả lời:
Những nơi có nhiệt độ trung bình tháng I trên 24oC là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Cần Thơ, Cà Mau,…
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam – trang 9 và liệt kê những nơi có lượng mưa trung bình năm trên 2 800m.
Trả lời:
Những nơi có lượng mưa trung bình năm trên 2 800m là: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Sa Pa.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam – trang 9 và cho biết những nơi có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20oC.
Trả lời:
Những nơi có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20oC là: Sa Pa, Đà Lạt.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam.
Trả lời:
* Tính chất nhiệt đới:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: lớn hơn 20oC và tăng dần từ bắc vào nam.
- Số giờ nắng đạt từ 1 400 – 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 – 100 kcal/cm2/năm.
* Tính chất ẩm:
- Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.
- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 – 2 000mm/ năm.
* Tính chất gió mùa: Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:
- Gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau):
+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh
+ Từ dãy Bạch Mã trở vào: gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng, khô/
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10): Chủ yếu có hướng Tây Nam.
+ Vào đầu mùa hạ:
- Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.
- Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
Câu 2: Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào? Đặc điểm của mỗi sự phân hóa là gì?
Trả lời:
* Phân hóa theo chiều bắc – nam:
- Miền khí hậu phía Bắc:
+ Nhiệt độ trung bình năm: trên 20oC.
+ Mùa đông: có gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng dưới 18oC.
+ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều
- Miền khí hậu phía Nam:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25oC.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm: nhỏ hơn 9oC.
+ Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
* Phân hóa theo chiều đông – tây:
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây:
+ Vùng biển: có khí hậu ôn hòa hơn trong đất liền.
+ Vùng đồng bằng ven biển: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vùng đồi núi phía tây: khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
* Phân hóa theo độ cao:
- Ở dưới thấp: (miền Bắc: 600 – 700m, miền Nam 900 – 1 000m)
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25oC.
+ Độ ẩm và lượng mưa: thay đổi tùy nơi.
- Độ cao dưới 2 600m:
+ Khí hậu: cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
+ Nhiệt độ trung bình các tháng: trên 25oC.
+ Lượng mưa và độ ẩm: đều tăng.
- Từ độ cao 2 600m trở lên:
+ Khí hậu: ôn đới gió mùa trên núi.
+ Tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15oC.
Câu 3: Tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Trả lời: Nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín phong bán cầu bắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:
- Gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau):
+ Miền Bắc: có mùa đông lạnh
+ Từ dãy Bạch Mã trở vào: gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng, khô/
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10): Chủ yếu có hướng Tây Nam.
+ Vào đầu mùa hạ:
- Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.
- Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
Câu 4: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa đông ở nước ta.
Trả lời: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)
- Miền Bắc: chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phía Bắc di chuyển xuống nước ta.
- Miền Bắc đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng ở nhiều nơi xuống dưới 15oC.
- Miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.
- Vùng biển Nam Trung Bộ: mưa nhiều.
- Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
Câu 5: Hãy trình bày những nét đặc trưng của khí hậu mùa hè ở nước ta.
Trả lời: Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10)
- Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam.
- Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 25oC ở các vùng thấp.
- Vào đầu mùa hạ:
+ Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn.
+ Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc: thời tiết khô nóng.
- Vào giữa và cuối mùa hạ: mưa nhiều trên cả nước và kèm bão.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Trong giai đoạn gió mùa đông bắc hoạt động, thời tiết và khí hậu ở các miền của nước ta có giống nhau không? Vì sao?
Trả lời: Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu ở các miền của nước ta không giống nhau vì lãnh thổ nước ta kéo dài từ 8o34’B đến 23o23’B.
- Miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc nên thời tiết lạnh, càng vào nam gió mùa đông bắc càng biến tính nóng dần.
- Khu vực Tây Bắc nằm khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bộ.
- Khu vực Trung Bộ có dãy núi Trường Sơn chắn gió đông bắc đi qua biển mang hơi nước gây mưa mùa đông.
Câu 2: Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở nước ta.
- Thuận lợi:
+ Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, cây trồng nhiệt đới phát triển và có thể hoạt động quanh năm.
+ Có thể sản xuất nhiều loại nông sản với cơ cấu mùa vụ khác nhau theo vùng miền
- Khó khăn: thiên tai: lũ lụt, hạn hán, sương muối, băng giá,…
Câu 3: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 9 và cho biết nước ta bị ảnh hưởng bởi bão vào những tháng nào? Vì sao phải chú trọng phòng chống bão?
Trả lời:
- Nước ta bị ảnh hưởng bởi bão từ tháng 6 đến tháng 12.
- Phải chú trọng phòng chống bão vì:
+ Bão có thể gây chết người, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, cơ sở vật chất.
+ Bão làm ảnh hưởng đến địa hình của các tỉnh miền Trung nước ta (gây ra lũ quét, sạt lở đất).
Câu 4: Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?
Trả lời:
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa do:
- Vị trí địa lí nước ta nằm trong khi vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên gió Tín phong bán cầu Bắc thổi quanh năm.
- Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa điển hình châu Á nên chịu tác động của khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Nước ta có vùng biển rộng lớn, nguồn nhiệt và nguồn ẩm dồi dào nên các khối khí di chuyển qua biển mang lại lượng mưa lớn.
Câu 5: Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Hãy giải thích điều đó.
Trả lời:
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi, vì:
- Nước ta nằm ở khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Chứng minh vị trí nước ta đã làm cho khí hậu có những nét độc đáo.
Trả lời: Vị trí nước ta có những đặc điểm sau đây nên đãi làm cho khí hậu có những nét độc đáo:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới.
- Nước ta nằm ở trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á.
- Nước ta có lãnh thổ hẹp từ tây sang động và bài tới 15o vĩ độ từ bắc xuống nam.
- Nước ta nằm trên một bán đảo, tận cùng của lục địa Âu – Á rộng nhất thế giới.
- Nước ta giáp Thái Bình Dương ở phía đông và phía nam, chịu ảnh hưởng thường xuyên của các trận bão nhiệt đới, sinh ra trong Thái Bình Dương.
Câu 2. Chứng minh sự đa dạng và thất thường của khí hậu Việt Nam?
Trả lời:
* Tính đa dạng: Khí hậu Việt Nam phân hoá mạnh mẽ theo thời gian và không gian, hình thành nên các miền và các vùng khí hậu khác nhau.
- Các miền khí hậu:
+ Miền Bắc: Từ dãy Bạch Mã trở ra, có mùa đông lạnh, ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Miền Đông Trường Sơn: gồm lãnh thổ Trung Bộ phía Đông dãy Trường Sơn: mùa hè nóng khô, mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
+ Miền Nam: gồm Nam Bộ và Tây Nguyên, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
+ Biển Đông: mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
+ Lên cao, khí hậu khác dưới thấp. Ở Sa Pa, Đà Lạt ( trên 1500m) có khí hậu mát mẻ quanh năm.
* Tính thất thường, biến động mạnh:
- Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…
- Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Khí hậu nước ta có nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, khác với những nước có cùng vĩ độ”. Hãy chứng minh điều đó.
Trả lời:
Khí hậu nước ta có nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là do nước ta giáp biển Đông rộng lớn, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. Nhờ có biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 4: Khí hậu Việt Nam