Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin , Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

BÀI 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN

 (14  câu)

 

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân được định nghĩa như thế nào?

Trả lời:

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.

+ Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…).

+ Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Câu 2: Em hãy nêu các biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của nhân dân.

Trả lời:

+ Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

  • Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình dối với mọi lĩnh vực của dời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản diện tử hay dưới hình thức khác.
  • Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật.
  • Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.
  • Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 3: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sẽ bị xử phạt như thế nào?  

Trả lời:

– Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.  

Câu 4: Công dân có trách nhiệm như thế nào về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Trả lời:

Công dân có trách nhiệm biết những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, xây dựng ý thức tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng.    

Trả lời:

- Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Câu 2: Em hãy cho biết các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền tự do báo chí.

Trả lời:

- Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: phỉ báng, kích động chiến tranh, bịa đặt gây hoang mang dư luận, gây chia rẽ thù hằn,…

- Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

- Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

- Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

- Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

 

Câu 3: Em hãy cho biết hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát?

Trả lời:

Những hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát:

+ Có những hành vi bịa chuyện vu khống, phỉ báng cá nhân;

+ Bôi nhọ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, gây hận thù và những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền;

+ Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

è  Gây khủng hoảng thông tin xã hội, dẫn đến bất ổn định an ninh trật tự xã hội.

 

Câu 4: Vì sao Nhà nước ban hành quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải đặt tất cả trong sự kiểm soát?

Trả lời:

Vì nếu không có sự kiểm soát, sàng lọc, những thành phần vin vào quyền sẽ làm ra các hành động trái với pháp luật gây ra tình hình mất ổn định an ninh xã hội.

 

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trong lúc mọi người ăn tối, ti vi có phát chương trình Thế giới động vật mà M yêu thích. Em tính xem một lát rồi mới đứng dậy vào bàn học. Thấy vậy, mẹ M ngay lập tức giục em đứng dậy đi học. M có bày tỏ muốn được xem chương trình vì có nhiều thông tin bổ ích nhưng mẹ của M nói rẳng chỉ có các chương trình gì liên quan đến việc học của em mới quan trong và cần xem. Theo em, mẹ của M có vi phạm về quyền tự do tiếp cận thông tin của con không?

Trả lời:

Mẹ M phạm luật vì chương trình M muốn xem cũng có bổ sung thêm kiến thức về muôn loài và việc việc em xem hoàn toàn có thể tiếp thu được thêm các tri thức bổ ích, mẹ không nên cấm em xem.

Câu 2: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào?

Trả lời:

Học sinh có thể thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách: hăng hái xung phong phát biểu bài, đưa ra các ý kiến của mình về một chủ đề đang được nhắc đến, phản bác các lập luận của bạn bè mà các lập luận đó là sai trái,…

Câu 3: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm của chị P có thể gây ra các hậu quả gì?

Trả lời:

Việc chị P không kiểm soát được nguồn gốc các thông tin mà mình đăng tải lên các trang mạng xã hội vô tình sẽ làm nhiều người có thể tiếp cận được với các thông tin giả mạo, không đáng tin cậy, gây nhiễu loạn thông tin.

Câu 4: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung các tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định của Nhà nước Việt Nam hiện hành việc làm của ông A có thể bị phạt tu từ 1 đến 5 năm.

  1. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo đưa ra nội dung thảo luận liên quan đến bài học  quyền tự do ngôn luận “ Theo em các hành vi gửi đơn kiện ra toà  đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?”

Trong quá trình thảo luận, H có ý kiến “Hành vi gửi đơn kiện ra toà đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận”

N thắc mắc “Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi”

Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao, em hãy dùng kiến thức của mình để giải thích cho các bạn vì sao nhé!

Trả lời:

Ý kiến của bạn N là đúng vì việc gửi đơn kiện lên tòa cũng là một hành động nói nên được suy nghĩ, mong muốn của bản thân nên được công nhận là quyền tự do ngôn luận

Câu 2: Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. Bạn H cho rằng chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thất sự có quyền tự do ngôn luận. Em hãy cho biết em có đồng ý với quan điểm của bạn H hay không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với bạn H, vì trong quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của Nhà nước đã quy định công dân được phép nói, sáng tạo, tiếp cận các thông tin nhưng không được lợi dụng đặc quyền để xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và quyền lợi ích hợp pháp của người khác.

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay