Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI (PHẦN 2)

Câu 1: Quá trình phong kiến hóa của Vương quốc Phơ-răng diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Quá trình phong kiến hóa của Vương quốc Phơ-răng diễn ra:

- Sau khi xâm chiếm đế quốc La Mã rộng lớn làm cho đế quốc La Mã bị diệt vong, người Giéc-man đã thành lập nhiều vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt,... Trong đó, Vương quốc Phơ-răng qua các cuộc chiến tranh chinh phục của hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành đế quốc rộng lớn, tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời trung đại.

- Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những quý tộc thị tộc người Giéc-man được phong tước vị, chiếm được nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã. Và những quý tộc quy phục chính quyền mới được giữ lại ruộng đất.

+ Nông nô được hình thành từ những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

Câu 2: Hãy mô tả cuộc phát kiến địa lí đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Mô tả cuộc phát kiến địa lí đầu thế kỉ XVI:

+ Hầu hết các cuộc phát kiến địa lí diễn ra vào thế kỉ XV, riêng cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lan diễn ra vào đầu thế kỉ XV.

+ Năm 1519, đoàn tàu của Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, ông đã bị giết chết. Các thủy thủ của Ma-gien-lan tiếp tục lên đường, họ đã dạt vào hòn đảo hương liệu, quần đảo Ma-lác-ca, rồi trở về Marit (Tây Ban Nha), hoàn thành công việc khó khăn nhất thời đó.

 

Câu 3: Em hãy nêu những điều kiện dẫn đến hình thành phong trào Văn hóa Phục hưng ở châu Âu?

Trả lời:

- Vào thế kỉ XIV, bộ mặt Tây Âu có nhiều thay đổi:

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến.

+ Những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.

- Lúc đó, giai cấp tư sản đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến muốn khôi phục lại tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã, mặt khác cũng góp phần xây dựng nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học – kĩ thuật.

- Thời kì này phong trào Cải cách tôn giáo diễn ra mãnh liệt để đấu tranh với hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hội và của giai cấp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội.

- Cuộc đấu tranh sôi nổi của nông dân chống áp bức bóc lột của lãnh chúa phong kiến và tăng lữ đã làm hậu thuẫn cho giai cấp tư sản.

- Tất cả các điều kiện đó dẫn đến sự ra đời và phát triển của phong trào Văn hóa Phục hưng.

Câu 4: Vì sao phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ?

Trả lời:

Phong trào cải cách tôn giáo bùng nổ vì:

- Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa, khoa học.

- Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.

⇒ Giai cấp tư sản đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức, giáo lí, của Giáo hội Thiên chúa giáo.

Câu 5: Hãy cho biết các giai cấp cơ bản được hình thành như thế nào trong xã hội tây Âu?

Trả lời:

- Trong xã hội phong kiến Châu Âu:

+ Những quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận trở thành lãnh chúa phong kiến

+ Những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chủ trở thành nông nô

Câu 6: Tác động nào của các cuộc phát kiến địa lí đã mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân?

Trả lời:

- Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động đến các lĩnh vực giao thông và tri thức con người trong đó có tác động làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và mở ra thời kì xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ở Châu Phi, Mỹ La-tinh, châu Á.

⇒ Tác động mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân

 

Câu 7: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc phát kiến địa lí trên thế giới (TK XV - XVI).

Trả lời:

Sơ đồ tư duy thể hiện một số cuộc phát kiến địa lí trên thế giới (TK XV - XVI):

Câu 8: Vai trò và vị trí của thành phố Phờ-lo-ren trong phong trào Văn hóa Phục hưng gắn liền với dòng họ nào? Em biết gì về dòng học này?

Trả lời:

- Vai trò và vị trí của thành phố Phờ-lo-ren trong phong trào Văn hóa Phục hưng gắn liền với dòng họ Mê-đi-xi.

- Dòng họ Mê-đi-xi là dòng họ có nhiều người là chủ ngân hàng lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thành phố và các hoạt động khuyến khích sáng tạo nghệ thuật.

Câu 9: Em biết gì về cải cách tôn giáo?

Trả lời:

- Những hiểu biết về cải cách tôn giáo:

+ Trên nền tảng của phong trào Văn hóa Phục hưng, giai cấp tư sản đang lên đã nhận thấy giáo hội Thiên Chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của họ.

+ Tư tưởng cải cách hình thành và lan rộng, tạo nên sự phân chia thành hai giáo phái: cựu và tân giáo, đấu tranh lẫn nhau.

+ Cuộc đấu tranh này đã trở thành động lực của một phong trào đấu tranh vũ trang lớn mà lịch sử gọi chung là Chiến tranh nông dân ở Đức.

Câu 10: Em hãy cho biết sự xuất hiện của hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa?  

Trả lời:

- Sau các cuộc phát kiến địa lí giai cấp tư sản đã đẩy mạnh quá trình tích lũy vốn và hình thành đội ngũ công nhân làm thuê.

- Qua việc cướp bóc từ các cuộc phát kiến địa lí và tước đoạt ruộng đất của nông nô cũng như bắt nô lệ từ châu Phi, giai cấp tư sản đã tích lũy được nguồn vốn ban đầu và tập hợp được đội ngũ đông đảo những người làm thuê.

- Từ đó, họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và các công ty thương mại.

⇒ Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

 

Câu 11: Hãy cho biết thời đại phong kiến Châu Âu bắt đầu từ lúc nào?

Trả lời:

- Thời đại phong kiến Châu Âu bắt đầu:

+ Cuối thế kỉ V, đế quốc La Mã bị người Giéc-man xâm chiếm.

+ Năm 476 đế quốc La Mã bị diệt vong.

+ Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Câu 12: Chọn và phân tích một hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

Trả lời:

Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người. Nó đã khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Tuy nhiên cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

 

Câu 13: Các giá trị văn hóa tinh thần thời Phục hưng phản ánh điều gì?

Trả lời:

- Các giá trị văn hóa tinh thần thời Phục hưng phản ánh:

+ Nội dung chống lại những giáo lí, trật tự của xã hội phong kiến

+ Nội dung đề cao những giá trị chân chính, quyền tự do của con người, đề cao vai trò của khoa học – kĩ thuật trong sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 14: Tư tưởng của các nhà cải cách tôn giáo trong phong trào Cải cách tôn giáo là gì?

Trả lời:

Tư tưởng của các nhà cải cách tôn giáo trong phong trào Cải cách tôn giáo: các nhà cải cách tôn giáo không có ý định thủ tiêu tôn giáo mà chỉ dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, bãi bỏ các lễ nghi phiền toái. Họ lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời tấn công vào trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào việc giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

Câu 15: Theo em, mối quan hệ chủ yếu giữa giai cấp vô sản và tư sản ở Tây Âu thời trung đại là gì?

Trả lời:

Mối quan hệ chủ yếu giữa giai cấp vô sản và tư sản là mối quan hệ giữa ông chủ- giai cấp tư sản thuê mướn công nhân, thu lợi nhuận. Và người lao động làm thuê-giai cấp vô sản.

Câu 16: Trình bày sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa phong kiến và kinh tế thành thị trung đại ở Tây Âu.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa phong kiến và kinh tế thành thị trung đại ở Tây Âu:

+ Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Còn kinh tế thành thị chủ yếu là sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán.

+ Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến: Các sản phẩm làm ra chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, hầu như không có trao đổi, mua bán ra bên ngoài. Còn kinh tế thành thị thì sản phẩm làm ra để trao đổi, mua bán.

+ Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế tự cung tự cấp. Còn nền kinh tế thành thị là nền kinh tế hàng hóa.

+ Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến. Còn kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

Câu 17: Hãy trình bày những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí trên thế giới.

Trả lời:

Câu 18: Ăng-ghen đánh giá phong trào Văn hóa Phục hưng: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy”. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với quan điểm của Ăng ghen về phong trào Văn hóa Phục hưng: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy”. Vì:

- Phong trào văn hóa Phục hưng đã có tác động thay đổi nhận thức của con người thời bấy giờ, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.

- Từ phong trào Văn hóa phục hưng đã xuất hiện những “con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng châu Âu trung cổ và thay đổi văn minh nhân loại.

 

Câu 19: Tại sao nói cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu?

Trả lời:

Trong thời kì trung đại, giai cấp phong kiến lấy Kinh thánh của đạo Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

⇒ Chính vì vậy, phong trào Cải cách tôn giáo được coi là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu.

Câu 20: Quá trình tích lũy vốn và hình thành đội ngũ nhân công làm thuê đã làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Quá trình tích lũy vốn và hình thành đội ngũ nhân công làm thuê đã làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản diễn ra:

- Vốn có trong các cuộc phát kiến địa lí:

+ Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu.

+ Nhờ đó, quý tộc và thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng.

– Đội ngũ công nhân làm thuê:

+ Ở trong nước, quý tộc và thương nhân châu Âu dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông dân, tư liệu sản xuất của thợ thủ công.

+ Hàng triệu người da đen ở châu Phi bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mỹ làm công nhân.

+ Tại châu Âu, nhất là ở nước Anh, do phong trào “rào đất cướp ruộng”, hàng vạn nông nô không có ruộng đất cày cấy, họ trở thành những người đi lang thang, cuối cùng buộc phải vào làm thuê trong các công xưởng của tư sản.

- Qua việc cướp bóc từ các cuộc phát kiến địa lí và tước đoạt ruộng đất của nông nô cũng như bắt nô lệ từ châu Phi, giai cấp tư sản đã tích lũy được nguồn vốn ban đầu và tập hợp được đội ngũ đông đảo những người làm thuê. Từ đó, họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và các công ty thương mại. Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay