Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3. ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Câu 1: Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế và xã hội Ấn Độ thời phong kiến.
Trả lời:
Tên vương triều |
Tình hình kinh tế |
Tình hình xã hội |
Gúp-ta |
- Nông nghiệp: công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích canh tác mở rộng hơn, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó có kênh đào dài gần 200 km. - Thủ công nghiệp: hông qua “con đường Tơ lụa”, thương nhân Ba Tư, Ả Rập, Trung Quốc,.. đến Ấn Độ để trao đổi các loại hàng hoá nổi tiếng như tơ lụa, vàng, bạc, gia vị |
Quá trình phong kiến hoá đưa tới sự ra đời của hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến và nông dân |
Hồi giáo Đê-li |
- Nông nghiệp: người dân trồng hàng chục giống lúa, canh tác đạt năng suất cao.... - Thủ CN: Vải in có hoa văn đẹp, đồ sứ tráng men, đồ trang sức.... là những sản phẩm nổi tiếng |
Quý tộc Hồi giáo chiếm nhiều ruộng đất, trở thành tầng lớp thống trị. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, nhận ruộng đất của địa chủ đề canh tác và nộp tô. |
Mô-gôn |
- Kinh tế nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh. Vua - A-cơ-ba cho đo đạc ruộng đất, định ức thuê hợp lí với nông dân. - Sự phát triển của thủ công nghiệp gắn liền với các thành thị, trung tâm tôn giáo, bến cảng |
Câu 2: Trình bày một số thành tựu về văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến.
Trả lời:
Một số thành tựu về văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến:
- Tôn giáo: Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo
- Chữ viết: chữ Phạn đồng chính thức, trong đó cũng trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác tiếng Hin-đu, với hệ thống viết Đê-va-na-ga-ri. Ngôn ngữ chính thức thứ hai là tiếng như Hin-đu, Đê-va-na-ga-ri,...
- Văn học Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo, gồm nhiều thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại,...
- Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Điều đặc biệt là tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng.... đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo
Câu 3: Giới thiệu một công trình văn hoá tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa Phật giáo hoặc Hin-đu giáo của Ấn Độ.
Trả lời:
Công trình tháp Chăm là văn hoá tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hoá và tôn giáo Ấn Độ: Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là tên gọi thông dụng trong tiếng Việt để chỉ kiến trúc đền tháp Chăm Pa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng (Hindu, Phật giáo) của dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá.
Câu 4: Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li:
Trả lời:
- Về hoàn cảnh ra đời:
+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- Về chính sách thống trị:
+ Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hindu giáo.
+ Tự dành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
+ Mặc dù đã cố gắng thi hành nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân.
- Vị trí của vương triều:
+ Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV.
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
+ Hồi giáo có cơ hội được truyền bá đến một số nước ở Đông Nam Á.
Câu 5: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Ấn Độ?
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ:
- Phía Bắc là những dãy núi cao như bức tường thành.
- Phía Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng.
- Phía Tây và phía Đông là những đồng bằng châu thổ mà mỡ, trù phú được tạo nên bởi sự bồi đắp của sông Ấn và sông Hằng.
- Khí hậu thuận lợi (nền nhiệt và độ ẩm cao, mưa nhiều).
Câu 6: Người dân Ấn Độ thời phong kiến là tín đồ của tôn giáo nào? Ba vị thần tối cao của người dân Ấn Độ là những vị thần nào?
Trả lời:
- Người dân Ấn Độ có hơn 80% dân số tự nhận mình là Ấn Độ giáo.
- Ba vị thần tối cao của người dân Ấn Độ là Bra-ma (thần Sáng tạo), Vit-xnu (thần Bảo vệ, đại diện cho lực lượng tốt lành) và Si-va (thần Hủy diệt).
Câu 7: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có tác động như thế nào đến với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ?
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ tác động đến với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ:
- Các đồng bằng màu mỡ và những con sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào… đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
- Ở phía Nam, nghề khai thác lâm sản, hương liệu có điều kiện phát triển do ở khu vực đó có nhiều cánh rừng nguyên sinh.
- Do có vị trí thuận lợi là nằm trên trục đường biển từ tây sang đông, nên hoạt động giao lưu thương mại ở Ấn Độ cũng rất phát triển.
Câu 8: Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của văn học Ấn Độ thời phong kiến?
Trả lời:
Một số tác phẩm nổi tiếng của văn học Ấn Độ thời phong kiến:
- Khúc bi ca “Sứ mây” của tác giả Ca-li-đa-xa
- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la của tác giả Ca-li-đa-xa
Câu 9: Ngày nay chữ viết của Ấn Độ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
- Ngày nay Ấn Độ có 22 ngôn ngữ được công nhận đồng chính thức, trong đó có tiếng Hin-đi, với hệ thống chữ viết Đê-va-na-ga-ri.
- Ngôn ngữ chính thức thứ hai là tiếng Anh.
Câu 10: Nêu chính sách cai trị của từng vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn?
Trả lời:
Chính sách cai trị của từng vương triều:
- Vương triều Gúp-ta: mở rộng và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ.
- Vương triều hồi giáo Đê-li: xác lập sự thống trị của người Hồi giáo, phân biệt sắc tộc giữa người theo Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo.
- Vương triều Mô-gôn: thực hiện nhiều chính sách để hòa hợp dân tộc.
Câu 11: Em có nhận xét gì về nền văn học của Ấn Độ thời phong kiến?
Trả lời:
+ Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng. Đó là nền văn học Hindu phát triển với các thể loại: thơ ca lịch sử, kịch thơ, truyện thần thoại,...
+ Nội dung của văn học ca ngợi tình yêu đôi lứa, chống lại sự phân biệt đẳng cấp trong chừng mực nhất định.
Câu 12: Chữ viết chính của Ấn Độ thời phong kiến là gì? Giới thiệu về chữ viết của Ấn Độ thời phong kiến.
Trả lời:
- Chữ viết chính của Ấn Độ là chữ Phạn.
- Chữ Phạn có từ thời cổ đại đã đạt đến mức hoàn thiện, được sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học. Chữ Phạn cũng trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác như Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri…
Câu 13: Khái quát tiến trình lịch sử Ấn Độ thời phong kiến (thế kỉ IV – giữa thế kỉ XIX).
Trả lời:
Khái quát tiến trình lịch sử Ấn Độ thời phong kiến (thế kỉ IV – giữa thế kỉ XIX):
Thời gian |
Sự kiện |
319 - 467 |
Vương triều Gúp-ta |
467 – thế kỉ XII |
Ấn Độ rơi vào phân tán, loạn lạc kéo dài |
1206 - 1526 |
Vương triều Hồi giáo Đê-li |
1526 – giữa thế kỉ XIX |
Vương triều Mô-gôn |
Từ giữa thế kỉ XIX |
Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc Anh |
Câu 14: Đặc điểm chung về chính trị của Ấn Độ dưới các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn là gì?
Trả lời:
Đặc điểm chung về chính trị của Ấn Độ dưới các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn:
- Bộ máy cai trị được thiết lập theo chế độ quân chủ chuyên chế: đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền lực tuyệt đối; giúp việc cho Vua là các quan lại, quý tộc, tướng lĩnh.
- Do chế độ đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc, tình hình chính trị thường bất ổn.
Câu 15: Giới thiệu những công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến?
Trả lời:
Những công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến:
- Kiến trúc Phật giáo nổi tiếng chùa hang A-gian-ta được xây dựng dưới thời Gúp-ta.
- Kiến trúc Hồi giáo (lăng, thánh đường), trang trí công phu, màu sắc rực rỡ. Tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma han…
Câu 16: Em có nhận xét gì về văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến?
Trả lời:
Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến: Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Câu 17: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn?
Trả lời:
Ngành kinh tế |
Tình hình |
Nông nghiệp |
- Là ngành kinh tế chủ đạo - Cư dân trồng nhiều loại cây và nuôi nhiều gia súc, gia cầm. + Dưới thời Gúp-ta, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi., diện tích canh tác được mở rộng; nhiều công trình thủy lợi được xây dựng. + Thời Môn-gô, vua A-cơ-ba cho đo đạc lại ruộng đất và định lại mức thuế. |
Thủ công nghiệp |
Được mở rộng, sản phẩm phong phú đa dạng. Tiêu biểu là các sản phẩm: vải in có hoa văn, đồ tráng men, đồ sứ… |
Thương nghiệp |
Trao đổi, buôn bán trong nước được mở rộng; ngoại thương phát triển, hình thành nhiều thành thị lớn… |
Câu 18: Xã hội Ấn Độ thời phong kiến phân hóa như thế nào?
Trả lời:
- Xã hội chia thành 4 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp thứ nhất gồm: Quý tộc, tăng lữ, vũ sĩ, địa chủ.
+ Đẳng cấp thứ 2 gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
+ Đẳng cấp thứ 3 gồm: tiện dân, nô tì.
+ Đẳng cấp thứ 4 là những người “nằm ngoài xã hội”, có địa vị thấp kém nhất.
- Ngoài ra, xã hội Ấn Độ còn xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.
Câu 19: Hãy tìm hiểu thêm và kể tên một số thành tựu văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.
Trả lời:
- Một số thành tựu văn hóa của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:
+ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam).
+ Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).
+ Đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).
Câu 20: Em hãy giới thiệu một công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến được công nhận Di sản Thế giới?
Trả lời:
Giới thiệu về Lăng Ta-giơ Ma-han của Ấn Độ: lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng vào thế kỉ XVII là biểu tượng về tình yêu vĩnh cửu của vua Sa Gia-han dành cho hoàng hậu của mình (đã mất). Công trình này được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ” và là một trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến. Năm 1983, lăng Ta-giơ Ma-han được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.