Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 1)

Câu 1: Trình bày những biểu hiện về sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Những biểu hiện về sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

- Về kinh tế:

+ Sản xuất nông nghiệp được mở rộng, đặc biệt là ở đồng bằng Chao Phraya, đồng bằng sông Hồng và đảo Gia-va.

+ Các ngành thủ công nghiệp như làm gốm sứ, dệt lụa, đúc đồng, chế tạo vũ khí cũng phát triển.

+ Đông Nam Á còn là một trong những thị trưởng thương mại sôi động nhất thế giới, nơi nổi tiếng với các hương liệu, gia vị như trầm hương, hồ tiêu, đậu khẩu, sa nhân

- Về văn hoá:

+ Tôn giáo: Hindu giáo, Phật giáo, Nho giáo và Hồi giáo chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia trong khu vực.

+ Chữ viết: chữ Phạn và chữ Hán, cư dân khu vực Đông Nam Á đã sáng tạo các chữ viết riêng, như chữ Khơ-me, chữ Chăm, chữ Thái, chữ Nôm.

+ Công trình đặc sắc, như Hoàng thành Thăng Long (Đại Việt); đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia); đền tháp Pa-gan, chùa Suê-đa-gôn (Mi-an-ma); đền tháp A-gút-thay-a (Thái Lan),...

+ Văn hoá Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hoá nhân loại, đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.

Câu 2: Tại sao nói Vương quốc Campuchia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X − XV?

Trả lời:

- Ta nói Vương quốc Campuchia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X − XV là bởi vì sự phát triển của vương quốc Campuchia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội:

+ Tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ.

+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

 

Câu 3: Khái quát sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang ở các thế kỉ XIV - XVII trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá.

Trả lời:

Sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang ở các thế kỉ XIV - XVII trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá:

- Về chính trị: các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường và đặt các chức quan cai trị. xây dựng quân đội do vua chỉ huy. Các thủ lĩnh địa phương có quyền lực lớn.

- Về kinh tế: người Lào chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi trồng cây ăn quả, khai thác lâm sản, vàng bạc, dệt vải.

- Về văn hoá:

+ Phật giáo là quốc giáo của Lan Xang, có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống chính trị, xã hội và là cơ sở thống nhất các tộc người Lào.

+ Về chữ viết và văn học, bên cạnh chữ viết Ấn Độ, chữ Lào được sáng tạo và sử dụng phổ biến từ thế kỉ XIV − XV. Trên cơ sở đó, nhiều tác phẩm văn đã ra đời. như truyện thơ Phạ-lắc Phạ-lam, truyền thuyết Khủn Bulôm.

+ Kiến trúc và điêu khắc Lan Xang cũng nổi tiếng với những công trình, như cung điện hoàng gia, chùa Thạt Luổng, Phra Keo, Vat Xiêng Thong,...

Câu 4: Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về ngôi đền Ăng-co Thom.

Trả lời:

- Quần thể di tích đền Ăng-co Thom có đến trên 1.000 ngôi đền với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer. Các ngôi đền nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí điêu khắc. Quần thể Ăng-co Thom chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer cổ với một lối kiến trúc đặc sắc, nổi bật các giá trị nghệ thuật Khmer. Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.

Câu 5: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, tại vùng Đông Nam Á lục địa hình thành các quốc gia Đông Nam Á nào?

Trả lời:

- Tại vùng Đông Nam Á lục địa:

+ Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.

+ Tại khu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.

+ Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phraya, nhiều vương quốc mới của người Thái đã ra đời, như: Lan-na, Xu-khô-thai, Lan Xang…

Câu 6: Ai là người đã lập ra Vương quốc Lan Xang? Giới thiệu vài nét về người thành lập đó.

Trả lời:

- Thủ lĩnh Phà Ngừm là người lập ra Vương Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

- Phà Ngừm (1316-1393) là người sáng lập Vương quốc Lan Xang. Thuở nhỏ ông lớn lên ở triều đình Campuchia được giáo dục bởi các nhà sư. Năm 16 tuổi ông được vua Campuchia gả con gái cho và giúp đỡ quân đội để chinh phục các mường Lào. Sau khi lập quốc, Phà Ngừm đã mời các nhà sư Campuchia tới Lào truyền bá Phật giáo.

Câu 7: Nêu quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia?

Trả lời:

Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Campuchia từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI:

- Từ thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán.

- Năm 802, người Khơ-me giành lại độc lập và thống nhất lãnh thổ.

- Kinh đô được chuyển lên khu vực phía bắc Biển Hồ, giai đoạn phát triển mới được mở ra thời kì Ăng-co (802-1431).

Câu 8: Em hãy trình bày sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

- Bộ máy chính trị được củng cố, phát triển về tổ chức hành chính, bộ máy quan lại, luật pháp…

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đông Nam Á trở thành một trong những thị trường thương mại sôi động nhất thế giới, nổi tiếng với các hương liệu, gia vị.

Câu 9: Hoàn thành bảng thể hiện sự thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

Lĩnh vực

Thành tựu

Về kinh tế

Về chính trị

Về văn hóa

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Về kinh tế

Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên. 

Về chính trị

Tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương. 

Về văn hóa

Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc” Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo. 

 

Câu 10: Trình bày hiểu biết của em về Vương quốc Campuchia?

Trả lời:

- Campuchia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ – trung đại. 

- Trải qua một thời kì phát triển lâu dài, Vương quốc Campuchia đã có một thời hoàng kim với tên gọi là thời kì Ăng-co, để lại nhiều di sản văn hóa quý giá như đền tháp Ăng-co Vát, Ăng-co Thom. 

- Sau thời kì Ăng-co, Campuchia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược (1863). 

 

Câu 11: Chính sách đối ngoại của Campuchia thời Ăng-co là gì? Nêu thành tựu nổi bật của chính sách đối ngoại đó. 

Trả lời:

- Chính sách đối ngoại của Campuchia thời Ăng-co:

+ Trong các thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những nước mạnh và trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. 

+ Các vị vua thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua những cuộc tấn công quân sự. 

- Trong đó nổi bật nhất là Campuchia trở thành một trong những nước mạnh và trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. 

 

Câu 12: Em có nhận xét gì về chữ viết và nền văn học của các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến?

Trả lời:

Chữ viết – văn học: 

- Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn Độ; chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV. 

- Thời phong kiến phương Bắc đô hộ Việt Nam, trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã tạo ra chữ Nôm. 

- Văn học dân gian tiếp tục phát triển ở các vương quốc Đông Nam Á. Đồng thời, dòng văn học chữ viết xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. 

Câu 13: Kể tên một số công trình đặc sắc của cư dân Đông Nam Á để lại?

Trả lời:

Một số công trình đặc sắc của cư dân Đông Nam Á để lại:

- Hoàng thành Thăng Long (Đại Việt)

- Đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia)

- Thành cổ Pa-gan, chùa Suê-đa-gôn (Mi-an-ma)

- Đền tháp A-gút-thay-a (Thái Lan)…

 

Câu 14: Vương quốc Lan Xang tồn tại trong khoảng thời gian nào? Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lan Xang?

Trả lời:

- Vương quốc Lan Xang tồn tại trong khoảng từ năm 1353 đến năm 1707.

- Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang (thế kỉ XIV-XVII):

+ Năm 1353, Phà Ngừm lập ra vương quốc Lan Xang.

+ Chia đất nước thành các mường và đặt các chức quan cai trị, xây dựng quân đội do vua chỉ huy.

+ Người Lào canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắt, đánh cá, chăn nuôi, khai thác lâm sản…

+ Năm 1707, vương quốc Lan Xang bị suy vong.

+ Sự phát triển của vương quốc Lào thời Lan Xang ở vào giai đoạn thịnh trị nhất. Trong thời kì này, Lào có mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như Đại Việt, Lan-na…

 

Câu 15: Nguyên nhân Vương quốc Campuchia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV được gọi là thời kì Ăng-co.

Trả lời:

- Kinh đô của Vương quốc là Ăng-co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay. 

- Ở đây người Khơ-me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng, điển hình là khu tháp Ăng-co Vát và Ăng-co Thom. 

- Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

  • Vương quốc Campuchiatừ thế kỉ IX đến thế kỉ XV được gọi là thời kì Ăng-co.

 

Câu 16: Vì sao nói Vương quốc Campuchia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X- XV?

Trả lời:

Nói Vương quốc Campuchia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X- XV vì:

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

- Thương mại phát triển, buôn bán với Trung Quốc và các nước láng giềng.

- Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai → Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

- Kinh đô Ăng Co với đền tháp đồ sộ như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom.

 

Câu 17: Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng tử văn hóa Phật giáo hoặc Hin-đu giáo của Ấn Độ?

Trả lời:

Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: thánh địa Mỹ Sơn, tháp Po Klong Garai, tháp Chàm Poshanư…

 

Câu 18: Chính sách đối nội của các vua Lan Xang là gì?

Trả lời:

– Đối nội: 

+ Chia đất nước thành các mường. 

+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo. 

+ Xây dựng quân đội tương đối mạnh. 

 

Câu 19: Em hãy nêu một số thành tựu về chữ viết và văn học của Vương quốc Campuchia thời Ăng-co?

Trả lời:

- Chữ viết: cư dân Campuchia sử dụng chữ Phạn và chữ Khơ me

- Văn học: kho tàng văn học thời kì Ăng-co có hàng nghìn  văn bia ca tụng thần linh, vua chúa. Các tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi rất phát triển tiêu biểu là sử thi “Riêm Kê” và hệ thống các câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật (Ja-ta-ka). Nhiều tác phẩm được diễn xướng trên sân khấu hay chuyển thể sang múa rối bóng (Nang-xbec).

 

Câu 20: Em hãy cho biết tình hình tôn giáo của Vương quốc Campuchia thời Ăng-co?

Trả lời:

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, Hindu giáo đóng vai trò chủ đạo, chi phối đời sống chính trị, tư tưởng, nghệ thuật…của Campuchia.

- Từ thế kỉ XV Phật giáo đã thay thế và trở thành quốc giáo.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay