Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV (PHẦN 2)
Câu 1: Phân tích vai trò của thành thị thời trung đại. Theo em, vai trò nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Vai trò của thành thị thời trung đại:
- Kinh tế chủ đạo ở các thành thị là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Hằng 11 năm, nhiều hội chợ lớn được các thương nhân tổ chức để giới thiệu buôn bán sản phẩm, hàng hoá và trao đổi
- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
- Thành thị góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
Câu 2: Vài nét tóm tắt về tiểu sử của Lý Công Uẩn?
Trả lời:
Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp (Bắc Ninh). Thuở nhỏ, ông theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ. Sau đó, ông làm quan cho nhà Tiền Lê, làm đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh thành.
Câu 3: Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về để làm gì?
Trả lời:
Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu hủy hết kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
Câu 4: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Nhà Trần thành lập trong bối cảnh:
+ Nhà Lý suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối.
+ Họ Trần từng bước thâu tóm quyền hành trong triều đình.
+ Dân chúng cực khổ; tình trạng lũ lụt, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra.
Câu 5: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây? “Ai người bóp nát quả cam,
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân,
Phá cường địch báo hoàng ân,
Dựng lên cờ nghĩa xả thân diệt thù?”
Trả lời:
Ở hội nghị Bình Than, vua thấy Trần Quốc Toản tuổi còn nhỏ, không cho dự bàn việc nước. Quốc Toản trong lòng thấy hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết. sau đó, Trần Quốc Toản huy động hơn nghìn gia nô và người nhà, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ “phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua).
Câu 6: Trình bày hiểu biết của em về thành nhà Hồ?
Trả lời:
Công trình thành nhà Hồ được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.
Câu 7: Cho biết tên một số trường đại học ra đời ở Tây ấn thời trung đại.
Trả lời:
- Các trường đại học lớn ở Tây Âu như Bô-lô-nha (I-ta-li-a), O-xphớt (Anh), Xoóc-bon (Pháp)....
Câu 8: Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?
Trả lời:
Để đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhận định: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.
Câu 9: Viên tướng nào chỉ huy quân Tống sang xâm lược Đại Việt vào năm 1077?
Trả lời:
Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo quân tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy; quân thủy do Hòa Mâu chỉ huy.
Câu 10: Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lý và nhà Trần có điểm gì giống nhau?
Trả lời:
- Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lý và nhà Trần đều tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế:
+ Vua là người đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành, quyền lực của vua là tối cao và tuyệt đối.
+ Giúp việc cho vua là một bộ máy quan lại.
Câu 11: Nguyên nhân ba lần giặc Mông-Nguyên thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt?
Trả lời:
Quân Mông - Nguyên là đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Trong 3 lần xâm lược Đại Việt, quân Mông – Nguyên đã huy động lực lượng chiến đấu rất lớn, ví dụ: trong lần xâm lược thứ hai, quân Nguyên đã huy động hơn 50 vạn quân (500.000 quân) tiến đánh Đại Việt.
Câu 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?
Trả lời:
Do cuộc kháng chiến của nhà Hồ không dựa vào dân để đánh giặc như nhà Trần nên đã thất bại => Đoàn kết lực lượng toàn dân tộc trong chiến đấu chống ngoại xâm là bài học kinh nghiệm có thể rút ra.
Câu 13: Hãy nêu sự ra đời của Thiên chúa giáo
Trả lời:
Thiên Chúa giáo do Giêsu sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem hiện nay). Sự hình thành của Thiên Chúa giáo có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.
Câu 14: Đánh giá sự kiện nhà Lý dời Đô từ Hoa Lư ra Đại La?
Trả lời:
- Sự kiện nhà Lý dời Đô từ Hoa Lư ra Đại La:
Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
Câu 15: Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo?
Trả lời:
Tính độc đáo trong cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt thể hiện ở việc: khi quân Đại Việt đang trên đà thắng lợi, có thể tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Tống nhưng Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để chấm dứt chiến tranh, quan hệ hai nước Tống – Việt sau đó bình thường trở lại.
Câu 16: Chế độ hôn nhân nội tộc của nhà Trần có nên áp dụng cho các dòng họ sau này không? Tại sao?
Trả lời:
- Không nên áp dụng chế độ hôn nhân nội tộc, vì:
+ Hôn nhân nội tộc là hôn nhân cận huyết, loạn luân, ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ sau (thực tế y học chứng minh, hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ có điều kiện kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền).
+ Luật hôn nhân và Gia đình (năm 2014) của Việt Nam nghiêm cấm hành vi kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
Câu 17: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần?
Trả lời:
Thắng lợi của quân dân Đại Việt trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã để lại bài học kinh nghiệm quý giá về:
- Chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc
- Phát huy sức mạnh của toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 18: Người sáng lập ra nhà Hồ là ai?
Trả lời:
Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu.
Câu 19: Nêu hiểu biết của em về Chúa Giê-su.
Trả lời:
Chúa Giê - su:
- Đức Chúa Jesus là Giáo chủ của Thiên Chúa giáo. Đạo Thiên Chúa là Thánh đạo trong Ngũ Chi Đại Đạo do Đức Jésus lập ra ở nước Do Thái, sau Đạo Phật ở Ấn Độ 544 năm.
- Đức Chúa Jesus giáng sinh trong một gia đình bần hàn nhưng rất đạo đức: Gia đình Bà Maria và Ông Joseph.
- Ngài bị vu oan tội mưu việc phản loạn, lại mua chuộc Yuda, một Tông đồ của Chúa, phản lại Chúa. Yuda bị tiền bạc làm chóa mắt nên điềm chỉ cho bọn lính bắt Chúa và Chúa bị chúng đưa lên án tử hình, đóng đinh trên Thập tự giá.
- Đó là đem xác Thánh quý trọng hiến dâng lên Đức Thượng Đế, làm con tế vật hầu chuộc tội cho loài người. Việc làm này đồng thể với việc dâng Tam bửu của tín đồ Cao Đài lên Đức Chí Tôn, nhưng lại tuyệt đối cao trọng hơn.
- Cái chết của Chúa Jesus để chuộc tội cho loài người thật là cao cả, xứng đáng là Chúa Cứu Thế của nhân loại.
Câu 20: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ luật nào? Hãy cho biết luật pháp nước ta dưới thời Lý được thi hành như thế nào?
Trả lời:
- Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ Hình thư đánh dấu bước tiến mới trong quản lí nhà nước
- Luật pháp quy định chặt chẽ:
+ Việc bảo vệ vua, cung đình, bảo vệ của công và tài sản cá nhân.
+ Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp.
+ Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội.