Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều Ôn tập Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 5. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV (PHẦN 3)

Câu 1: Hãy trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa Tây Âu thời trung đại.

Trả lời:

  • Lãnh địa:

Đến thế kỉ IX, trên cơ sở những vùng đất rộng lớn của các lãnh chúa, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu hình thành. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Trong lãnh địa, lãnh chúa xây dựng pháo đài kiên cố, dinh thự, nhà thờ,... với hào sâu và tường bao quanh, xung quanh là đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, rừng, khu nhà ở của nông nô. Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một vị vua.

Câu 2: Nhà Lý thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào?

Trả lời:

– Đối nội: Thực hiện chính sách đối nội vừa mềm dẻo, vừa khôn khéo.

+ Thực hiện chính sách đoàn kết các tộc người trên đất nước ta.

+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

– Đối ngoại:

+ Quan hệ hòa hiếu với nhà Tống.

+ Dẹp tan các cuộc tấn công của Chăm-pa, đưa quan hệ giữa Đại Việt với Chăm-pa trở lại bình thường.

Câu 3: Kể tóm tắt tiểu sử của Lý Thường Kiệt?

Trả lời:

Lý Thường Kiệt quê ở phường Thái Hòa, Thăng Long (nay là Hà Nội). Từ nhỏ, ông là người có chí hướng ham đọc binh thư, thích luyện tập võ nghệ. Trải qua các đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Câu 4: Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

- Quân đội nhà Trần có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành triều đình và vua. Cấm quân được tuyển chọn từ những trai tráng khỏe mạnh ở quê hương của nhà Trần.

- Ở làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh còn có quân đội của vương hầu.

- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông” và theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”

- Nhà Trần đã xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội

- Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu nhất là vùng biên giới phía Bắc.

Câu 5: Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ hai của quân Nguyên.

Trả lời:

- Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên:

+ Năm 1279, nhà Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt.

+ Trong hoàn cảnh mới, với thế lực lớn, đồng thời rút kinh nghiệm của thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, quân Nguyên đã đánh vào Chăm-pa (ở phía nam Đại Việt, là một quốc gia nhỏ) để biến nơi đây thành bàn đạp đánh lên Đại Việt, phối hợp với quân chủ lực đánh từ phía bắc xuống.

+ Nhưng nhân dân Chăm-pa đã chiến đấu hết sức anh dũng, kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công vào nước ta bước đầu tan vỡ.

Câu 6: Em biết gì về Hồ Quý Ly?

Trả lời:

Hồ Quý Ly là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông đã sinh được hai vị vua cho nhà Trần. Nhờ đó ông vua được vua Trần trọng dụng và nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.

 

Câu 7: Hãy trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của thành thị Tây Âu thời trung đại.

Trả lời:

  • Thành thị

Từ khoảng cuối thế kỉ XI, do sản xuất phát triển, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá gắn liền với hoạt động sản xuất của thợ thủ công và buôn bán của thương nhân. Thợ thủ công và thương nhân đến những nơi thuận lợi về giao thông, có đông người qua lại để mở xưởng. cửa hàng. Các thị trấn, thị tử hình thành rồi dần phát triển thành các thành thị. Thành thị có phố xá, bến cảng, rạp hát, nhà thờ....

Câu 8: Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục như thế nào?

Trả lời:

- Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục nhằm đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại cho triều đình.

- Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

- Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên và năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc, quan lại.

Câu 9: Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì sao?

Trả lời:

Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì sông Như Nguyệt là một đoạn của sông Cầu. Dòng sông chắn ngang con đường bộ mà quân Tống có thể vượt qua để tiến vào Thăng Long.

Câu 10: Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội nhà Trần?

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Tổ chức quân đội thống nhất từ trung ương đến địa phương

+ Mối quan hệ giữa quan, quân đồng nhất.

Câu 11: Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, nhà Trần đã có việc làm gì? Nêu ý nghĩa của việc làm đó?  

Trả lời:

- Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng mời các vị bô lão trong cả nước đến bàn kế sách đánh giặc.

- Hội nghị Diên Hồng của nhà Trần đã thể hiện: sự đoàn kết, nhất trí đồng lòng đánh giặc của triều đình và nhân dân; đồng thời cho thấy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần là một cuộc chiến mang tính nhân dân sâu sắc.

Câu 12: Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế-tài chính như thế nào?

Trả lời:

Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế-tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Hạn chế số lượng ruộng đất của quý tộc.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

 

Câu 13: Nếu sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ lựa chọn cuộc sống trong lãnh địa hay trong các thành thị”? Vì sao?

Trả lời:

Nếu sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ lựa chọn cuộc sống trong thành thị. Vì các hoạt động ở thành thị phát triển năng động hơn, phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá.

Câu 14: Năm Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã làm gì? 

Trả lời:

Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục nhằm đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại cho triều đình. Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long. Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên và năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc, quan lại.

Câu 15: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

Trả lời:

Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương tiến công trước để tự vệ (Lý Thường Kiệt nhận định: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc).

 

Câu 16: Tình hình nông nghiệp dưới thời Trần như thế nào?

Trả lời:

- Tình hình nông nghiệp:

+ Nhà nước và nhân dân thời Trần ra sức phục hồi sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích trồng trọt, xây dựng lại xóm làng, tiếp tục khai hoang

+ Chăm lo đến công tác thủy lợi như: đắp đê phòng lụt xây dựng các công trình thủy lợi

+ Thực hiện việc miễn giảm thuế cho nông dân nhằm khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất

+ Các quý tộc địa chủ vương hầu chiêu tập dân nghèo khai hoang mở rộng ruộng đất tư hữu thành lập thêm nhiều điền trang.

Câu 17: Kế sách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược?

Trả lời:

- Kế sách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược:

+ Tích cực, chủ động chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

+ Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.

+ Rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng; chớp thời cơ địch suy yếu để tiến hành phản công.

Câu 18: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại là gì?

Trả lời:

Nhà Hồ lên ngôi trong bối cảnh nước ta khủng hoảng trầm trọng, nhân dân đói khổ, chưa có niềm tin với nhà Hồ; mặt khác, việc Hồ Quý Ly ép vua Trần nhường ngôi đã gây nên sự bất bình trong một bộ phận nhân dân. Do đó, nhà Hồ chưa nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

 

Câu 19: Hãy đóng vai một người nông nô (hoặc một lãnh chúa), kể lại công việc và cuộc sống hằng ngày của mình trong lãnh địa.

Trả lời:

Đóng vai là lãnh chúa:

Ta là lãnh chúa Sác lơ Mác Ten người đứng đầu của vùng đất Phơ răng rộng lớn. Dưới thời của ta, vương quốc Phơ răng ngày một cường thịnh. Sau các cuộc chinh chiến, chiến tranh với những lãnh chúa gần xa, ta đã thu về rất nhiều chiến lợi phẩm đất đai, và nô lệ. Ta xây dựng nên những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Trong pháo đài có dinh thự, nhà kho, chuồng trại,... Ở xung quanh lại có đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, khu ở của nông nô,... Ta cho nông nô thuê ruộng đất của ta để cày cấy và chúng phải nộp tô thuế cho ta. Ngoài ra, ta còn bắt bọn cúng nộp cho ta 1/2 số tài sản của chúng và nhiều thứ thuế khác. Ta không cần biết những thứ thuế đó vô lí tới mức nào, ta chỉ cần biết ta rất giàu có. Hàng ngày, ta luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc ở trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, mặc kệ bọn nông nô làm việc. Chúng chỉ là những kẻ bần tiện phải cống hiến hết mình vì ta, đấy chính là nghĩa vụ của chúng.

Câu 20: Tôn giáo thời Lý phát triển như thế nào?

Trả lời:

Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.

- Đạo giáo cũng khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay