Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 6: Trao duyên

Bộ câu hỏi tự luận  Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Trao duyên . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học  Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

BÀI 6: NGUYỄN DU – “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG”

VĂN BẢN 2: TRAO DUYÊN
(11 câu)

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trong đoạn trích “Trao duyên”, Kiều đã nhắc đến những lí lẽ nào để trao duyên?

Trả lời:

Lí lẽ trao duyên:

- Hoàn cảnh khó xử của bản thân: hi sinh chữ tình vì chữ hiếu

- Nhờ em thay mình chắp nối mối duyên

- Vân còn trẻ, còn tương lai

Lí lẽ cơ bản: tình chị em máu mủ.

 

Câu 2: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?

Trả lời:

Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.

 

Câu 3: Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết trong đoạn trích “Trao duyên”.

Trả lời:

- Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc; Mất người; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn; Dạ đài cách mặt khuất lời; người thác oan.

Câu 4: Kiều đối thoại với những ai?

Trả lời:

Trong đoạn trích, Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Trong đoạn trích “Trao duyên” việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Khi trao duyên, Kiều hồi tưởng lại đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật

- Kỉ vật, kỉ niệm nào còn phong kín và in hằn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều

- Kiều sống trong hồi ức đẹp nên càng thấy xót nên thấy xót xa, đau đớn khi mọi thứ chia lìa

- Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy tình cảm Kiều dành cho Kim không phai.

 

Câu 2: Hành động “lạy” của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hành động “lạy” của Kiều: bất ngờ, phi lí nhưng cũng thật hợp lí bởi đây là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình.

Kiều coi Vân là ân nhân của đời mình

Hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm.

Câu 3: Mở đầu đoạn trích “Trao duyên”, tại sao Nguyễn Du lại dùng từ “cậy” và “chịu”?

Trả lời:

Nguyễn Du dùng hai từ ngữ rất đắt là cậy và chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa khác để biểu lộ được sắc thái, tâm trạng của Kiều trong lúc quyết định trao duyên cho người em gái Thúy Vân: vừa đau xót khi chấp nhận xa gia đình, bán mình chuộc cha, vừa đau đớn dứt bỏ tình cảm với Kim Trọng. Kiều đã tin tưởng vào người em gái và mang ơn Thúy Vân sẽ giúp mình trong hoàn cảnh éo le này. 

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”.

Trả lời:

- Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận, chữ tình – chữ hiếu.

- Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Lí trí bảo tàng trao duyên cho Vân, hi sinh cứu cha mẹ trong khi con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.

Câu 2: Em có nhận xét gì về hai câu cuối trong đoạn trích “Trao duyên”? Từ đó nhận xét gì về nhân cách của Kiều?

Trả lời:

“Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng"

Trong tột cùng của nỗi đau, ta vẫn thấy tỏa sáng một tình yêu cao đẹp, đẹp đến đau thương, bi thương cho số kiếp nàng Kiều , “hồn ngất máu say”, “hơi lạnh ngắt”, tất cả những cách diễn đạt như ghim những khắc khoải vào lòng người đó, đã trở thành niềm đau đáu tâm can, làm cồn lên những dày xé bất tận trong lòng người đọc về cái kết quá đỗi bi thương, cũng vì một trái tim yêu quá sâu nặng, tha thiết đến quặn thắt của Kiều. Với nàng, tình yêu cho chàng Kim là lẽ sống, bây giờ lẽ sống ấy đã không còn, sự thực chẳng khác nào, sống không bằng chết.

 

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về vẻ đẹp phẩm chất của Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”

Trả lời:

Khi trao duyên có  lẽ khoảnh khắc đau khổ nhất đối với Kiều đó chính là trao đi kỷ vật của mình với chàng Kim. Gọi là kỷ vật bởi lẽ những vật này chứa đựng biết bao kỷ niệm ngọt ngào của cuộc tình mới chớm. Tâm trạng, sự đau của Kiều được soi chiếu ở sự đối lập, nàng trao cho em nhưng có lẽ lại không lỡ buông tay. Đang trao duyên và nói chuyện với em nhưng càng nagỳ ta sẽ nhận thây nàng chỉ nói một mình, với mình, thầm thì thành tiếng về tương lai mù mịt, thê thảm của chính mình. Đang sống mà nàng lại nói đến cái chết cho thấy nỗi đau của Kiều dồn lên đến đỉnh điểm. Sự đau khổ của nàng càng chứng minh cho sự  thủy chung son sắc của Kiều đối với Kim Trọng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 11: Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ô kìa sao chị ngồi im
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể dấu linh hồn đòi yêu

Là em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào để yêu.

(Tâm sự nàng Thúy Vân - Trương Nam Hương)

Viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận của em về hình ảnh của Thuý Vân trong bài thơ của Trương Nam Hương qua sự đối chiếu so sánh với nhân vật này trong đoạn trích “Trao duyên”.

Trả lời:

Em có thể dựa theo những ý sau đây:

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.

– Nội dung:

+ Bài thơ viết theo thể lục bát tự sự mang đậm hơi thở của Truyện Kiều. Với cái nhìn hiện đại, suy tư sâu sắc, anh đã phát hiện ra góc khuất trong nội tâm nhân vật Thúy Vân.

+ Trong sâu thẳm trái tim, nàng cũng có những khát khao được yêu người mình yêu mà đành giấu đi. Đâu phải cuộc đời Kiều mới có bi kịch mà bi kịch trong trái tim Vân nỗi suy tư vần võ cũng có cái đau riêng… Chấp nhận “Lấy người yêu chị làm  chồng”, chuyện không đơn giản. Nhưng Vân đành nghe theo lời chị.

+ Sống với chồng – người anh rể hờ, chưa một lần yêu, chỉ có Thúy Vân mới hiểu được lòng mình, đau đớn đến mức độ nào! Nàng đã không được yêu. Với chàng Kim tình yêu chỉ là sự xếp đặt. Nàng không được tự do yêu như chị. Trước bối cảnh này, Vân gắng dằn mình xuống giữa gập ghềnh của số phận, phải khóa chặt sang chấn niềm yêu trong sâu thẳm lòng đất.

+ Suốt “Truyện Kiều” ta thấy hình ảnh Thúy Kiều lúc nào cũng ngự trị trong tim Kim Trọng chứ có hình bóng vợ là Thúy Vân đâu! Thúy Vân nhận ra sự chua chát này nhưng âm thầm chịu đựng và vẫn gắng làm tròn bổn phận. 

+” Tâm sự nàng Thúy Vân” là nỗi lòng thật sự của người phụ nữ bị tước đoạt tự do tình yêu, mà nhà thơ Trương Nam Hương đã tiếp nhận Truyện Kiều theo cách riêng của mình. Nó thoát ra con đường mòn có sẵn. Cách nhìn của nhà thơ trẻ trung táo bạo mà có tính nhân văn. Ấy là cái nhìn hiện đại có suy tư sâu sắc, rất người và rất đời! Nhà thơ đã khơi được nét đẹp sâu thẳm trong tâm hồn nhân vật mà trươc đây rất ít người nhìn thấy. Cũng là sự phát hiện ra điều bí mật mà tác giả “Truyện Kiều” giấu kín.

- So sánh:

+ Thuý Vân của Nguyễn Du trong cảnh Trao duyên không nói một lời nào. Với Nguyễn Du, nàng chỉ là nhân vật phụ. Nàng xuất hiện chỉ để Nguyễn Du khắc hoạ bi kịch của Kiều.

+ Với Trương Nam Hương, Thuý Vân không còn là nhân vật phụ nữa. Cũng như Kiều, nàng hiện lên với một bi kịch nội tâm không dễ chia sẻ vì chị mà nhận lời trao duyên nhưng cũng vì thế mà trái tim nàng vĩnh viễn không được biết đến tình yêu.

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 2: Trao duyên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay