Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 8: Nữ phóng viên đầu tiên

Bộ câu hỏi tự luận  Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Nữ phóng viên đầu tiên . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học  Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

BÀI 8: CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 1: NỮ PHÓNG VIÊN ĐẦU TIÊN
(12 câu)

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên” cung cấp những thông tin nào về cuộc đời và sự nghiệp của Manh Manh nữ sĩ?

Trả lời:

- Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 – 2005), con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị, quê ở quán Gò Công.

- Bà học trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tào rồi bước vào nghề báo. Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM. Sau khi Phan Khô đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/2/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền.

- Bà Kiêm xuất hiện trong thời kì này khi mới có mười bảy tuổi, mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết, những bài viết về bình đẳng giới và Thơ mới. Bà đi diễn thuyết ở Huế, Hà Nội, Hải Phòng,…

 

Câu 2: Tác giả đã nhắc đến những hoạt động nào của Manh Manh nữ sĩ trong văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên”?

Trả lời:

Phóng viên, viết báo, diễn thuyết, làm thơ.

 

Câu 3: Chủ đề diễn thuyết của Manh Manh nữ sĩ được nhắc đến trong văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên” là gì?

Trả lời:

Chủ đề diễn thuyết của Manh Manh nữ sĩ là về Thơ mới và nữ quyền.

Câu 4: Ngoại hình của Manh Manh nữ sĩ được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Người thấp lùn, bộ tướng núc ních, mặt má miếng bầu , môi nhọn như mỏ chim, đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. Đó là nhận xét của nhà báo Ngọa Long.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

Trả lời:

Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả.

 

Câu 2: Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.

Trả lời:

Văn bản được triển khai theo trình tự từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật được nói tới. 

 

Câu 3: Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Trả lời:

Cách giới thiệu chân dung nhân vật đi từ việc lí giải danh hiệu “nữ phóng viên chính hiệu” đến giới thiệu tiểu sử xuất thân của nhân vật, đến những hoạt động nổi bật làm nên tên tuổi của nhân vật và những đóng góp tích cực cho việc đấu tranh vì nữ quyền và cổ vũ phong trào Thơ mới. Cách giới thiệu này rất khoa học và logic, chân dung nhân vật được tái hiện một cách khách quan, vì không có thêm những nhận xét, bình luận, đánh giá nhân vật hoặc thái độ của người viết. Những thông tin được đưa ra trong văn bản đều là những thông tin chân thực từ cuộc đời nhân vật, những dẫn chứng được dẫn ra đều mang tính xác thực cao, có trích dẫn cụ thể, rõ ràng.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Em hãy nêu các đặc điểm của văn bản thông tin và trình bày tác dụng của những đặc điểm đó.

Trả lời:

- Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực. Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu....

- Đặc điểm chính của văn bản thông tin:

+ Các văn bản này là một thể loại con của phần phi hư cấu. Mục đích chính của nó là để thông báo cho người đọc về thế giới tự nhiên hoặc xã hội.

+ Không giống như tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin không sử dụng các ký tự. Nó có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.

Câu 2: Kể tên những bài viết khác viết về Manh Manh nữ sĩ mà bạn biết.

Trả lời:

- Nhà báo Nguyễn Thị Manh Manh và phong trào nữ quyền đầu thế kỷ 20

- Nguyễn Thị Manh Manh – nữ sĩ tiên phong trong Phong trào Thơ mới

- Nữ sĩ Manh Manh góp phần không nhỏ vào nền văn học nước nhà

- Xứ Gò Công có nữ sĩ Manh Manh

- NGUYỄN THỊ MANH MANH: Nữ ký giả đầu tiên của làng báo

 

Câu 3: Từ văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên”, nêu suy nghĩ của em về việc phụ nữ đứng lên đấu tranh vì nữ quyền?

Trả lời:

Nữ quyền là một phong trào chính trị -  xã hội nằm khẳng định và đấu tranh cho quyền của phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Nữ quyền không có nghĩa là đòi hỏi sự cào bằng về quyền lợi và trách nhiệm với nam giới mà mục đích chính là giải phóng phụ nữ khỏi các khuôn mẫu mà xã hội áp đặt lên họ hoặc chính họ tự áp đặt lên mình. Từng có thời kỳ, nhiều người đàn ông cũng đã lên tiếng cho quyền lợi của giới nữ. Nhưng phụ nữ phải tự lên tiếng đấu tranh và bảo vệ quyền lợi của chính mình mới thực sự là nữ quyền bởi khi đó nữ giới mới phá vỡ sự lệ thuộc của họ vào nam giới hay còn được gọi là phá bỏ khuôn mẫu giới đã từng tồn tại rất lâu trước đó ảnh hưởng tới sự phát triển và tiến bộ của họ.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 11: Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Sự xuất hiện của hệ tư tưởng Nho giáo thời phong kiến đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt là người phụ nữ. Trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, người phụ nữ phải gánh chịu nhiều bất công, ngang trái. Họ không được quyền quyết định cuộc đời mình. Tất cả mọi giá trị, nhân sinh quan của người phụ nữ bị bó buộc trong “tam tòng tứ đức”. Người phụ nữ không được học hành cũng không được tham gia bàn bạc quyết định mọi việc từ lớn đến nhỏ, từ cuộc đời mình đến việc nhà việc nước. Có thể thấy, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị gò bó cả về tinh thần lẫn thể xác. Sự bó buộc của quan niệm xã hội đã khiến người phụ nữ rơi vào nhiều bi kịch. Đó cũng là lý do quan trọng khiến văn học giai đoạn này thường đề cập đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những năm đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam tuy có nhiều chuyển biến nhưng đời sống của người phụ nữ vẫn chưa được cải thiện nhiều, phải đến giai đoạn sau thì người phụ nữ mới dần lấy được vị thế của mình.

 

Câu 12: Nêu những hiểu biết của bạn về trào lưu Thơ mới được nhắc đến trong văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên”.

Trả lời:

Thơ mới (1932-1945) là một phong trào thơ ca nổi bật, ra đời trong bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX đang từng bước gặp gỡ, thích ứng với văn hóa phương Tây.  Văn hóa phương Tây theo chân thực dân Pháp từng bước thấm nhập vào mọi bình diện của đời sống, làm thay đổi cấu trúc xã hội đồng thời thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học. Từ quá trình thích ứng này, các đô thị mới mang đặc tính phương Tây, tầng lớp thị dân với nhu cầu hưởng thụ một sản phẩm văn hóa, văn học mới dần ra đời. Tiêu biểu cho sự hình thành nền văn học mới đó là Thơ mới và văn chương Tự lực văn đoàn. Thơ mới là sản phẩm của tiến trình hiện đại hóa văn chương ở Việt Nam nói riêng và trên phạm vi Đông Á nói chung (ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... cũng diễn ra các động thái này, dẫn đến sự ra đời của Tân thi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX). Đứng từ góc độ mỹ học, Thơ mới mang trong lòng nó nguồn lực mạnh mẽ, làm cơ sở cho sự vận động và hiện diện: Thích ứng phương Tây và giải cấu trúc truyền thống. Đây là những nguồn lực chính, nhưng không phải lúc nào cũng được tập trung đầy đủ, thống nhất khiến cho những tác phẩm Thơ mới, sau giai đoạn cao trào đấu tranh với thơ cũ, dần “trưởng thành” hơn, và có thể phân hóa thành những khuynh hướng khác nhau như Hoài Thanh đã mô tả (khuynh hướng ảnh hưởng thơ Pháp như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng; khuynh hướng quay lại phục hoạt các giá trị tinh hoa thơ Đường như Trần Huyền Trân, Quách Tấn; khuynh hướng thuần Việt như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Nhược Pháp). Sau cùng, khi Thơ mới đã ở đỉnh cao của nó, những bài thơ mới hay lại là những bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn Đông-Tây trong cảm thức trữ tình của cái tôi cá nhân người Việt.

 

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 8 Đọc 1: Nữ phóng viên đầu tiên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay