Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 8: Pa -ra - lim -lích (Paralimpic): Một lịch sử chữa lành những vết thương
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Pa -ra - lim -lích (Paralimpic): Một lịch sử chữa lành những vết thương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
BÀI 8: CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TINVĂN BẢN 3: PA-RA-LIM-LÍCH (PARALIMPIC): MỘT LỊCH SỬ CHỮA LÀNH NHỮNG VẾT THƯƠNG
(12 câu)- NHẬN BIẾT (4 câu)
(12 câu)
- NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Trong văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”, Pa-ra-lim-pic là gì?
Trả lời:
Pa-ra-lim-pic ra đời năm 1960, đây là phong trào thể thao dành cho người khuyết tật trở thành điều hết sức gần gũi với cuộc sống của con người.
Câu 2: Sự kiện đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pic là gì?
Trả lời:
Sự kiện đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pic diễn ra năm 1948 trùng với kì Ô-lim-pic diễn ra tại Luân Đôn. Bác sĩ người Đức gốc Do Thái Lút-vích Gắt-mừn, người từng được hỗ trợ trốn thoát khỏi Đức quốc xã năm 1939, đứng ra tổ chức một cuộc thi đấu thể theo dành cho các cựu chiến binh Thế chiến II người Anh. Đa số các bệnh nhân chấn thương tủy sống. Giải đấu thế theo đó mang tên Thế vận hội Xe lăn Quốc tế.
Câu 3: Mục tiêu của bác sĩ Gắt-mừn khi tổ chức cuộc thi này là gì?
Trả lời:
Mục tiêu của bác sĩ Gắt-mừn khi tổ chức cuộc thi này sẽ đưa giải đấu thể thao này lên sánh ngang tầm Ô-lim-pích, trở thành một kì Thế vận hội cho những người khuyết tật.
Câu 4: Người viết đã kể câu chuyện của những vận động viên nào tham dự Pa-ra-lim-pích?
Trả lời:
Người viết đã kể câu chuyện của những vận động viên tham dự Pa-ra-lim-pích:
- Van Gát, cựu lính nhảy dù người Anh gặp nạn vào năm 2009, được Help for Hero (tổ chức Hỗ trợ các Cựu chiến binh) của Anh giúp đỡ.
- Brét-ly Xnai-đơ là một vận động viên bơi lội khiếm thị từng phục vụ trong hải quân Mỹ khi tham chiến ở Áp-ga-ni-xten, khi giúp đỡ những nạn nhân trong vụ đánh bom 2011, mắt anh đã bị hỏng.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Nêu ý hiểu của em về nhan đề văn bản văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”?
Trả lời:
Nhan đề văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”đã đề cập đến tên thế vận hội thể thao dành cho người khuyết tật cũng là đối tượng trung tâm mà tác giả bài viết muốn hướng đến. “Một lịch sử chữa lành những vết thương” là muốn nhắc đến lịch sử hình thành của thế vận hội Pa-ra-lim-pic, những vết thương của người khuyết tật tham gia thế vận hội được chưa lành và xoa dịu. Nhưng đó không phải là vết thương về thể xác mà là ở tâm hồn, họ được tiếp thêm động lực sống, nghị lực sống, họ được hòa nhập và được công nhận như những người bình thường khác trong xã hội. Điều quan trọng hơn là những người khuyết tật đã không bị bỏ lại và lãng quên, họ có thể làm nên những điều phi thường như chúng ta đã thấy.
Câu 2: Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
Trả lời:
Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là bức ảnh bác sĩ Gắt-mừn và thế hệ những vận động viên đầu tiên ở giải đấu tiền thân của Pa-ra-lim-pich cung cấp cho người đọc chân dung của người sáng lập ra giải đấu và hình dung được sự tích cực, lạc quan của những vận động viên khuyết tật. Từ đó, người đọc có thể nhận thấy những ý nghĩa thiết thực mà Pa-ra-lim-pich mang lại.
Câu 3: Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”?
Trả lời:
Trong văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”, tác giả sử dụng yếu tố tự sự thông qua những câu chuyện về các vận động viên khuyết tật. Yếu tố tự sự có vai trò làm rõ, mang tính cách thực, mang đến lượng thông tin lớn, chi tiết về Pa-ra-lim-pích, giúp người viết đạt được hiệu quả truyền đạt thông tin tốt hơn về quá trình tham gia thế vận hội và những thay đổi tích cực của người khuyết tật.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì diệu của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao khuyết tật trong văn bản.
Trả lời:
Người khuyết tật mang trên mình nhiều khuyết điểm, thiếu sót về ngoại hình hay nhận thức đã trở thành một phần của thế giới này. Bằng sức mạnh của bản thân, họ đã tự vực dậy và tỏa sáng rực rỡ ở một thế vận hội thể thao, một điều tưởng chừng như không thể. Con người có thể không được lựa chọn nơi mình sinh ra, không được lựa chọn dáng vẻ bên ngoài của mình nhưng khả năng kì diệu của con người là có được quyền tự do chọn lựa một thái độ, một cách sống, một cách nhìn. Những vận động viên khuyết tật thể thao đã vượt qua mọi giới hạn của bản thân để khẳng định bản thân, chứng tỏ giá trị của mình, họ “tàn nhưng không phế”, vẫn đang miệt mài cống hiến những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Có người đã từng nói: “Nếu bạn không nhận được một điều kỳ diệu, hãy tự mình trở thành một điều kỳ diệu”. Chúng ta cần một tinh thần kiên cường, bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Bạn sẽ không thể biết được những khả năng tiềm ẩn của bản thân nếu bạn không tự bứt phá chính mọi giới hạn của chính mình. Không có giới hạn nhất định nào với khả năng của con người, đó chỉ là những miền đất chưa được khám phá nên đừng ngần ngại và vội vàng từ bỏ bản thân,
Câu 2: Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?
Trả lời:
Cuộc sống của chúng ta không phải là một con đường rải đầy hoa hồng và tràn ngập hạnh phúc. Cuộc sống được tạo nên từ những mảng màu sáng tối, có hạnh phúc thì sẽ có những khổ đau. Nỗi đau của người khác chúng ta không thể cảm nhận rõ bằng chính bản thân họ. Đó là thứ có thể nhấn chìm tâm hồn con người vào những hố sâu tuyệt vọng, cảm giác tựa như cây kim cắm sâu vào trái tim. Nhất là với những người khuyết tật, họ không chỉ trải qua nỗi đau về thể xác mà còn cả nỗi đau từ sâu thẳm tâm hồn là sự tự ti, mặc cảm, nỗi sợ cô đơn, bị kì thị, xa lánh. Chúng ta là những người may mắn hơn, có một cơ thể khỏe mạnh, bình thường, chúng ta cần sự sẻ chia, đồng cảm thay vì kì thị và phân biệt đối xử với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của người khác. Nếu bản thân chúng ta cũng có những nỗi đau và những khiếm khuyết, hãy học cách yêu và trân trọng nó, bởi trên thế gian này không có gì là hoàn hảo cả. Dù trong hoàn cảnh như nào cũng nên mạnh mẽ đối mặt, sống một cách tích cực, lạc quan và lan tỏa nó tới mọi người xung quanh. Khi đó, phải chăng mọi nỗi đau sẽ chấm dứt, thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn?
Câu 3: Kể tên những bài viết về Pa-ra-lim-pic hoặc về những vận động viên thể thao khuyết tật.
Trả lời:
- Paralympic Tokyo 2020 sẵn sàng trước ngày khai mạc.
- Những điều chưa biết về Paralympic 2020.
- Paralympic và những bài học vượt ra ngoài thể thao
- Airasia tặng vé máy bay miễn phí cho các vận động viên Asean đạt huy chương tại Paralympic.
- Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường tham dự Paralympic Tokyo 2020.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 11: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao.
Trả lời:
Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng khi chơi thể thao, cơ thể sẽ tiết ra các hormone tích cực như endorphine, serotonin và gia tăng sự dẫn truyền thần kinh. Điều này có tác dụng giúp con người thư giãn, giải tỏa những stress trong cuộc sống, trở nên yêu đời hơn. Điều này rất tốt đối với những người thường xuyên mất ngủ, việc tập luyện sẽ tiêu hao sức lực, tăng cường lưu thông máu lên não giúp có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Thường xuyên chơi thể thao, nhất là các môn thể thao có tính đồng đội hoặc quá trình tập luyện chung với nhau, chúng ta sẽ không cảm thấy cô đơn. Thường xuyên giao tiếp, trao đổi sẽ giúp những người bị mắc các chứng bệnh trầm cảm có cơ hội giãi bày, từ đó trở nên hòa đồng và gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Việc tập luyện thể thao cũng giúp chúng ta có cơ hội giao lưu, nói chuyện nhiều hơn với bạn bè. Khi sinh hoạt chung cùng một nhóm, cùng một đội tuyển trong một thời gian dài sẽ dễ bắt chuyện hơn so với những người xa lạ. Họ có những đề tài chung để mở đầu câu chuyện như môn thể thao yêu thích, chia sẻ bí quyết tập luyện rồi từ đó nói về cuộc sống xung quanh. Thể thao khiến con người mở lòng và dễ tiếp nhận đối phương hơn. Vậy nên nói lợi ích của việc chơi thể thao đó là giao lưu, kết bạn.
Câu 12: Nêu cảm nhận của em về câu chuyện một người khuyết tật nhưng có nghị lực phi thường mà em biết.
Trả lời:
Câu chuyện về người khuyết tật nhưng có nghị lực phi thường khiến cho cả nhân loại phải nể phục mà em ấn tượng nhất là Stephen Hawkings. Hawkings là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa vũ trụ về cơ học lượng tử. Hawking mắc một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên, khiến cho ông hầu như liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói. Thế nhưng điều đó không ngăn cản ông nghiên cứu và chia sẻ những khám phá khoa học của mình cho cả thế giới. Ông nhận nhiều vinh dự khác nhau, trong đó có Huân chương Tự do Tổng thống, Giải Wolf, là thành viên của Hội Nghệ thuật Hoàng gia và Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng. Hawking đảm nhiệm vị trí Giáo sư Toán học Lucas tại Đại học Cambridge từ năm 1979 đến năm 2009. Có thể nói ông là người khuyết tật thành công nhất trong lịch sử loài người.