Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 9: Bài ca ngất ngưởng

Bộ câu hỏi tự luận  Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Bài ca ngất ngưởng  . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học  Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

VĂN BẢN 1: BÀI CA NGẤT NGƯỠNG
(13 câu)

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về  tác giả Nguyễn Công Trứ và bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”.

Trả lời:

* Tác giả:

- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê ở xã Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Cuộc đời quan trường của ông nhiều lần thăng giáng, nhưng ở vị trí nào ông cũng giữ bản lĩnh cứng cỏi, nhiệt huyết với trọng trách, công việc được giao.

- Nguyễn Công Trứ là một tài năng lối lạc trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XIX, xuất thân là quan văn những đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, kiến trúc…

- Có tâm hồn và tầm nhìn rộng lớn, nổi tiếng là nhà Nho thanh liêm, thương dân, yêu nước.

- Ông sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm, hiện còn biết được trên 150 tác phẩm ở nhiều thể loại, có đóng góp đặc biệt quan trọng cho sự định hình của thể thơ hát nói.

- Thơ văn ông thể hiện rõ tài năng và nhân cách lớn: phong cách sống độc đáo, cốt cách tài tử, tâm hồn thanh cao, cá tính mạnh mẽ.

* Tác phẩm:

- Nguyên văn chữ Nôm “Bài ca ngất ngưởng” được chép ở Gia phả tập biên, được đánh giá là một tác phẩm thuộc loại xuất sắc nhất, đạt đến trình độ cổ điển, mẫu mực của thể hát nói.

- Tác phẩm được viết khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về quê, có thể coi là bài thơ tự thuật về cuộc đời phong phú và tự họa chân dung tinh thần độc đáo.

 

Câu 2: “Bài ca ngất ngưởng” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Bài thơ được làm theo thể ca trù.

 

Câu 3: Trong thời gian làm quan, NCT đã thể hiện thái độ “ngất ngưởng” của mình như thế nào?

Trả lời:

* Thể hiện qua cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân: 6 câu đầu. Trước hết ở ý thức trách nhiệm của ông trước cuộc đời và lòng kiêu hãnh tự tin về bản thân: Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Ông khẳng định mọi việc trong trời đất này đều thuộc trách nhiệm của ông. Lời nói đó cho thấy Nguyễn Công Trứ dám khẳng định ý nghĩa, vai trò của bản thân đối với đất nước.

Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

Đi chùa có gót tiên theo sau.

-> Chứng kiến cảnh ấy bụt cũng nực cười -> Là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch thậm chí lập dị với quan điểm của các nhà nho phong kiến. Đó là một cá tính nghệ sĩ, sống phóng túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo cách riêng của mình.

* Thể hiện qua quan niệm sống:

“ Được mất ... ngọn đông phong” -> Nguyễn Công Trứ không màng đến chuyện khen chê được mất của thế gian, sánh mình với bậc danh tướng, khẳng định lòng trung với vua, nhấn mạnh thái độ sống ngất ngưởng. Sống ung dung yêu đời vượt thế tục nhưng một lòng trung quân.

 “Khi ca… khi tùng” “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .

 “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục, sống không giống ai, sống ngất ngưởng

Câu 4: Tìm những câu thơ có những thú vui được nhà thơ nhắc đến trong “Bài ca ngất ngưởng”?

Trả lời:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nêu ý nghĩa của các từ “ngất ngưởng” trong văn cảnh sử dụng của bài “Bài ca ngất ngưởng”.

Trả lời:

Từ “ngất ngưởng” trong từng văn cảnh sử dụng:

  • Trước hết là tác giả ngất ngưởng trong thực hiện chức phận làm quan của mình. Có được phong cách ngạo nghễ như vậy là vì tác giả có tài năng thực sự, không chấp nhận luồn cúi để tiến thân.
  • Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng của Nguyễn Công Trứ.
  • Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.
  • Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái hơn người của Nguyễn Công Trứ là dám thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh, từ một viên tướng tay kiếm cung oanh liệt, có thể hiền lành như một kẻ tu hành, nhưng còn hơn người là việc đem cả gái hầu vào chốn chùa chiền.
  • Từ ngất ngưởng thứ tư cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
  • Từ ngất ngưởng cuối cùng chính là sự đánh giá của tác giả về con người mình. Hai điều quan trọng nhất với đấng nam nhi là kinh bang tế thế và đạo vua tôi. Điều đáng chú ý là ở bất kì vị trí nào, làm sao để cuộc sống có ý nghĩa nhất. Phải dung hòa được cả bổn phận, quyền lợi và hưởng thụ thì mới là kẻ ngất ngưởng nhất trên đời.

 

Câu 2: Trong bài “Bài ca ngất ngưởng”, vì sao Nguyễn Công Trứ lại tự cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Trả lời:

Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị đến ngất ngưởng. Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng. Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì". Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.

Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã cho thấy ông rất thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ hoàn toàn tự hào về những đóng góp cho xã hội, tự hào vì chính thái độ coi thường danh lợi, coi thường phú quý, công danh của mình.

 

Câu 3: Trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật của bài “Bài ca ngất ngưởng”.

Trả lời:

Đây là tác phẩm được viết theo thể loại hát nói, với lối tự thuật, có hình thức tự do, phóng khoáng, đặc biệt là tự do về vần, nhịp thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông dụng trong đời sống hàng ngày.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Dựa vào bài “Bài ca ngất ngưởng”, theo em vì sao Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng vẫn làm?

Trả lời:

Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.

Câu 2: Nêu cảm nhận của em về cái Ngông của Nguyễn Công Trứ thông qua “Bài ca ngất ngưởng”

Trả lời:

Cái Ngông của Nguyễn Công Trứ là cái tôi hơn đời, dám khẳng định tài năng và nhân cách của bản thân, đó còn là cái tôi cống hiến hết sức mình cho đất nước và cho cuộc đời.

 

Câu 3: Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu đạt của nhà thơ?

Trả lời:

- “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là mọi việc trong tời đất đều là phận sư của ông. Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình với dân với nước. Đây là tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là hành động. Đã làm trai thì phải "đầu đội trời, chân đạp đất" làm việc gì có ích cho dân cho nước và điều này là một quan niệm đạo đức của các nhà nho mà Nguyễn Công Trứ đã từng nói: "Khắp trời đất dọc ngang, ngang dọc" / " Nợ tang bồng vay trả, trả vay"

- Cách biểu đạt của nhà thơ: ông đã nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình: thủ khoa, tổng đốc, có tài quân sự -> tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài -> Đây cũng là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, thái độ sống tài tử của một người có khả năng xuất chúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 11: Trong “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ sống theo ý thích của mình, không ràng buộc, vậy chúng ta có thể rút ra được những bài học nào cho bản thân?

Trả lời:

Nguyễn Công Trứ thể hiện quan điểm và lối sống không ràng buộc, phóng khoáng, tự do, theo ý thích của bản thân. Ông chọn cho mình một lối sống thỏa chí, coi trọng hiện tại, hiện thế và biết thưởng thức những thú vui có trong cuộc đời như thú hát cô đầu, uống rượu,… Thế nhưng, trong Nguyễn Công Trứ vẫn luôn nhất quán ở một điểm chính là tinh thần nhập thế và luôn tâm niệm “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”, vẫn luôn sống có trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc. Từ đó, chúng ta rút ra được rất nhiều bài học có giá trị, sâu sắc. Trước hết, mỗi người cần ý thức được vai trò, vị trí của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cần có sự ý thức rõ ràng về tài năng của chính mình. Thêm vào đó, phải có một quan niệm sống, lí tưởng sống đúng đắn, phải biết vượt ra khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt để sống một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đặc biệt, không được sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê của mình mà quên đi những người xung quanh.

 

Câu 12: Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Trả lời:

- Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự của mình trong những sáng tác bằng thể hát nói.

- So với thể thơ Đường luật gò bó, chật chội và tuân thủ chặt chẽ về niêm luật. hát nói phóng khoáng và tự do hơn, giãi bày những tâm sự của nhân vật trữ tình. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…  

- Tính chất tự do đó có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà thơ thể hiện khao khát tự do, khẳng định chính mình, cởi trói khỏi những ràng buộc của xã hội.

 

Câu 13: Có ý kiến cho rằng “Chất ngông của Nguyễn Công Trứ vừa là chất ngông của nhà thơ hành đạo, vừa là chất ngông của một nhà thơ hành lạc”. Bằng hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông, anh/chị hãy chứng minh ý kiến trên.

Trả lời:

Có thể dựa vào những ý sau đây:

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, tác giả Nguyễn Công Trứ là một trong những cây bút sáng giá trên thi đàn văn học, những tác phẩm của ông đã để lại trong lòng độc giả những dấu ấn không thể phai nhòa. Ông có bản tính phóng túng mạnh mẽ, có triết lý sống ngoài khuôn khổ nhưng lại bị gò bó mình trong tư tưởng Nho giáo. Đây cũng chính là điểm mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, cá nhân nổi bật át hẳn con người ép mình sống theo khuôn khổ được xác định bằng tài, cái tài mà ông định “giắt lưng để giành tháng ngày chơi”. Đó chính là vật bảo chứng cho một cuộc sống có thú, thích chí, nghĩa là cuộc sống của mình, cho mình. Đến với thơ ông, có lẽ chúng ta không thể nào quê được chất “ngông” góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ trên văn đàn dân tộc.

Trong từ điển tiếng Việt, chất “ngông” theo cách hiểu đơn giản nhất là “tỏ ra bất cần đến sự khen chê cuả người đời”. Xét đến “ngông” là sự khẳng định một cá tính đặc biệt, con người được sống thật với chính mình, không trộn lẫn với người khác, dù người khác có chi phối đến bản thân mình.

* Chất ngông của một nhà thơ hành đạo

Chữ “hành đạo” theo quan niệm Nho giáo là sự ra giúp đời, làm bổ phận với nước, với dân. Triết thuyết “hành đạo” được thể hiện rõ nét trong thơ Nguyễn Công Trứ được bao trùm bởi một ý niệm khác mà ông gọi bằng những chữ: “chí khí anh hùng”, “chí khí nam nhi”, “nợ tang bồng”, “nợ nam nhi”. Là một trí thức thành danh, là một nhà Nho được đào tạo bài bản, được hấp thụ một nền học thuyết Nho giáo chính thống, thế nhưng ông không bị ràng buộc bởi những qui định hà khắc của thứ lễ giáo ấy, mà trái lại trong thơ văn, nhất là mảng thơ Nôm thể hiện rất rõ hình ảnh con người nhà thơ, con người tài tử, có phong cách sống tùy hứng. Cái cốt cách tài tử khác người của Nguyễn Công Trứ thể hiện ở chí hướng muốn lập công danh, thực hiện lí tưởng người anh hùng. Ông là người có cá tính mạnh mẽ, không chịu sống bình lặng trong khuôn phép của đạo lí phong kiến mà luôn vươn tới khẳng định bản ngã, vượt lên thế tục, ngông nghênh giữa cuộc đời. Với ông, kẻ sĩ đi thi phải có danh, danh trước hết là đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng quý giá, được vinh qui bái tổ “võng anh đi trước võng nàng theo sau”. Hơn ai hết, Nguyễn Công Trứ là người ý thức rất rõ về bổn phận của kẻ sĩ, trong “Bài ca ngất ngưởng”, ông viết:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”

Với những lời tuyên bố ấy, ông đã khẳng định sự tồn tại, vị trí quan trọng của chính mình trong cõi trời đất. Nguyễn Công Trứ luôn có ý thức “cậy tài”, “khoe tài” bởi tài là một giá trị nhân bản cao quý. Ông làm vậy để thêm tự tin, thêm quyết tâm vươn tới trong hành động vì mình và cũng vì cuộc đời, không ai cậy tài, khoe tay và ngây ngất với tài tình như Nguyễn Công Trứ.

Trung thành với chế độ phong kiến bao nhiêu thì Nguyễn Công Trứ lại muốn đi ngược lại những lễ giáo phong kiến bấy nhiêu. Ông là nhà Nho hành đạo, suốt đời theo đuổi lí tưởng làm người anh hùng với khát vọng kinh bang tế thế, nhưng đằng sau đó lại là cái tôi tài tử ngông ngạo sống ngoài vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến bó buộc.

* Chất ngông của một nhà thơ tài tử hành lạc

Ngoài khát vọng công danh, khẳng định bản ngã cái tôi, Nguyễn Công Trứ còn chủ trương hưởng lạc. Thơ ông không chỉ mang chất ngông trong hành đạo mà còn mang chất ngông trong hành lạc. Việc khẳng định nhu cầu hưởng thụ của con người, nâng nó lên thành một triết lí sống, có sức thu phục nhân dân thì không mấy ai làm được như Nguyễn Công Trứ.

Nếu công danh là cách tự khẳng định cá nhân trong bất hủ với vô hạn thời gian thì hưởng lạc là việc tự khẳng định mình trong thời gian hữu hạn của đời người. Nguyễn Công Trứ khi nói đến đời người, ông thường không dùng chữ “trăm năm” mà là “ba vạn sáu nghìn ngày” là rất thâm thúy, sự hưởng lạc phải tính từng ngày.

Lối sống hưởng thụ là một sự đối lập với xã hội phong kiến còn nhiều chế định khắt khe, không chỉ là chơi ngông với cầm kì thi tửu mà còn có cả giai nhân. Cũng phải có tài mới dám vượt lên thói thường để chơi ngông, chơi ngông trong môi trường hưởng thụ, không chỉ đề khoe tài mà còn để tìm tự do:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

(Bài ca ngất ngưởng)

Nguyễn Công Trứu sống theo ý thích của mình, dù có khác người, trái đời cũng bất chấp thế luận, lúc cưỡi bò vàng ngất ngưởng rong chơi, ông đeo mo cau vào đuôi bò với dụng ý rất ngông: che miệng thế gian. Lúc đến chốn thâm nghiêm như chùa chiền, miếu mạo, ông vẫn đem theo “đúng đỉnh một đôi dì”, lúc nghe hát ả đào ông say say, tỉnh tình lắc lư theo nhịp trống phách. Nhà thơ sống hết mình, ngông nghênh, ngất ngưởng giữa cuộc đời không quan tâm đến phú quí hay bần hàn, được mất hay khen chê:

“Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong”

(Bài ca ngất ngưởng)

Triết lí hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ, xét về cốt lõi đồng nghĩa với một triết lý nhân sinh sâu rộng hơn đã nảy sinh và tồn tại hàng ngàn năm ở phương Đông đó là “an lạc”, con người hưởng lạc tức là đạt được mục đích sống.

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 1: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay